Bệnh ở Dạ Cỏ Của Gia Súc Nhai Lại - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Nông - Lâm - Ngư
  4. >>
  5. Nông nghiệp
bệnh ở dạ cỏ của gia súc nhai lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.27 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂMPHÒNG QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌCBÀI THIMôn: NỘI KHOA GIA SÚCHình thức thi: VIẾT TIỂU LUẬNChủ đề:“BỆNH Ở DẠ CỎ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI”Giảng viên: TS. Phan Thị Hồng PhúcHọc viên: Nguyễn Thị Hồng vânLớp: Cao học Thú y K22Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá mạnhgóp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, chăn nuôi trâu, bò có vai trò không thể thiếu trong việc giảiquyết nhu cầu thực phẩm, sức cày kéo và tăng thêm thu nhập cho nguời chăn nuôi.Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trâu, bò vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn,trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì bệnh ký sinh trùngthì bệnh nội khoa cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất chănnuôi. Một trong những bệnh nội khoa thường xảy ra và gây tác hại lớn đối với đàntrâu, bò là bệnh ở dạ cỏ gia súc nhai lại. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểuchuyên đề “Bệnh ở dạ cỏ của gia súc nhai lại”II. TỔNG QUAN TÀI LIỆUCấu tạo dạ dày động vật nhai lại Ở động vật nhai lại (động vật ăn cỏ) dạ dàycó cấu tạo gồm 4 ngăn (4 túi) là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Ba túitrước được gọi là dạ dày trước tiêu hoá chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ, còn dạ múikhế có chức năng tiêu hoá hoá học tương tự như ở dạ dày đơn.1. Đặc điểm tiêu hoá ở dạ cỏ1.1. Môi trường dạ cỏ và khu hệ vi sinh vậta. Môi trường dạ cỏMôi trường dạ cỏ với các đặc điểm thiết yếu cho sự lên men vi sinh vật đó là:Có độ ẩm cao (85-90%), độ pH cao (6,4-7,0), luôn luôn được đệm bởibicarbonate và phosphates của nước bọt, nhiệt độ khoảng 39 - 40 0C, luôn luôn đượcnhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ, dòng dinh dưỡng lưu thông liên tục: Sản phẩmcuối cùng của quá trình lên men ra khỏi dạ cỏ và các cơ chất được nạp vào thôngqua thức ăn ăn vào hàng ngày, có sự chế tiết vào dạ cỏ những chất cần thiết choVSV phát triển và khuyếch tán ra ngoài những sản phẩm tạo ra trong dạ cỏ. Ðiềunày làm cho áp suất thẩm thấu của dạ cỏ luôn ổn định. Thời gian thức ăn tồn lưutrong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật công phá. Những điều kiện đó là lýtưởng cho sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ. Ðiều này được đánh giá bởi sự phongphú về chủng loại và mật độ vi sinh vật.Môi trường dạ cỏ được kiểm soát và điều khiển bởi nhiều yếu tố như: Sốlượng và chất lượng thức ăn ăn vào; Nhào trộn theo chu kỳ thông qua co bóp dạ cỏ;Nước bọt và nhai lại; Khuyếch tán và chế tiết vào dạ cỏ; Hấp thu dinh dưỡng từ dạcỏ; Chuyển dịch các chất xuống bộ máy tiêu hóa.b. Hệ vi sinh vật dạ cỏHệ sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Nó gồmcác loại: vi khuẩn, Protozoa, nấm. Tất cả đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếubằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng- Nấm (Phycomycetes) Nấm dạ cỏ đóng vai trò tiên phong trong việc côngphá xơ. Cơ chế thâm nhập được tóm tắt như sau: Ðầu tiên các bào tử nấm dính vàochất xơ trong thức ăn mới ăn vào và thâm nhập vào bên trong mô thực vật. Sau đóchúng nẩy mầm và mọc xuyên qua cấu trúc thực vật ra ngoài. Bằng cách đó, chúnglàm giảm độ dai của mẩu thức ăn và nhờ vậy tăng khả năng công phá vật lý khi thứcăn này được nhai lại. Một vai trò quan trọng của nấm trong quá trình tiêu hóaCellulose là nó tạo ra những vùng tổn thương trên bề mặt các mẫu thức ăn thực vật,tạo ra các "cửa mở" cho vi khuẩn dễ dàng chui vào bên trong để tiếp tục quá trìnhcông phá. Vì lẽ đó nếu không có đủ một quần thể nấm mạnh trong dạ cỏ, pha chậmcủa quá trình tiêu hóa xơ bị kéo dài do vi khuẩn mất nhiều thời gian để thâm nhậpvào trong cấu trúc thực vật của thức ăn.- Vi khuẩn (Bacteria) Vi khuẩn có mặt trong dạ cỏ có số lượng lớn nhất sovới các ví sinh vật khác. Hầu hết các tài liệu cho biết số lượng vi khuẩn trong dạ cỏdao động từ 1010 - 1011 tế bào trong 1 ml dịch dạ cỏ ghi nhận rằng ở cả cừu con vàbê , trong dạ cỏ được xâm nhập bởi một số lượng lớn và đa dạng vi khuẩn ngayngày đầu sau khi sinh. Mật độ vi khuẩn tăng dần trong những tuần đầu và sau đótồn tại ở mức ổn định. Preston và Leng (1987) chia vi khuẩn thành 4 nhóm chính:+ Nhóm vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (chiếm khoảng 30% so với tổng số)+ Nhóm vi khuẩn kết dính vào các mẩu thức ăn (khoảng 70%)+ Nhóm vi khuẩn trú ngụ vào các nếp gấp biểu mô+ Nhóm vi khuẩn bám vào Protozoa (chủ yếu là loại sinh khí metan). Thứcăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêuhóa đi. Vì vậy số lượng vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác địnhtốc độ công phá và lên men thức ăn. Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có vai trò chínhtrong quá trình tiêu hóa các vật liệu thành vách tế bào thực vật. Vi khuẩn sản xuất raenzyme (kết lại thành mảng enzyme trong dạ cỏ) có khả năng công phá cellulose,hemicellulose, phức chất pectin ... thành cellobiose, glucose và acid béo bay hơi. Ðểcó thể thực hiện được chức năng này, vi khuẩn phải thâm nhập vào bên trong mẫuthức ăn, thông thường là ở các vị trí đã phá sẵn bởi sự xâm thực của nấm.-Protozoa Protozoa là thành phần có kích thước lớn nhất trong khu hệ vi sinhvật dạ cỏ. Protozoa có mặt trong dạ cỏ biến động từ 105- 106 cá thể trong 1 ml dịchdạ cỏ. Số lượng Protozoa tùy thuộc vào khẩu phần thức ăn. Ở các khẩu phần giàutinh bột thì lượng Protozoa có thể lên tới 4-5 triệu trong 1ml dịch dạ cỏ, nhưngngược lại ở khẩu phần giàu xơ (rơm rạ...) thì số lượng Protozoa chỉ có 4-5 ngàn cáthể trong 1 ml dịch dạ cỏ. Protozoa sử dụng vi khuẩn, các tiểu phần protein, tinh bộtlàm nguồn dinh dưỡng của chúng, một vài loại Protozoa có khả năng phân giảicellulose, nhưng cơ chất chính của chúng vẫn là tinh bột và đường. Các loại này sẽđược Protozoa nuốt nhanh chóng và dự trữ dưới dạng poly-dextrin (dextrin phân tửlớn), nhờ vậy mà Protozoa tham gia vào quá trình điều tiết pH dạ cỏ ở những khẩuphần có hàm lưọng tinh bột cao. Phần lớn thảo phúc trùng là bám chặt vào các vậtliệu thực vật trong thức ăn và chúng có thể đóng góp đến 30-40% tổng quá trìnhtiêu hóa xơ bằng vi sinh vật. Protozoa có thể phân hủy và tiến hành phân hóa cácprotein lớn, hydratecarbon, lipid trong thức ăn. Hầu hết Protozoa có khả năng phânhủy xơ bởi vậy chúng có vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ. Protozoađược xem là con vật săn mồi trong hệ sinh thái dạ cỏ. Chúng có thể ăn những mảnhthức ăn nhỏ, các bào tử nấm hay là vi khuẩn, điều đó dẫn đến số lượng Protozoacàng nhiều nhưng số lượng nấm và vi khuẩn càng giảm. Protozoa không thích ứngvới NH3 mà nguồn nitơ chủ yếu của chúng là vi khuẩn và các tiểu phần protein.Ðiều đáng tiếc là Protozoa không dễ dàng di chuyển xuống phần dưới của ống tiêuhóa để biến thành nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ mà nó có khuynh hướngbám chặt, trú ngụ lâu dài và tiêu biến trong dạ cỏ. Như vậy, kết quả là Protozoa"ăn" quá nhiều nhưng không trở thành nguồn dinh dưỡng cho động vật nhai lại, mặtkhác sự phát triển của Protozoa đã ảnh hưởng đến số lượng nấm và vi khuẩn nênđã ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiêu hóa vi sinh vật trong dạ cỏ.1.2. Quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong dạ cỏa,Tiêu hóa carbohydrateQuá trình lên men Carbohydrate trong dạ cỏ bao gồm hai giai đoạn: Giaiđoạn 1: Carbohydrate được phân giải đến đường đơn giản, giai đoạn này xẩy ra bênngoài màng tế bào vi sinh vật. Giai đoạn 2: là giai đoạn sử dụng những đường đơngiản này cho quá trình trao đổi chất xẩy ra bên trong tế bào vi sinh vật, để tạo thànhcác sản phẩm lên men cuối cùng. Enzyme được tiết ra bởi vi sinh vật tiêu hóa xơ sẽtấn công phá vỡ cấu trúc phức tạp của cellulose thành cellobiose, sau đó cellobioseđược phân hủy tiếp tục để hoặc tạo thành glucose hoặc glucose - 1 phosphate. Quátrình lên men Carbohydrate có cấu trúc bắt đầu sau pha chậm. Trong pha chậm nàyvi khuẩn bám chặt vào các thành phần không hòa tan của thức ăn và các enzymeđược tổng hợp. Một lượng nhỏ carbohydrate hòa tan trong khẩu phần có vai trò thúcđẩy quá trình phân giải carbohydrate không hòa tan bằng cách thúc đẩy sự tăngsinh khối vi khuẩn. Carbohydrate không có cấu trúc không đòi hỏi pha chậm và quátrình lên men với tốc độ nhanh, diễn ra ngay sau khi ăn vào. Ðường tự do đưọc xemnhư bị phân hủy ngay lập tức. Mặc dù tỷ lệ phân giải tiềm tàng cao, nhưng một sốcarbohydrate như là tinh bột, fructose được thoát qua dạ cỏ. Nhìn chung khoảng90% của tổng số cellulose, hemicellulose, pectin và đường tự do được phân hủy ởdạ cỏ. Phần còn lại được xem như được tiêu hóa ở ruột già. Sản phẩm cuối cùng củaquá trình lên men là: Các acid béo bay hơi (VFA), chủ yếu là acid acetic, propionic,và butyric. Tỷ lệ giữa các acid này tùy thuộc rất lớn vào cấu trúc của khẩu phần ăn.Ngoài ra quá trình lên men còn tạo ra các loại khí: carbonic, metan. Các acid béobay hơi được sản xuất trong quá trình lên men trong dạ cỏ được hấp thu vào dòngmáu lưu thông qua vách dạ cỏ. Ðó chính là nguồn năng lượng cho động vật nhai lại,nó cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu bởi gia súc nhai lại(Vermorel, 1978).b- Quá trình tiêu hóa các hợp chất chứa nitơ trong dạ cỏProtein thô có thể được phân thành loại hòa tan và loại không hòa tan. Cả hailoại đều chứa protein thực và ni tơ phi prôtêin (NPN). Cũng giống nhưcarbonhydrate loại hòa tan được phân giải hầu như hoàn toàn và ngay lập tức saukhi ăn vào. Loại prôtêin không hòa tan chứa cả phần được phân giải và phần khôngđược phân giải tại dạ cỏ. Tốc độ phân giải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thứcăn, khẩu phần và thời gian lưu lại trong dạ cỏ, các yếu tố này tùy thuộc vào mức độnuôi dưỡng và kích thước của thức ăn. Cả vi khuẩn và Protozoa đều có khả năngthủy phân mạch peptid trong phân tử prôtêin cho sản phẩm là các acid amin, đâychính là nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nên đại phân tử prôtêin của sinhkhối vi sinh vật. Mặt khác vi sinh vật còn khử nhóm amin của các acid amin vàmạch carbon còn lại sẽ được chuyển thành VFA, CO2, CH4 và H2O, Một số ATP,một số acid béo mạch ngắn cũng được hình thành từ con đường này.c - Quá trình phân giải lipid trong dạ cỏLipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp (thườngtừ 4-6%). Các dạng lipid là triglycerid, galactolipid (thành phần chính lipid trongcác loại thức ăn xơ) và phospholipid. Enzyme của cây cỏ và của vi khuẩn đều liênquan đến quá trình phân giải lipid. Có nhiều bằng chứng rõ ràng của quá trình traođổi lipid diễn ra ở dạ cỏ là phản ứng tách ghép hydro của lipid thức ăn, và quá trìnhtạo lipid mới cho tế bào vi sinh vật. Một khía cạnh khác của quá trình trao đổi lipidtrong dạ cỏ của động vật nhai lại là quá trình hóa hợp hydro vào acid béo không no.Như chúng ta đều biết, mỡ mô của loài nhai lại có độ no cao hơn nhiều so với độngvật dạ dày đơn. Nguyên nhân, mà đến nay được chấp nhận một cách rộng rãi là quátrình sinh hydro diễn ra ngay tại dạ cỏ chứ không phải tại mô bào như ở động vật dạdày đơn. Trước khi quá trình tạo hydro xẩy ra có quá trình thủy phân acid béo khỏimạch liên kết este của chúng. Hiệu suất thực của quá trình sinh và hợp hóa hydro làcác chuổi acid béo mạch dài, là nguồn lipid chủ yếu được hấp thu ở ruột, trong đóphần lớn là acid stearic tự do. Một vấn đề quan trọng nữa là nếu hàm lượng lipidcao trong khẩu phần của gia súc nhai lại có thể tạo ra ảnh hưởng âm tính đến khu hệvi sinh vật dạ cỏ, vì thế có thể ảnh hưởng đến quá trình thủy phân lipid và quá trìnhno hóa các acid béo trong dạ cỏ. Nhiều ý kiến cho rằng mức độ cao của lipid trongkhẩu phần có thể gây độc cho Protozoa trong dạ cỏ.d - Quá trình tổng hợp trong dạ cỏQuá trình tăng sinh khối vi sinh vật dạ cỏ đòi hỏi nguồn năng lượng vànguyên liệu ban đầu cho các phản ứng hóa sinh tổng hợp nên các đại phân tử. Trongđó quan trọng nhất là prôtêin, acid nucleic, polysaccaride và lipid. Các vật chất banđầu và năng lượng cho quá trình phát triển của vi sinh vật từ quá trình phân giải vậtchất trong dạ cỏ. Nhiều tác giả đã chứng minh rằng sự phát triển của khu hệ sinh vậtdạ cỏ tùy thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứnghóa sinh. Vì lý do vậy nên hiệu suất sinh trưởng vi sinh vật được diễn đạt bằng gamvật chất khô (VCK) vi sinh vật hoặc là prôtêin vi sinh vật / đơn vị năng lượng sẵncó2. BỆNH DẠ CỎ Ở GIA SÚC NHAI LẠI2.1. Bệnh bội thực dạ cỏ2.1.1. Đặc điểm- Tích thức ăn trong dạ cỏ: do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu hóalàm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng.- Thức ăn tích lại lâu trong dạ cỏ thường kế phát viêm ruột và gây rối loạn hôhấp, cơ thể bị nhiễm độc và con vật chết.- Trâu, bò hay mắc (chiếm 40% trong các bệnh ở dạ dày 4 túi).- Bệnh tiến triển chậm (thường xảy ra sau khi ăn từ 6-9 giờ)2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh- Do ăn quá no. Trâu, bò ăn quá no các loại thức ăn thô như rơm, cỏ khô, câyhọ đậu, bã đậu, hoặc do nhịn đói lâu ngày đột nhiên ăn no, ăn xong uống nhiềunước lạnh ngay đều có thể dẫn đến dạ cỏ bội thực.- Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, trâu, bò cày kéo mắcbệnh thường do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay, bò sữa mắc bệnh dothiếu vận động.- Do cơ thể trâu, bò suy yếu, bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hoặc do kế pháttừ bệnh khác như nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, và dạmúi khế biến vị.- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng,...)2.1.3. Cơ chế phát bệnhHoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối vì vậy những nhân tốgây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại hoạt động của thần kinh mêtẩu, làm giảm vận động của dạ cỏ, cuống hạ vị co thắt làm cho thức ăn tích lại ở dạcỏ. Thức ăn lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải như các loạikhí và axit hữu cơ. Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giậttừng cơn, con vật đau đớn không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi,hơn nữa thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tớidãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cơ trơn co bóp yếu dần, bệnh nặng thêm, vách dạ cỏbị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải trong dạ cỏ ngấm vào máu gây trúngđộc.2.1.4. Triệu trứng của bệnh- Bệnh mới phát: Con vật giảm ăn hay không ăn, ngừng nhai lại, hơi ợ ra cómùi chua, chảy dãi, con vật đau bụng tỏ vẻ không yên, khó chịu.- Đuôi quất mạnh vào thân, đi xoay quanh cọc buộc, lấy chân sau đạp bụng,đứng nằm không yên (có khi chống 4 vó giẫy giụa) khi dắt đi nhìn thấy vật củađộng cứng nhắc, hai chân dạng ra.- Mé trái bụng con vật phình to, sờ nắn thấy chắc, ấn tay vào có dạng bộtnhão, con vật đau, cho tay vào trực tràng sờ vào dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột,con vật rất khó chịu.- Gõ vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tương đối lẫn lên vùng âm bùng hơi. Vùngâm đục tuyệt đối lớn và chiếm cả vùng âm đục tương đối. Tuy vậy nếu có vậtchướng hơi kế phát thì khi gõ thì khi gõ vẫn có âm bùng hơi.- Khi nghe thấy có âm nhu động dạ cỏ giảm hay ngừng hẳn, nếu bệnh nặngthì vùng bụng trái chướng to, con vật thở nhanh, nông, tim đập mạnh, chân đi loạngchoạng, run rẩy, mệt mỏi, cũng có khi nằm mê mệt không muốn dậy.- Có thể gây viêm ruột kế phát, lúc đầu con vật đi táo, sau khi đi ỉa chảy sốtnhẹ.2.1.5. Chẩn đoánTrâu, bò mắc bệnh này thường có những đặc điểm sau:- Bụng trái căng to, sờ vào chắc, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vết tay, trâu, bòkhông ăn, nhai lại giảm. Để chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh:+ Dạ cỏ trướng hơi: Bệnh phát ra nhanh, vùng bụng trái căng to, sờ vào dạ cỏcăng như quả bóng, gia súc khó thở, chết nhanh.+ Liệt dạ cỏ: Nắn vùng bụng cảm thấy thức ăn nát như cháo, nhu động dạ cỏcăng như quả bóng, gia súc khó thở, chết nhanh.+ Viêm dạ tổ ong ngoại vật: Con vật có triệu chứng đau khi khám vùng dạ tổong.2.1.6. Tiên lượng- Nhẹ sau 3 – 5 ngày sẽ khỏi- Nếu kế phát gây chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết2.1.7. Điều trịNếu bệnh nhẹ, không kế phát bệnh khác thì sau 3 - 5 ngày sẽ khỏi, nếu kếphát chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết.Nếu ở bệnh nặng phải làm hồi phục và tăng cường nhu động dạ cỏ, tìm cáchthải thức ăn tích lâu ngày trong dạ cỏ:- Cho gia súc nhịn ăn 2 - 3 ngày (không hạn chế uống nước) tăng cường xoabóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của dạcỏ.- Những ngày sau cho gia súc ăn một ít thức ăn mềm, dễ tiêu và cho ăn làmnhiều lần trong ngày, đồng thời có thể thụt ruột cho gia súc bằng nước ấm.- Để tống chất chứa trong dạ cỏ ra ngoài cho uống:+ Sulfat natri: 300 - 500 g/con trâu, bò;+ Dầu thầu dầu: 400 - 500ml;+ Dùng pilocarpin: 0,1 - 0,2g tiêm dưới da cho trâu, bò.- Nếu bệnh chuyển biến tốt, dùng HCl 10 - 12ml hòa vào 1 lít nước cho uốngngày 2 - 3 lần.Đề phòng thức ăn lên men dùng ichthyol 20 - 30g cho 1 trâu bò, cho uốnghoặc dùng formol hòa thành dung dịch 1% cho uống 10 - 15ml đối với trâu bò.- Có thể dùng lý liệu pháp để kích thích nhu động dạ cỏ, nếu bệnh nặng phảican thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa: mổ dạ cỏ lấy thức ăn ra.- Nếu trâu, bò có hiện tượng suy tim, dùng cafein hoặc long não để trợ tim.- Nếu bội thực dạ cỏ có kế phát chướng hơi cấp tính phải dùng troca chọcthoát hơi.Trong thực tế lâm sàng có thể chữa bằng cách cho trâu, bò uống dung dịchgồm: 100g muối ăn, giã với tỏi hòa vào 1 lít nước cho uống. Dùng biện pháp moiphân hay thụt ruột để kích thích nhu động dạ cỏ.Nên dùng hyđroxit amon 10% pha vào 1 - 1,5 lít nước cho trâu bò uống đểhạn chế lên men dạ cỏ và kích thích tiêu hóa, ngày uống 1 - 2 lần;2.2. Bệnh liệt dạ cỏ2.2.1. Đặc điểmBệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt, thức ăn trong dạ cỏ, dạ múikhếkhông được xáo trộn và tống về đằng sau.- Thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ múi khế và bị thối rữa, lên mensinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thựcvật.- Làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm gia súc gi ảm ăn, giảm nhailại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng con vật trúng độc chết.- Trâu, bò hay mắc; ở dê cừu ít mắc.2.2.2. Triệu chứngDo cơ thể suy nhược (chiếm khoảng 40%), thường gặp ở những trường hợpsau:+ Do thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thi ếusinh tố.+ Do gia súc bịcác bênh tim, gan, thân, rối loạn trao đổi chất, hay mắcnhững bênh mạn tính khác.- Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp+ Cho ăn lâu ngày những thức ăn hạn chế nhu động cơ trơn (trâu bò ăn nhiềuthức ăntinh, kém thức ăn thô xanh).+ Cho ăn thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưngphấn, đếngiai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt+ Do cho ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột.+ Do chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổiđi ều kiện chăn thả.- Do kế phát của một số bệnh khác+ Kế phát từ một số bênh nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêmdạ tổ ong do ngoại vât, viêm phúc, mạc),+ Kế phát từ một số BTN (bênh cúm, bênh tụ huyết trùng)+ Kế phát từ một số bệnh KST (sán lá gan, ký sinh trùng đường máu) hoặcdo trúng độc cấp tính2.2.3. Cơ chếTác động bênh lý → trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thầnkinh thực vật → trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu độngvà dẫn đến liệt.- Khi dạ cỏ bị liêt, những thức ăn tích lại trong dạ cỏ, dạ lá sách lên men,thối rữa sinh ra các chất độc và được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng đến tiêu hoávà trạng thái toàn thân của con vât (do những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp phụvào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan, lượng glycozen trong gan giảm dầndẫn đến chứng xêton huyết, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm dẫn tới trúng độctoan. Đồng thời do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạdày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột → bênhtrở nên nặng thêm).- Do quá trình lên men đã làm thay đổi pH của dạ cỏ: từ kiềm yếu chuyểnsang toan (do lượng axit hữu cơ đột ngột tăng lên trong dạ cỏ) gây bất lợi cho sựsống của các vi sinh vât phân giải xellulo và infusoria trong dạ cỏ, mặt khác nhữngsản vât sinh ra ở dạ cỏ còn kích thích tới sự cảm thụ hoá học ở vách dạ dày nênsinh ra những cơn co giât ở dạ dày. Những dịch lỏng trong dạ dày, chảy vào dạ múikhế và ruột làm ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày và ruột và làm cho dạ lá sáchcăng to (do thức ăn chưa được làm mềm, theo dịch thể tràn vào dạ lá sách). Nhữngkích thích bênh liên tục truyền đến hê thần kinh trung ương, làm tế bào thần kinhmêt mỏi, con vât rơi vào trạng thái bị ức chế.2.2.4. Triệu chứngThể cấp tính+ Con vật gi ảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát nước,+ Nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất.+ GS hay ợ hơi, hơi có mùi hôi thối.+ GS thích nằm, mệt m ỏi, niêm mạc miệng khô.+ Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc,+ Vùng bụng trái sưng to, con vât khó thở.+ Phân lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân loãng và thối.+ Nếu bệnh nặng con vât có cơn co giât, sau đó con vât chết.- Thể mạn tính+ GS ăn uống thất thường, nhai lại giảm,+ GS ợ hơi thối,+ Dạ cỏ giảm nhu động nên thường chướng hơi nhẹ,+ Phân lúc táo, lúc lỏng,+ Không sốt nếu không kế phát bệnh khác+ GS gầy dần, sau đó suy nhược rồi chết.2.2.5. Bệnh tích- Thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trũng xuống- Thức ăn trong dạ lá sách khô l ại- Dạ cỏ chứa đầy dị ch nhầy có mùi thối- Niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết2.2.6. Chẩn đoán- Triệu chứng lâm sàng: nhu động dạ cỏ giảm, hoặc ngừng hẳn, nhai lạigiảm, kém ăn, thỉnh thoảng chướng hơi, lúc đầu đi táo, sau đó iả chảy, thức ăn trongdạ cỏ nát như cháo.- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh:+ Dạ cỏ chương hơi: Bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căngnhư quả bóng,con vât ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thời con vât sẽchết.+ Viêm dạ dày- ruột cấp tính: Gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi vàđọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, ỉa chảy.+ Viêm dạ to ong ngoại vật: Con vât cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng,dạng 2 chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù yếm. Bệnh thường gâyviêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mạc kế phát2.2.7. Tiên lượngBệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ởdạng mạn tính tiên lượng xấu.2.2.8. Điều trịNguyên tắc điều trị : làm tăng nhu động dạcỏ, làm giảm chất chứa.- Dùng thuốc điều trị :+ Dùng thuốc làm tăng cường nhu động dạ cỏ:+) Magiesulfat: 300 g/trâu, bò; 200 g/bê, nghé. Hòa với 1 lít nước cho convật uống 1lần trong ngày đầu điều trị .+) Pilocacpin 3%: trâu, bò (3-6 ml/con); bê, nghé (3ml/con). Tiêm bắp ngày1lần.+) NaCl 10%: trâu, bò (200 - 300ml/con); bê, nghé (200ml/con). Tiêm chậmvào tĩnhmạch ngày 1 lần.+ Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ+ Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lýDùng thuốc trợ sức, trợ l ực, nâng cao sức đề kháng và táng cường giải độcGlucoza 20%Cafein natribenzoat 20%Canxi clorua 10%Urotropin 10%Vitamin C 5% 20Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.- Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống- Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn:Novocain 0,25% 20 - 40ml phong bế vùng bao thận.- Để tăng cường quá trình tiêu hoá:HCl 0,5% 500ml cho uống;Rượu tỏi 40 - 60ml cho uống.- Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát: Cho uống thuốc để ức chế lên men trong dạcỏ.- Nếu kế phát ỉa chảy: Cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễmkhuẩn đường ruột cho nhịn 1-2 ngày (không hạn chế uống nước) sau đó cho ăn thứcăn dễ tiêu, cho ănít và nhiều lần trong ngày.- Xoa bóp vùng dạ cỏ (ngày từ 1-5 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút), cho giasúc vận động nhẹ. Trường hợp gia súc đau nhiều không nên xoa bóp vùng dạ cỏ.2.3. Chướng hơi dạ cỏ cấp tính2.3.1. Đặc điểm- Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh ra nhiều hơi tích trong dạ cỏ→ dạ cỏ chướng hơi phình to, ép vào cơ hoành làm trở ngại tới hô hấp và tuần hoàn→ gia súc khó thở hay ngạt thở.- Ở nước ta bệnh hay xảy ra vào vụ đông xuân, lúc cỏ non đang mọc và cònnhiều sương giá2.3.2. Nguyên nhânDo gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh hơi (thức ăn xanh chứa nhiềunước, những cây họ đâu, thân cây ngô non, lá dâm bụt,...) hoặc gia súc ăn phảinhững thức ăn đang lên men dở (cây, cỏ, rơm mục).- Do gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất độc (chất độc hợp chất phosphohữu cơ)- Do gia súc làm việc quá sức hoặc do thời tiết thay đổi quá đột ngột làm ảnhhưởng tới bộ máy tiêu hoá.- Bệnh phát sinh còn do kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêmphúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hay do gia súc nằm liệt lâu ngày.- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (cúm, tụ huyết trùng,...).- Do gia súc bị trúng độc Carbamid.- Bê, nghé mắc bệnh thường do bú sữa không tiêu2.3.3. Cơ chếDo thức ăn lên men chứa nhiều nước làm hơi sản sinh nhiều, làm rối loạntuần hoàn ở vách dạ cỏ và ức chế thần kinh ảnh hưởng đến sự nhai lại và ợ hơi,vách dạ cỏ bị thiếu máu, nhu động dạ cỏ giảm.- Hơi tích lại làm thể tích dạ cỏ tăng lên đột ngột, ép lên cơ hoành làm giasúc ngạt thở.- Máu về tim bị trở ngại gây ứ huyết ở não và tĩnh mạch cổ, gan cũng bị dạcỏ chèn ép gây thiếu máu làm cơ năng giải độc của gan giảm đồng thời những chấtphân gi ải trong dạ cỏ kích thích vào vách dạ cỏ gây cho con vật những cơn co thắt.- Đến cuối kì bệnh, dạ cỏ bị tê liệt, quá trình tống hơi ra ngoài hoàn toàn bịngừng trệ nên gia súc lâm vào trạng thái trầm trọng, gia súc có thể chết do ngạt thởvà do tuần hoàn trở ngại.2.3.4. Triệu chứngBệnh xuất hiện rất nhanh: sau khi ăn 30 ph – 1h- Gia súc không yên, bồn chồn- Bụng trái ngày càng phình to- Triệu chứng đau bụng: GS luôn ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng,hai chân thu vào bụng.- Vùng bụng trái sưng to, hõm hông trái căng phồng- Gõ vào vùng bụng trái (hõm hông trái) thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đụcvà âm bùng hơi mất. Nếu khí tích lại nhiều trong dạ cỏ, khi gõ còn nghe thấy âmkim thuộc.- Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó gi ảm dần rồimất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men.- Bệnh càng nặng, gia súc đau bụng càng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợhãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.- Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng hai chân trước để thở, hoặc thèlưỡi để thở và con vật chết do ngạt thở.- Tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh, mạch yếu huyết áp giảm, gia súc đitiểu liên tục2.3.5. Bệnh tích- Gia súc có hiện tượng chảy máu ở mũi và hậu môn- Lòi dom,- Mồm đầy bọt,- Thực quản vít chặt, thức ăn lên tới tận miệng,- Phổi sung huyết, máu tím bầm2.3.6. Chẩn đoánCần nắm được đặc điểm chính của bệnh: bệnh tiến triển nhanh (thường saukhi ăn 2 giờ), vùng bụng trái căng phồng, trong dạ cỏ chứa đầy hơi, gia súc khó thở,tĩnh mạch cổ phồng to.- Cần chẩn đoán phân biệt với dạ cỏ bội thực: ởbệnh bội thực dạ cỏ, bệnhtiến triển chậm (thường xuất hiện sau khi ăn từ 6 - 9 giờ), khi gõ vùng dạ cỏ xuấthiện âm đục tuyệt đối.2.3.7. Tiên lượngBệnh hay xảy ra ở thể cấp, rất nguy hiểm, khi gia súc phát bệnh nếu khôngkịp thời can thiệp gia súc sẽ bị ngạt thở, trúng độc axit cacbonic làm trở ngại tuầnhoàn và xuất huy ết não, gia súc chết2.3.8. Điều trị- Nguyên tắc điều tri+ Thoát hơi trong dạ cỏ, ức chế sự lên men, tăng cường nhu động dạ cỏđồng thời chú ý trợ tim, trợ sức.- Trường hợp chướng hơi quá cấp phải dùng Troca để chọc thoát hơi trongdạ cỏ, chú ý khi chọc phải để thoát hơi từ từ.- Dùng thuốc điều trị- Dùng thuốc thải trừ chất chứa ở dạ cỏ:+ MgSO4 hoặc Na2SO4: 200 - 300g/Trâu, bò;100 – 200 g/bê, nghé.+ Hòa nước cho uống một lần trong cả quá trình điều tri- Dùng thuốc ức chế sự lên men sinh hơi ở dạ cỏ- Dùng thuốc trợ sức, trợ l ực: Tiêm dưới da ngày 1 lần.+ Cafein natribenzoat 20%: 10 - 15 ml/Trâu, bòĐể gia súc đứng yên trên nền dốc (đầu cao mông thấp) cho dễ thở, dùng tayxoa bóp dạ cỏ nhiều lần (mỗi l ần từ 10-15 phút).- Dội nước lạnh vào nửa thân sau, bôi Ichthyol vào lưỡi hoặc dùng que ngángngang mồm để kích thích gia súc ợ hơi.- Đưa tay vào trực tràng móc phân và kích thích bàng quang để gia súc đitiểu2.4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ mãn tính2.4.1. Đặc điểmBệnh chướng hơi dạ cỏ mãn tính thường là một bệnh kế phát, gia súc biểuhiện lúc bị bệnh lúc khỏi2.4.2. Nguyên nhânDo hậu quả của những bệnh làm giảm nhu động dạ cỏDo hậu quả của những bệnh về thực quảnNhững bệnh ký sinh trùng đường máu mãn tính2.4.3. Triệu chứng- Bệnh phát ra có tính chất chu kỳ: Vũng hõm hông trái chướng to- Nhu động dạ cỏ giảm, giảm nhai lại, gia súc gầy dần- Bệnh kéo dài hàng tháng, con vật đi táo và ỉa chảy xen kẽ nhau2.4.4. Điều trị- Hộ lý: Chăm sóc tốt gia súc, tránh cho gia súc ăn những thức dễ lên men,những thứ ăn nhiều nước, tăng cường xoa bóp dạ cỏ- Điều trị+ Khi bị chướng hơi nên dùng thuốc chống men sinh hơi+ Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ+ Dùng thuốc trợ sức, trợ lực3. Những biện pháp chẩn đoán và điều trị mới áp dụng từ y học3.1. Siêu âmTrên cơ sở tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới ảnh hưởng của dòng điệnxoay chiều tạo ra năng lượng âm học, người ta chế tạo ra các đầu dò phát và thusóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể,dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau.Phân sóng âm còn lại tiếp tục truyền đi và dội lại tới khi không còn năng lượng.Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhậnkhuếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trênmàn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kíchthước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc,…Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính:- Sự phát xạ của siêu âm.- Tính dẫn truyền của siêu âm.- Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơquan.- Sự suy giảm của siêu âm.3.2. Nội soiĐây là một phưon̛ g pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa(baogồm thực quản, dạ dày và tá tràng) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kínhkhoảng 9mm, đưa vào qua đường miệng. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩcó thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong. Từ đó, có được chẩn đoán vàphương pháp điều trị thích hợp.Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phưon̛ g pháphiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hươn̉ g từ (MRI) dù rấtđắt tiền nhưng vẫn không có giá trị chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X quang dạ dàybằng cách bơm baryt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không chínhxác bằng nội soi. Qua máy nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thưon̛ g rất nhỏ chỉvài milimet, có thể sinh thiết để tìm ung thư, có thể xét nghiệm tìm vi trùngHelicobacter Pylori gây bệnh. Nội soi dạ dày còn có thể dùng để theo dõi quá trìnhđiều trị các tổn thưon̛ g loét, điều trị nhiễm khuẩn. Đối với các trường hợp đang xuấthuyết, nội soi có thể được tiến hành khẩn cấp để phát hiện và điều trị chỗ chảy máu,tránh khỏi phải mổ.3.3. Chụp X – quangChẩn đoán X - quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xétcác khí quan trong cơ thể. Những phương pháp đó dựa vào:- Tính chât đâm xuyên sâu của tiaRơn-ghen.- Sự hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau của các phân tử (trong cơ thể).Do các mô hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra nhữnghình X - quang đậm hay nhạt.Vì tia Rơn-ghen không tác dụng trên võng mạc mắt nên để thấy các hình ảnhđó, người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau:- Phương pháp chụp X - quang: dùng phim ảnh để chụp.- Phương pháp chiếu X - quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quanghoặc dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X - quangdưới màn huỳnh quang mà chỉ chiếu X - quang dưới tăng sáng truyền hình để giảmliều nhiễu xạ, bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hìnhảnh tốt hơn.Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thểnhư:xương, phổi,... người ta sử dụng phương pháp chụp X - quang. Tuy nhiên, khimuốn khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động củacác cơ quan như: nhu động của dạ dày, ruột,... người ta dùng phương pháp chiếu X quang.3.4. Xét nghiệm3.4.1. Xét nghiệm máuLà xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu và là một trong nhữngxét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. Chẳng hạn như số lượng bạch cầu tăng cóthể là dấu hiệu báo động có một trình trạng nhiễm trùng ở đâu đó của cơ thể, hoặc ítgặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính nào đó. Số lượng bạch cầu giảmcó thể gợi ý một bất thường về tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc điều trịnhư các thuốc hóa trị. Hay số lượng hồng cầu giảm hoặc hermoglobin giảm có thểgợi ý đến một tình trạng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhữngnguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu hay hermoglobin có thể xảy ra bao gồmnhững bệnh về tủy xương hoặc khi nồng độ oxy trong máu giảm. Số lượng tiểu cầugiảm có thể là do chảy máu kéo dài hoặc do một số bệnh khác. Ngược lại, số lượngtiểu cầu tăng bất thường có thể gợi ý đến một sự bất thường ở tủy xương hoặc mộttình trạng viêm nặng. Trước khi làm xét nghiệm công thức máu, người bệnh khôngđược ăn gì trong 12 giờ.Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng cách lấy một vài mililít máutrực tiếp từ tĩnh mạch người bệnh thông qua kim tiêm. Mẫu máu sau khi lấy sẽ đượcgửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Tại đây, các phép tính sẽ được thực hiệnbằng một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những thành phần khác nhau củamáu trong vòng chưa đến một phút.3.4.2. Xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm nước tiểu là một phần trong quy trình kiểm tra sức khỏe định kỳ.Xét nghiệm nước tiểu bao gồm quan sát đại thể nước tiểu (xem số lượng, màu sắc,độ trong), xét nghiệm bằng các que nhúng (so màu sắc thay đổi biểu hiện trên quenhúng với màu chuẩn quy định trên mẫu) và xét nghiệm vi thể nước tiểu (xem dướikính hiển vi để tìm các tinh thể, trụ, tế bào vẩy, vi trùng và các tế bào khác).Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sỹ phát hiện một số bệnh như đái tháođường, nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, bệnh thận… căn cứ trên độ pH đậm đặc,hàm lượng đạm, đường, cetone, nitrite trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũnglà một cách để thử xem có thai hay không.III. KẾT LUẬNBệnh dạ cỏ ở gia súc nhai lại là bệnh thường gặp do chế độ chăm sóc, nuôidưỡng, quản lý gia súc chưa hợp lý hoặc do chất lượng thức ăn kém. Bệnh thườngcó tiên lượng tốt và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra ở thể cấp tính thìcần phải cấp cứu kịp thời không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con vật.Trong quá trình chăn nuôi, cần khuyến cáo người dân có chế độ chăm sócnuôi dưỡng tốt, chú ý đến khẩu phần và chất lượng thức ăn. Đồng thời phòng đầyđủ các bệnh thường xảy ra ở gia súc nhại lại.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phạm Sỹ Lăng (2005), Giáo trình Thú y, Nxb Đại học Sư phạm2. Phạm Sỹ Lăng (2009), Bệnh thường gặp ở trâu bò, Nxb Nông nghiệp Hà Nội3. Phan Thị Hồng Phúc,(2010), Bài giảng bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệpHà Nội4. Phạm Ngọc Thạch (2006), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệpHà Nội5. Phạm Ngọc Thạch (2008), Giáo trình Chẩn đoán và bệnh nội khoa gia súc , NxbNông nghiệp Hà Nội6. Vũ Đình Vượng (2004), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp HàNội7. Khánh Hạ (2015) Phương pháp xét nghiệm />8.HộinôngdânQuảngNam(2010)Bệnhbộithựcởtrâu />bòMỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌAHình 1: Bò chướng bụngHình 3: Bệnh tích bò chết bị lòi romHình 5: TrocaHình 2: Bò chết do chướng bụngHình 4: Phổi sung huyếtHình 6: Chọc dò troca

Tài liệu liên quan

  • THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12
    • 33
    • 380
    • 1
  • Kỹ thuật phòng chống bệnh lở mồm long móng và bệnh thân nhiệt ở gia súc Kỹ thuật phòng chống bệnh lở mồm long móng và bệnh thân nhiệt ở gia súc
    • 41
    • 447
    • 0
  • Tài liệu Sức cạnh tranh về giá của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam: Những tác động của các chính sách trong nước và các nhân tố bên ngoài pptx Tài liệu Sức cạnh tranh về giá của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam: Những tác động của các chính sách trong nước và các nhân tố bên ngoài pptx
    • 21
    • 839
    • 3
  • Kỹ thuật phòng chống bệnh lở mồm long móng và bệnh nhiệt thán ở gia súc pdf Kỹ thuật phòng chống bệnh lở mồm long móng và bệnh nhiệt thán ở gia súc pdf
    • 41
    • 681
    • 3
  • TÍNH SẲN CÓ VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM,: BẰNG CHỨNG TỨ ĐIỀU TRA TIẾP CẬN NGUỒN LỰC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 2006-2008-2010 pptx TÍNH SẲN CÓ VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM,: BẰNG CHỨNG TỨ ĐIỀU TRA TIẾP CẬN NGUỒN LỰC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 2006-2008-2010 pptx
    • 32
    • 408
    • 0
  • Một số bệnh mới do virus ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị pptx Một số bệnh mới do virus ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị pptx
    • 220
    • 457
    • 2
  • Bệnh viêm mụn nước ở gia súc docx Bệnh viêm mụn nước ở gia súc docx
    • 4
    • 393
    • 0
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học họ chè ở vườn quốc gia Bạch Mã, đề xuất giải pháp bảo tồn laoif có giá trị. Nghiên cứu đa dạng sinh học họ chè ở vườn quốc gia Bạch Mã, đề xuất giải pháp bảo tồn laoif có giá trị.
    • 14
    • 997
    • 0
  • ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU của cây lúa đối với BỆNH lùn lúa cỏ, lùn XOẮN lá ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU của cây lúa đối với BỆNH lùn lúa cỏ, lùn XOẮN lá ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
    • 6
    • 483
    • 1
  • Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở bò pdf Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở bò pdf
    • 3
    • 1
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.49 MB - 23 trang) - bệnh ở dạ cỏ của gia súc nhai lại Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chướng Hơi Dạ Cỏ Mãn Tính