Bệnh Nha Chu Và Phương Pháp điều Trị

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Bệnh nha chu và phương pháp điều trị 01:45 PM 11/11/2016 Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng. Theo điều tra dịch tễ học của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, có tới 60% dân số ở độ tuổi 35-45 mắc bệnh nha chu. Trẻ em đôi khi cũng mắc bệnh này với triệu chứng cao răng, viêm lợi. Nguyên nhân gây bệnh: - Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính của bệnh. Nếu không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh: • Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng không tốt. • Giảm sức đề kháng cơ thể, phụ nữ có thai. • Hút thuốc lá. • Các bệnh toàn thân như tiểu đường, HIV/AIDS, nhiễm trùng nhiễm độc… Các triệu chứng của bệnh: • Chảy máu khi chải răng • Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu • Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng. • Hơi thở hôi • Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra • Răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai. Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.

Cách phòng bệnh nha chu • Điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe lợi. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch cao răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được. • Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. cũng như chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp bệnh nhân bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu. Phương pháp điều trị bệnh nha chu a. Điều trị khẩn cấp • Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. • Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng. b. Điều trị không phẫu thuật - Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật. - Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được). - Cố định răng (nếu răng lung lay). - Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết). - Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng - Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm. c. Điều trị phẫu thuật • Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng. Thường có các loại sau: • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng. • Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại. • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng. d. Điều trị duy trì - Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển. BS. Lưu Hà Thanh Khoa Răng - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Nhổ Răng Bị Viêm Nha Chu