Bệnh Nhiễm Trùng (do Vi Khuẩn Và Virus) Là Gì? - Pacific Cross Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Hội chứng nhiễm trùng là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn/ nhiễm trùng là gì?
- Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
- Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
- Điều trị nhiễm trùng
- Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
This post is also available in: English
Vi khuẩn và virus đều là những vi sinh vật gây bệnh mà mắt thường không nhận biết được, dẫn đến việc nhiễm trùng cho cơ thể. Tuy đường lây nhiễm giữa vi khuẩn và virus tương tự nhau, triệu chứng bệnh nhiều khi cũng rất khó phân biệt nhưng do khác biệt về cấu tạo của hai loại vi sinh này nên cách điều trị của hai loại nhiễm trùng này hoàn toàn khác nhau.
Hội chứng nhiễm trùng là gì?
Nhiễm trùng là tình trạng tấn công và tăng rất nhanh của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng vốn thường không tồn tại ở trong cơ thể.
Nhiễm trùng có thể xảy ra tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được coi là nhiễm trùng, ví dụ như vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột.
Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những đường giống nhau, nhưng đây cũng là điểm tương đồng duy nhất giữa vi khuẩn và virus.
Việc phân biệt giữa vi khuẩn và virus rất quan trọng cho cả chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Vi khuẩn là một thể duy nhất, nhưng chúng là tế bào rất phức tạp và có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể;
- Hầu hết các vi khuẩn không có hại. Trên thực tế, có nhiều vi khuẩn thường trú trên da và trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn;
- Virus nhỏ hơn và có cấu tạo không phải là tế bào. Không giống như vi khuẩn, chúng cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên. Virus gây nhiễm trùng bằng cách nhập và nhân bên trong các tế bào khỏe mạnh của vật chủ.
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn/ nhiễm trùng là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không giống nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng khác, hầu hết trong số đó là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau và bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus có nhiều điểm chung. Chúng cũng có thể lây lan bằng cách tương tự nhau:
- Ho và hắt hơi;
- Tiếp xúc với người bị nhiễm, đặc biệt là thông qua hôn và quan hệ tình dục;
- Tiếp xúc với các bề mặt, thực phẩm và nước bị ô nhiễm;
- Tiếp xúc với sinh vật bị nhiễm bệnh, bao gồm cả vật nuôi và các loài côn trùng như bọ chét và ve.
Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng (vi khuẩn và virus), chẳng hạn như:
- Người bị cảm lạnh có thể lây nhiễm qua ho và/hoặc hắt hơi;
- Vi khuẩn hoặc virus có thể được truyền thông qua việc chạm hoặc bắt tay với một người khác;
- Chạm tay vào thực phẩm bẩn cũng sẽ cho phép virus hoặc vi khuẩn lây lan vào ruột;
- Dịch cơ thể như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và làm lan truyền bệnh qua nhiều đường khác nhau, ví dụ như tiêm hoặc quan hệ tình dục. Trường hợp nhiễm virus phổ biến và nặng nhất là viêm gan a và AIDS.
Điều trị nhiễm trùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Ngoại trừ bệnh cảm lạnh không phải là một căn bệnh đe dọa tính mạng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghĩ rằng mình đang nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Trong một số trường hợp, rất khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhiễm trùng bởi vì nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, bác sĩ thường có thể xác định nguyên nhân qua bệnh sử và khám thực thể.
Đôi khi, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán hoặc xét nghiệm cấu trúc của mô để xác định vi khuẩn hoặc virus. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh – một loại thuốc có khả năng diệt vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng nhân lên. Tuy nhiên, vì tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng, các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus có thể bao gồm:
- Kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như dùng mật ong khi ho và các chất lỏng ấm như súp gà để bù nước;
- Dùng paracetamol để giảm sốt;
- Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus, chẳng hạn như thuốc chữa HIV/AIDS và các vết loét lạnh;
- Ngăn ngừa nhiễm trùng từ ban đầu, chẳng hạn như tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cúm và viêm gan.
Bạn cần ghi nhớ rằng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau đây:
- Rửa tay kỹ (một trong những cách tốt nhất để tránh cảm lạnh);
- Bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, do vậy bạn tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó;
- Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt;
- Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng và chuẩn bị trên các thớt khác nhau;
- Thịt nên được chế biến sạch sẽ;
- Hãy nhớ rằng thức ăn có chứa những sinh vật vô hình không nhất thiết sẽ có mùi khó chịu;
- Một số sinh vật chết khi thức ăn đã được nấu chín, nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa;
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
Nhiễm trùng là loại bệnh điều trị bằng kháng sinh. Để ngăn ngừa tình trạng gia tăng của các chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có toa chỉ định của bác sĩ và khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định. Còn đối với các bệnh truyền nhiễm do virus, phòng bệnh là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
Hiện tại, có nhiều bệnh gây ra do virus có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin như viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản,… Hãy liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin về các bệnh có thể tiêm ngừa cũng như chủng ngừa đầy đủ cho bản thân và gia đình bạn.
Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình thông qua việc thăm khám, điều trị và sở hữu loại bảo hiểm sức khỏe phù hợp với nhu cầu.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- Tràn dịch màng phổi là bệnh gì?
- Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát là gì?
- Bảo hiểm sức khỏe và những điều bạn cần biết
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthdirect.gov.au/bacterial-vs-viral-infection
- http://www.webmd.com/a-to-z-guides/bacterial-and-viral-infections#2
- http://www.netdoctor.co.uk/conditions/infections/a5560/viruses-and-bacteria/
Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Sốt Nhiễm Khuẩn
-
Sốt Nhiễm Khuẩn: Cảnh Báo Tình Trạng Mắc Bệnh ở Trẻ Hậu ... - Bộ Y Tế
-
Các Nguyên Nhân Có Thể Gây Sốt Kéo Dài | Vinmec
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Vì Sao Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Góc Cảnh Báo: Mức độ Nguy Hiểm Của Sốt Nhiễm Khuẩn đối Với Trẻ Em
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sốt Không Rõ Nguồn Gốc (FUO) - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Sốt Kéo Dài Chưa Rõ Nguyên Nhân - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốt Nhiễm Khuẩn: Cảnh Báo Tình Trạng ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những Nguyên Nhân Gây Sốt - VnExpress Sức Khỏe
-
Các Nguyên Nhân Gây Sốt - Tuổi Trẻ Online
-
Phác đồ điều Trị Sốt Kéo Dài - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Nhiễm Trùng Phổi Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân & điều Trị • Hello ...
-
Bệnh Thương Hàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CẤY MÁU