Bệnh Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng - lở miệng là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.Bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên, rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi. Phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.Nhiệt miệng là bệnh lành tính, vết lở tự lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành là một quá trình khá khó khăn, có thể gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em.
Bệnh nhiệt miệng là một loại bệnh viêm loét niêm mạc miệng
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng
Theo các nghiên cứu y khoa, cùng với thực tế thì có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng khác nhau như:- Do đánh răng quá mạnh, bàn chải chà vào vùng nướu và niêm mạc ở miệng.- Ăn quá nhiều thứ có tính axit, hay các thực phẩm nóng như: socola, café, pho mai…
Cà phê là một trong những tác nhân gây nhiệt miệng
- Do một loại vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của bạn.- Do các bệnh khác gây ra như: sâu răng, viêm quanh răng…
Nhiệt miệng do các bệnh khác gây ra như sâu răng gây ra
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.- Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Stress căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng có nhiều thể khác nhau, nhưng triệu chứng bắt đầu thường từ sự xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước. Khi vỡ, chúng để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 đến 10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Bệnh nhiệt miệng khi có triệu chứng trong đó có nhiều vết lở trong má, môi, lợi…
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi.Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét trong miệng, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, ở trẻ nhỏ có thể sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn.
Khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, ở trẻ nhỏ có thể sốt cao
Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees.
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees
Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
Vệ sinh răng miệng tốt để phòng tránh bệnh nhiệt miệng
Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Bệnh nhiệt miệng nếu để kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến cơ thể. Tuy nhiên, trước đó sẽ gây ra những sự khó chịu và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh. Vì vậy cần có cách phòng tránh và có chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý và đúng cách.
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Từ khóa » Khóa Miệng Là Gì
-
Bịt Miệng - Wiktionary Tiếng Việt
-
'khoá Miệng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Khóa Mồm Khóa Miệng Là Gì? định Nghĩa
-
Khô Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Vinmec
-
Khóa Vòng Miệng Là Gì? Mua Hãng Nào Tốt Nhất - Daktra
-
Tại Sao Bạn Bị Khô Miệng Vào Ban đêm? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Miệng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nha Khoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
HÔI MIỆNG LÀ GÌ? 5 NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG PHỔ BIẾN
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Khô Miệng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương