Bệnh Nhiễm Trùng Máu (nhiễm Khuẩn Huyết) ở Trẻ Em - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Sự hiện diện của vi khuẩn huyết ẩn trong máu gây nên bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Bệnh nguy hiểm này không có triệu chứng rõ ràng mà bé chỉ bị sốt.
Việc chẩn đoán nhiễm trùng huyết dựa vào cấy máu và loại trừ các nhiễm trùng cục bộ. Để điều trị, kháng sinh là ưu tiên hàng đầu dựa trên kết quả cấy máu.
Triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em
Bạn có thể nhận thấy một vài triệu chứng sau:
- Thường gặp nhất là bé sốt cao từ 39oC hoặc hơn;
- Một số triệu chứng khác như ho, thở nông, mệt mỏi, xuất hiện các vết đỏ hay xanh trên da… không phải là nhiễm vi khuẩn huyết ẩn. Lý do là vì những triệu chứng đó đã giúp xác định loại vi khuẩn đặc biệt xâm nhập cơ thể bé.
Chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết
Bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật sau đây:
- Cấy máu;
- Cấy nước tiểu và phân tích nước tiểu;
- Đôi khi có những xét nghiệm máu hay phân hoặc chọc dò tủy sống.
Bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác bé bị sốt có nhiễm vi khuẩn huyết ẩn hay không, để chắc chắn thì cần xác định bằng cách nuôi cấy máu. Vi khuẩn thường quá ít hay quá nhỏ, không thể dễ dàng thấy được nên bác sĩ sẽ gửi mẫu máu của bé đến phòng thí nghiệm để có kết quả chuẩn xác nhất.
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở bất kỳ độ tuổi nào bị sốt và xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng, bất kể đã có tiêm chủng hay không thì đều làm xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu và dịch não tủy. Bác sĩ sẽ lấy dịch não tủy bằng phương pháp chọc dò tủy sống (rút một mẫu dịch tủy sống bằng một cây kim nhỏ). Tất cả các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Nếu có bệnh, bác sĩ sẽ cho bé nhập viện và dùng kháng sinh điều trị. Với những bé khó thở thì phải chụp X-quang ngực để chẩn đoán dấu hiệu của bệnh.
Ngoài ra, tùy từng độ tuổi mà các bé sẽ làm các xét nghiệm máu và xét nghiệm khác nhằm phát hiện nhanh virus. Đối với các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc tăm bông để lấy mẫu từ họng hay mũi. Kết quả thường có trong vòng vài giờ.
Điều trị bệnh
Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
- Trước khi biết kết quả cấy máu ra sao, thỉnh thoảng bác sĩ vẫn cho trẻ bị sốt, trẻ xuất hiện bệnh nặng và trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng máu dùng thuốc kháng sinh. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh dạng tiêm như ceftriaxone;
- Với những bé có kết quả nuôi cấy dương tính nhưng không bị bệnh nặng sẽ được tiêm kháng sinh theo phác đồ. Trẻ em có kết quả cấy dương tính và có dấu hiệu bệnh nặng được đưa vào khoa hồi sức cấp cứu và dùng kháng sinh bằng tĩnh mạch;
- Trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi có thể dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen khi bé cảm thấy khó chịu. Những loại thuốc này có thể làm cho bé cảm thấy tốt hơn bằng cách làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chứng vi khuẩn huyết ẩn cho các bậc phụ huynh.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Chẩn đoán Nhiễm Trùng Huyết Trẻ Em
-
Bệnh Nhiễm Khuẩn Huyết ở Trẻ ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Nhiễm Trùng Huyết ở Trẻ - Vinmec
-
Vãng Khuẩn Huyết ẩn Và Sốt Không Rõ Căn Nguyên ở Trẻ Nhũ Nhi Và ...
-
Nhiễm Trùng ở Trẻ Sơ Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phác đồ điều Trị Sốc Nhiễm Trùng ở Trẻ Em
-
Nhiễm Trùng Huyết Trẻ Em Và Tiến Bộ Trong Xét Nghiệm Chẩn đoán
-
Nhiễm Trùng Máu Sơ Sinh - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Chương III: BỆNH NHIỄM TRÙNG - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Nhiễm Trùng Máu ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Nguy Hiểm Thế Nào? - VNVC
-
Nhiễm Trùng Máu (nhiễm Khuẩn Huyết): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu ...
-
Nhiễm Trùng Huyết ở Trẻ Em: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Những điều Cần Biết Về Nhiễm Trùng Huyết ở Trẻ Sơ Sinh | BvNTP
-
Nhiễm Khuẩn Huyết: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa - Dieutri.Vn
-
Nhiễm Khuẩn Huyết (nhiễm Trùng Huyết) Là Gì