Bệnh Nhược Thị Mắt Nguy Hiểm Như Thế Nào đến Thị Lực? | TCI Hospital

Bệnh nhược thị mắt là một trong những bệnh lý gây suy giảm thị lực, thường xuất hiện chủ yếu ở một bên mắt và ít xảy ra đồng thời ở cả hai mắt. Hầu hết những trường hợp người bệnh bị suy giảm thị lực do nhược thị đều có thể phòng tránh được hoặc phục hồi nếu như được can thiệp bằng những biện pháp thích hợp.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Bệnh nhược thị mắt hình thành như thế nào?
    • 1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị mắt
    • 1.2 Những biểu hiện của nhược thị
  • 2. Làm thế nào có thể chẩn đoán được bệnh nhược thị ở mắt
  • 3. Phương pháp điều trị bệnh nhược thị ở mắt

1. Bệnh nhược thị mắt hình thành như thế nào?

Mọi em bé sơ sinh ngay tại thời điểm vừa mới sinh ra đều có khả năng nhìn là như nhau nếu như không mắc phải những bệnh lý di truyền bẩm sinh. Tuy nhiên, trong quá trình mỗi em bé phát triển thì đường dẫn truyền thị giác xuất phát từ mắt đến não và phía bên trong của não cũng tiếp tục phát triển. Lúc này, não sẽ bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu mà mắt chuyển đến. Nhưng vì một lý do nào đó mà não không thể nhận biết được hoàn toàn mọi hình ảnh mà mắt truyền đến được và sau giai đoạn từ 7-8 tuổi thì đường dẫn truyền thị giác và vùng thị giác của não đã được hình thành một cách đầy đủ và dường như không thể nào có thể thay đổi được.

Khi một trong hai mắt của bé không thể nhìn thấy một cách bình thường được sẽ dẫn đến khả năng nhìn bị giảm sút và đó chính là nhược thị. Bản chất của nhược thị được bắt nguồn từ não thay vì bắt nguồn từ mắt. Nhược thị sẽ tồn tại vĩnh viễn và không có cách nào điều trị được trừ khi người bệnh được chữa trị trước giai đoạn 7 tuổi. Vì vậy, đối với nhược thị người ta gọi tên 2 thuật ngữ đó là:

– Thuật ngữ “nhược thị chức năng”: Được dùng để chỉ tình trạng nhược thị có khả năng phục hồi được bằng phương pháp điều trị

– Thuật ngữ “nhược thị thực thể”: Được dùng để chỉ tình trạng nhược thị không thể phục hồi được và tồn tại vĩnh viễn. Theo thống kê, có khoảng 3% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị.

Bệnh nhược thị mắt gây ra do sự bất thường trong quá trình não nhận thông tin hình ảnh từ mắt truyền đến

Bệnh nhược thị mắt gây ra do sự bất thường trong quá trình não nhận thông tin hình ảnh từ mắt truyền đến

1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị mắt

Thị lực sẽ phát triển nhanh chóng nhất trong những năm đầu đời và đạt gần mức thị lực tối đa lúc 6 tuổi và ổn định vào khoảng giai đoạn 12 tuổi. Những bệnh lý bất thường ở mắt dưới đây sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhược thị, bao gồm:

– Tình trạng lé mắt: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhược thị mắt, đặc biệt là đối với những người bị lé thường xuyên ở một bên mắt. Lúc này não chỉ có thể nhận tín hiệu do mắt lành đem lại, mắt kia sẽ bị hạn chế và ngày càng trở nên vô dụng.

– Tình trạng khúc xạ một hoặc hai mắt có vấn đề: Thường xảy ra không đồng đều giữa hai bên hay còn gọi là hiện tượng bất đồng khúc xạ. Tình trạng này ngày càng nặng do bệnh nhân không đi khám, không tuân thủ theo đơn kính và thực hiện các chế độ tập luyện.

– Tình trạng đường đi của ánh sáng tới võng mạc bị cản trở: Sự cản trở này xảy ra do sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh bẩm sinh, sụp mi và làm cho mắt không thể tiếp nhận tốt hình ảnh để truyền lên não để xử lý.

Hầu hết những nguyên nhân trên đây đều có thể khắc phục được nếu như người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm, nhất là ở giai đoạn trước 6 tuổi. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng sẽ tồn tại vĩnh viễn tại mắt của người bệnh, do đó tìm hiểu thật kỹ địa điểm thăm khám cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ là điều hết sức cần thiết.

Lé mắt là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhược thị, đặc biệt là đối với những người bị lé thường xuyên ở một bên mắt

Lé mắt là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhược thị, đặc biệt là đối với những người bị lé thường xuyên ở một bên mắt

1.2 Những biểu hiện của nhược thị

Triệu chứng khi bị nhược thị cần được phát hiện từ khi còn bé với những biểu hiện cụ thể như là:

– Người bệnh có triệu chứng của lé mắt: là khi hai mắt không nhìn thẳng được mà sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau. Một mắt của người bệnh sẽ nhìn thẳng về phía trước, trong khi đó mắt còn lại sẽ không nhìn thẳng mà nhìn theo 1 trong các hướng như là: Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn lên trên hoặc nhìn xuống dưới.

– Mắt thường xuyên có phản xạ tự nheo lại khi cần nhìn kỹ một vật gì đấy

– Phải nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn

– Các bé thường xuyên bảo rằng có cảm giác mỏi mắt

Tuy nhiên, khi bị nhược thị, có nhiều trẻ không có bất kỳ dấu hiệu gì và từ đó dẫn đến việc rất khó phát hiện. Vì trẻ đã thích nghi được tình trạng đó của mắt qua thời gian dài, cho nên trẻ ít khi phàn nàn vì thị lực kém, thường bệnh nhược thị chỉ được phát hiện khi tiến hành sàng lọc.

Vì vậy để phát hiện sớm được bệnh nhược thị mắt, bố mẹ nên cho trẻ đi khám mắt ở các thời điểm quan trọng như là: Giai đoạn trước tuổi mầm non, trước khi bước vào mẫu giáo, trước khi vào lớp 1 và tái khám hàng năm. Một cách nữa để bố mẹ có thể phát hiện được nhược thị ngay tại nhà đó là dùng tay che từng mắt của bé xem có mắt nào bị mờ hơn so với mắt bên kia. Mắt mờ hơn sẽ có nguy cơ cao là mắt có nguy cơ nhược thị.

Khi bị nhược thị trẻ thường có biểu hiện như là mỏi mắt, thường xuyên nheo mắt hay nghiêng dầu, vẹo cổ khi nhìn

Khi bị nhược thị trẻ thường có biểu hiện như là mỏi mắt, thường xuyên nheo mắt hay nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn

2. Làm thế nào có thể chẩn đoán được bệnh nhược thị ở mắt

Nhược thị có thể được chẩn đoán được thông qua việc khám mắt và đo thị lực. Bác sĩ có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để đo thị lực tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ vào thời điểm đó. Ngoài ra, đối với những trẻ bị lác nên được theo dõi cẩn thận để kiểm tra xem tình trạng nhược thị có xuất hiện hay không.

Vì nhược thị thường chỉ xảy ra ở một mắt nên nhiều bậc cha mẹ không nhận ra được. Do đó, đã có rất nhiều bậc cha mẹ không đưa trẻ đi khám mắt từ sớm cho nên nhiều trẻ đã bị nhược thị nhưng không được phát hiện, cho đến khi được các bác sĩ nhãn khoa khám mắt thì lúc đó đã lớn.

Phương tiện được sử dụng để chẩn đoán quan trọng nhất đó là test đo độ sắc của thị giác khác với bảng đo thị lực 20/20 thường dùng ở trường học, ở phòng mạch nhi và phòng mạch mắt.

Nhược thị có thể được chẩn đoán được thông qua việc khám mắt và đo thị lực

Nhược thị có thể được chẩn đoán được thông qua việc khám mắt và đo thị lực

3. Phương pháp điều trị bệnh nhược thị ở mắt

Mục đích của phương pháp điều trị chính là ngăn không sử dụng bên mắt đang hoạt động tốt nhằm khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động. Nếu như, điều này được thực hiện sớm ở trẻ em, thị giác thường sẽ được cải thiện cho đến mức bình thường. Cách làm thông dụng nhất đó chính là dán băng lên mắt tốt trong một khoảng thời gian nhất định.

Thời gian các bé dán băng lên mắt mỗi ngày có thể thay đổi. Nó tùy thuộc vào độ tuổi cũng như độ nặng của bệnh. Thông thường thì việc điều trị sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi thị lực trở về bình thường hoặc cho đến khi không còn có thể cải thiện thêm được nữa nếu như điều trị tiếp. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong vài tuần cho đến vài tháng. Trẻ sau đó sẽ được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để bảo đảm rằng mắt vẫn tiếp tục hoạt động được bình thường và không bị nhược thị trở lại.

Đôi khi. bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt hoặc kính đặc chế để làm mờ mắt còn tốt thay vì sử dụng băng dán như vậy. Ngoài ra có thể chơi những trò chơi về thị giác để kích thích trẻ phải sử dụng mắt bị nhược thị nhiều hơn.

Phương pháp điều trị thông dụng nhất đó chính là dán băng lên mắt tốt trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp điều trị thông dụng nhất đó chính là dán băng lên mắt tốt trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì vậy, có thể thấy rằng, bệnh nhược thị mắt có thể xem là một tình trạng nguy hiểm có khả năng gây ảnh hưởng đến thị lực ở quãng thời gian sau này. Chính vì vậy, ngày từ khi các bé còn nhỏ bố mẹ cần phải chủ động cho bé khám mắt càng sớm càng tốt, để có thể nhanh chóng kiểm soát được tình hình nếu như có dấu hiệu bất thường xảy ra. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh nhược thị mắt. Nếu như có vấn đề nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Từ khóa » Nhược Thị Cả 2 Mắt