Bệnh Nhân được Chỉ định Chụp CT Sọ Não Khi Nào? | TCI Hospital
Chụp CT sọ não có thể cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ nét các cấu trúc hình thái cũng như những bất thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não khi gặp các tổn thương sọ não như: u não, teo não, máu tụ, áp xe… Vậy đối tượng nào được bác sĩ chỉ định chụp, đối tượng nào chống chỉ định, cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin này qua bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
- 1. Một số kỹ thuật trong chụp CT sọ não
- 1.1 Chỉ định chụp CT sọ não song song với đường hốc mắt
- 1.2 Chỉ định chụp CT sọ não theo hướng cắt mặt phẳng trán
- 1.3 Chụp theo hướng cắt phải chếch với đường lỗ tai góc 20-25 độ
- 2. Chụp CT sọ não có ưu, nhược điểm gì?
- 2.1 Ưu điểm của kỹ thuật chụp CT sọ não
- 2.2 Nhược điểm của chụp CT sọ não
- 3. Bệnh nhân được chỉ định chụp CT khi nào?
- 4. Đối tượng nào chống chỉ định kỹ thuật chụp CT sọ não?
- – Phụ nữ có thai và cho con bú
- – Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch
- – Bệnh nhân suy thận
1. Một số kỹ thuật trong chụp CT sọ não
Sọ não là một trong những cơ quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể con người, chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và các thành phần mô não khác. Chính vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra ra các bệnh lý vùng sọ nào cũng gặp nhiều khó khăn. Chụp CT sọ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được coi là hiệu quả và được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh nhân.
Cụ thể như chụp CT sọ não đang được áp dụng nhiều kỹ thuật chụp khác nhau tùy vào mục đích thăm dò, đánh giá các khu vực sọ não, bao gồm:
1.1 Chỉ định chụp CT sọ não song song với đường hốc mắt
Kỹ thuật này thể hiện rõ các khu vực tiểu não, hai bán cầu đại não cùng hệ thống các não thất ở não bộ. Trong một số trường hợp xem xét bệnh lý ống tai trong, bác sĩ sẽ cần chụp cắt lớp đi qua khu vực xương đá.
1.2 Chỉ định chụp CT sọ não theo hướng cắt mặt phẳng trán
Khi sử dụng kỹ thuật này, người bệnh cần thực hiện một số thao tác như nằm ngửa, ưỡn cổ ra sau ngửa tối đa theo tư thế Hirtz hoặc nằm sấp để chụp theo mặt phẳng trán, cằm. Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát chi tiết được hệ thống hố yên, xoang mặt, xoang sàn và xoang bướm.
1.3 Chụp theo hướng cắt phải chếch với đường lỗ tai góc 20-25 độ
Sử dụng kỹ thuật chụp theo hướng cắt phải cho thấy rõ khu vực nhãn cầu và dây thần kinh số 2. Ngoài ra, nếu bệnh nhân cần đánh giá tình trạng rạn vỡ xương sọ, lún xương sọ hay u xương sọ cần chụp mở cửa sổ xương để đánh giá.
2. Chụp CT sọ não có ưu, nhược điểm gì?
2.1 Ưu điểm của kỹ thuật chụp CT sọ não
– Thời gian chụp nhanh chóng, phù hợp để đánh giá các tình trạng bệnh nhân cấp cứu như chấn thương sọ não hay đột quỵ cấp.
– Hình ảnh chụp thu được chi tiết, rõ nét và có độ phân giải cao
– Chụp CT sọ não có sử dụng tiêm thuốc cản quang giúp tầm soát nguy cơ đột quỵ cấp, phình mạch máu và dị dạng mạch máu não ở người bệnh.
– Kỹ thuật chụp CT sọ não có thể thay thế cho phương pháp chẩn đoán chụp MRI sọ não nếu bệnh nhân có chống chỉ định với MRI.
2.2 Nhược điểm của chụp CT sọ não
– Phương pháp chụp CT sọ não sử dụng tia X có lượng bức xạ nên nhiều người có cảm giác lo ngại nhiễm chất phóng xạ vào cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện, vì các máy chụp CT hiện đại đã trang bị thêm các bộ lọc tia phóng xạ và liều tia tối thiểu đều nằm trong giới hạn cho phép. Các bác sĩ tại Thu Cúc TCI hiện đang ứng dụng phương pháp chụp CT liều thấp (giảm liều) giúp giảm chất phóng xạ cho bệnh nhân mà vẫn đảm báo cho kết quả chẩn đoán được chính xác.
– Hạn chế trong một số trường hợp cần đánh giá bản chất tổn thương vùng trong não như u, viêm, áp xe… hay tổn thương nhỏ khó nhận diện, đậm độ mô bình thường khó phân biệt. Khi đó cần can thiệp chỉ định chụp MRI sọ não nếu CT chưa xác định được tình trạng tổn thương.
– Kỹ thuật chụp CT sọ não đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Đối với các đối tượng trẻ quá nhỏ hay bệnh nhân đang trong trạng thái kích động, co giật, khó hợp tác, các bác sĩ có thể phối hợp thêm thuốc an thần để hỗ trợ trong quá trình chụp thuận lợi và an toàn cho người bệnh.
– Thuốc cản quang trong một vài trường hợp ít gặp có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như: đau đầu, buồn nôn, nôn, phù mạch… Một số phản ứng rất hiếm gặp như tụt huyết áp, sốc thuốc.
3. Bệnh nhân được chỉ định chụp CT khi nào?
Không phải tất cả các trường hợp gặp bất thường ở khu vực sọ não cũng đều được bác sĩ chỉ định kỹ thuật chụp CT sọ não. Kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong các trường hợp cần chẩn đoán, đánh giá và phát hiện các vấn đề sau:
– Chấn thương sọ não: Nhằm đánh giá vị trí, ảnh hưởng và mức độ tổn thương sọ não
– Xuất hiện tràn khí não, dị vật kim khí, máu tụ nội sọ (giúp đánh giá phù nề mô não kèm theo do tình trạng dập não)
– Đánh giá tình trạng vỡ, rạn tại xương sọ não
– Viêm não, viêm màng não
– Tai biến mạch máu não
– Phát hiện áp xe não: xác định vị trí, kích thước và đánh giá ảnh hưởng của ổ áp xe.-
– Hẹp sọ
– Teo não
– Não úng thủy
– Nghi ngờ có khối u não ở vùng đầu, mặt
– U não nguyên căn hoặc bệnh u ung thư di căn
– Phát hiện các dấu hiệu liên quan tới bệnh lý xuất huyết não, nhồi máu não.
– Nghi ngờ mắc hội chứng u dây thần kinh số VIII và góc cầu tiểu não.
4. Đối tượng nào chống chỉ định kỹ thuật chụp CT sọ não?
– Phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với trường hợp bệnh nhân đang có thai, đặc biệt trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu không nên thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não. Do ở thời kỳ này, các tế bào thai chưa thành thục nên rất nhạy cảm với tia X, nếu tiếp xúc trực tiếp với tia X có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây dị tật thai nhi.
– Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch
Khi gặp tình trạng dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc cản quang đường tĩnh mạch, hay các loại thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản…, bệnh nhân đều phải thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh dùng hàng ngày.
– Bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy nhận là đối tượng có mức lọc cầu thận thấp dưới ngưỡng cho phép cần hạn chế chụp CT có cản quang đường tĩnh mạch. Trong trường hợp buộc phải tiêm thuốc, bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo ngay sau khi thực hiện tiêm thuốc cản quang.
Hiện nay, chụp CT sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến được áp dụng trong việc khám chữa bệnh lâm sàng tại các chuyên khoa thần kinh sọ não. Đặc biệt kỹ thuật này có hiệu quả trong việc phát hiện ra các bệnh lý có khối u, chảy máu não, thiếu máu não, phù não, khối máu tụ dập…
Từ khóa » Ct Sọ Nao
-
Chụp CT Sọ Não: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Chụp CT Sọ Não - Kỹ Thuật Hiện đại Phát Hiện Nhanh, Chính Xác Bất ...
-
CT Chấn Thương Sọ Não - SlideShare
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT) - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Hướng Dẫn đọc Phim Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Chụp CT Sọ Não: Ưu, Nhược điểm Và Cách Tiến Hành | TCI Hospital
-
Chụp CT đầu: Những điều Bạn Cần Biết Về CT Sọ Não
-
Phân Tích Hình ảnh CT Scan Não Trong đột Qụy Thiếu Máu Não Cấp
-
ĐỌC PHIM CT CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO | Bs. Trần Quý Tường
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT) Sọ Não
-
[PDF] CHỤP CLVT SỌ NÃO KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG
-
CT Scan Não Trong đột Qụy Thiếu Máu Não Cấp | BvNTP
-
[PDF] DIỄN GIẢI HÌNH ẢNH CT SCAN ĐẦU Người Dịch