Bệnh Nhược Thị Có Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Và Cách điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Nhược thị là bệnh gì?
Nhược thị (còn gọi là mắt lười) là tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt.
Nhược thị có mấy loại?
Có hai loại nhược thị:
- Nhược thị chức năng: thị lực có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng.
- Nhược thị thực thể: mắt không thể phục hồi về bình thường được.
Nhược thị ở trẻ em
Trong quá trình phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ em dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, việc phát triển thị giác của hai mắt bị cản trở hoặc sự tương tác giữa hai mắt có dấu hiệu bất thường vì nguyên nhân nào đó sẽ làm gián đoạn việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác, có thể gây nhược thị. Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, khi đó, mọi điều trị thường kém hiệu quả. Do đó cần phải kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm trẻ bị nhược thị nhằm có biện pháp điều trị kịp thời vì bệnh thường biểu hiện một bên mắt nên trẻ nhỏ và cha mẹ khó nhận biết nếu không chú ý.
Nhược thị ở người lớn
Người lớn bị nhược thị có thể xuất phát từ những vấn đề mắt khác như tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị), đục thủy tinh thể, loạn dưỡng võng mạc.
Nguyên nhân gây ra nhược thị là gì?
Nhược thị hay mắt lười là tình trạng thị lực ở một hoặc hai mắt phát triển bất thường trong thời kỳ đầu đời của trẻ, làm thay đổi các đường dẫn thần kinh giữa một lớp mô mỏng ở phía sau của mắt và não hay còn gọi là võng mạc. Mắt yếu hơn dẫn đến việc nhận được ít tín hiệu thị giác hơn. Cuối cùng, khả năng vận động cùng nhau của hai mắt giảm, não bộ ngăn chặn hoặc bỏ qua thông tin đầu vào từ mắt yếu hơn.
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Mất cân bằng cơ (Nhược thị lác). Nguyên nhân phổ biến nhất của nhược thị là sự mất cân bằng trong các cơ vận nhãn. Sự mất cân bằng này có thể làm cho một bên mắt đi vào trong hoặc quay ra ngoài, ngăn cản việc cùng vận động của hai mắt.
- Sự khác biệt về độ sắc nét của thị lực giữa hai mắt (Nhược thị khúc xạ). Nguyên nhân thường là do viễn thị nhưng đôi khi do cận thị hoặc loạn thị làm đường cong bề mặt mắt không đồng đều, dẫn đến bệnh nhược thị.
- Mờ mắt. Một số trẻ khi sinh ra đã bị đục thủy tinh thể, điều này có thể khiến thị lực không phát triển bình thường ở mắt đó.
- Sụp mí mắt. Mí mắt bị sụp có thể cản trở tầm nhìn ở mắt đang phát triển của trẻ và dẫn đến nhược thị.
Các triệu chứng thường gặp ở nhược thị
- Mắt lác
- Bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị
- Đục thủy tinh thể
- Các biểu hiện khác như hay nheo mắt, mỏi mắt, nghiêng đầu nghẹo cổ khi nhìn không rõ
Tuy nhiên, nhiều trẻ bị nhược thị không có dấu hiệu gì đặc biệt dẫn đến việc rất khó phát hiện. Vì trẻ đã thích nghi qua thời gian dài nên ít khi phàn nàn về thị lực kém, thường phát hiện khi khám sàng lọc.
Để phát hiện nhược thị sớm, hãy cho trẻ đi khám mắt trước tuổi mầm non, trước khi vào mẫu giáo, trước khi vào lớp một và khám định kỳ hàng năm. Một cách nữa để phát hiện nhược thị là bịt từng mắt xem có mắt nào bị mờ hơn so với mắt bên kia. Mắt mờ hơn chính là mắt có nguy cơ nhược thị.
Các biện pháp điều trị nhược thị
Điều trị theo nguyên nhân
Cần xác định đúng nguyên nhân gây nhược thị, sau đó lên phác đồ điều trị đồng thời gia đình phối hợp với bác sỹ để điều trị đạt kết quả. Ví dụ: nếu bị nhược thị do tật khúc xạ thì có thể đeo kính để điều chỉnh, sau đó tập phục hồi chức năng để cải thiện thị lực của mắt. Còn trong trường hợp nhược thị do đục thủy tinh thể thì có thể phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo.
Điều trị theo phương pháp tập luyện
Ở trẻ em, nhược thị đa phần do thần kinh. Do đó cải thiện thị lực bằng cách tập luyện mắt nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác. Che mắt khỏe mạnh nhằm kích thích thị lực của mắt yếu hơn, giúp não tham gia hoàn thiện quá trình phát triển thị lực. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dùng thuốc Atropine lên mắt khỏe để mắt khỏe nhìn mờ đi thay tác dụng miếng che mắt.
Yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ, sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình.
Nếu trẻ được đi khám sớm, thời gian tập luyện thường chỉ mất vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn ở lứa tuổi 10-20 thì có thể mất từ vài tháng đến vài năm điều trị. Sau khi mắt đã ổn định, tùy từng trường hợp sẽ phải duy trì điều trị hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.
---------***---------
Mọi thông tin chi tiết về phương pháp điều trị nhược thị cho trẻ, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 qua HOTLINE 1900 277227 hoặc đặt lịch khám nhanh chóng với các bác sĩ nhãn khoa hàng đầu Việt Nam TẠI ĐÂY.
Từ khóa » Nhược Thị ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không
-
Cần Làm Gì để Phòng Tránh Sớm Nhược Thị ở Trẻ Em? | Vinmec
-
Nhược Thị - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Nhược Thị ở Trẻ: Dấu Hiệu, Cách Tập Luyện điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Nhược Thị - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những Cách Phòng Tránh Bệnh Nhược Thị Hiệu Quả Cho Trẻ
-
Nhược Thị Có Mổ được Không? Các Phương án điều Trị Bệnh Nhược Thị
-
Bạn Cần Làm Gì Khi Con Mắc Bệnh Nhược Thị ở Trẻ Em? - Hello Bacsi
-
BỆNH NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM
-
Nguy Hiểm Không Ngờ Của Bệnh Nhược Thị
-
Bệnh Nhược Thị Là Gì
-
Nhược Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị , Phòng Ngừa
-
Bệnh Nhược Thị Mắt Nguy Hiểm Như Thế Nào đến Thị Lực? | TCI Hospital
-
Nhược Thị: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị - Jio Health
-
Nhược Thị Có Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất