Bệnh Nổ Mắt Trên Cá điêu Hồng - Tép Bạc

tepbac-logo eShop Đăng nhập (ad.name) (ad.name) (ad.name)
  1. Bệnh thủy sản
  2. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh nổ mắt trên cá điêu hồng

Steptococcus

Nguyên nhân

Do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30oC.

Triệu chứng

Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt

Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá

Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn (dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính)

Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh, quan sát thấy túi mật to

Gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ

Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá, quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng

Phân bố
Phòng trị

Thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Dùng Virkon® A để xử lý nước với liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải

Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nếu được duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở mức cao bằng máy quạt nước. Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi

Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi

Điều trị ngay bằng kháng sinh Osamet® Fish (hoặc Fortoca®) liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc cho 2 – 3 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày

Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.

Tài liệu tham khảo

http://agriviet.com/nd/3097-benh-no-mat-va-thoi-mang-o-ca-dieu-hong/

bởi http://agriviet.com Thẻ
  1. bệnh nổ mắt
  2. bệnh phù mắt
  3. bệnh lồi mắt
  4. bệnh cá điêu hồng
Xem thêm Bệnh xuất huyết trên cá bóp do vi khuẩn Streptococcus sp Bệnh Vibrios trên cá mú nuôi thương phẩm “Hội chứng héo” trên bào ngư thương phẩm Bệnh hoại tử trên hàu do vi khuẩn Nocardia crassostreae Bệnh loét da trên cá bớp do vi khuẩn Vibrio sp Cùng nhóm Bệnh xuất huyết trên cá bóp do vi khuẩn Streptococcus sp Cá mú bị lở loét do nấm Ichthyophonus sp. Bệnh Vibrios trên cá mú nuôi thương phẩm Bệnh Scurvy trên cá mú do chế độ dinh dưỡng Bệnh phồng rộp trên cá mú mè do Iridovirus
  • Nguyên nhân
  • Bệnh do Virus
  • Bệnh do vi khuẩn
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do Rickettsia và Clamydia
  • Bệnh do ký sinh trùng
  • Bệnh do môi trường
  • Cá có vảy
  • Tôm - cua
  • Cá da trơn
  • Thân mềm
  • Loài khác
(ad.name)
Đăng nhập

Hệ thống đang nâng cấp

Đăng nhập tại đây

Tặng bạn 1 (>gift.product_name

Từ khóa » Cá Bị Lồi Mắt Có Lây Không