Bệnh Nhân Bị Sốt: Nên điều Trị Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
8 giờ trước Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Bệnh nhân bị sốt: Nên điều trị như thế nào? 09:11 AM 23/06/2016 Hiện nay đang là mùa hè nắng nóng, cũng là thời điểm mà nhiều dịch bệnh bùng phát. Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, đặc biệt là sốt do nhiễm vi rút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương từ vùng nông thôn đến thành phố. Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Thân nhiệt của người bị sốt: Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm. Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine… Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau: - Rét run, gai lạnh. - Khát nước. - Da đỏ, nóng, ẩm. - Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng. - Co giật Khi bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu: Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm… Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt >= 39 độ C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ. Khi nào cần đưa người bệnh bị sốt đến bệnh viện Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi: - Bệnh nhân sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp. - Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C. - Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu…. - Bệnh nhân sốt trên 2 ngày. Cách xử trí khi người bệnh bị sốt Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt: - Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh. - Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực. - Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần. Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp. - Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn. - Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng. - Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,… BS CKII. Nguyễn Thị Hải Yến Khoa Quốc tế - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Hạ Sốt Và Cách điều Trị
-
Cách Hạ Sốt Nhanh Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả | Vinmec
-
Các Cách Giảm đau Hạ Sốt Nhanh An Toàn Cho Người Lớn - Hapacol
-
Cách Hạ Sốt Nhanh Và An Toàn Cho Người Lớn | Hapacol
-
Top 10 Cách Hạ Sốt Nhanh Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
-
Cách Hạ Sốt Nhanh Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả Và Lưu ý Một Số Sai Lầm
-
Mách Mẹ Cách Hạ Sốt Nhanh Nhất Cho Trẻ Ngay Tại Nhà | Medlatec
-
Cách An Toàn để điều Trị Sốt
-
F0 điều Trị Tại Nhà Cần Biết Hướng Dẫn Dùng Thuốc Hạ Sốt Của Bộ Y Tế
-
Top 6 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Người Lớn Mà Bạn Cần Biết - Docosan
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt? 6 Cách Hạ Sốt Tại Nhà Trong Mùa Dịch Covid-19
-
Các Bước Hiệu Quả để Giảm Sốt Nhanh Tại Nhà
-
Trẻ Sốt Cao Bất Thường: Hướng Dẫn Hạ Sốt An Toàn Cho Trẻ Tại Nhà
-
Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Paracetamol An Toàn Cho Trẻ
-
F0 điều Trị Tại Nhà Cần Biết Hướng Dẫn Dùng Thuốc Hạ Sốt Của Bộ Y Tế