Bệnh Phấn Trắng Gây Hại Cây Chanh Dây Như Thế Nào

Virus gây bệnh hại trên cây chanh dây là vấn đề nghiêm trọng mà người làm vườn đang quan tâm và tìm các biện pháp để xử lí. Trong số đó bệnh phấn trắng (cứng trái) trên chanh dây khiến cho chất lượng trái suy giảm. Cần có các biện pháp chủ động để ngăn ngừa bệnh phấn trắng hại cây chanh dây.

Nội dung bài viết

  • 1.Triệu chứng của bệnh phấn trắng
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng chanh dây
  • 3. Biện pháp ngăn ngừa bệnh phấn trắng

1.Triệu chứng của bệnh phấn trắng

Đây là bệnh nghiêm trọng trên cây chanh dây xuất hiện trong cả giai đoạn cây còn non và cả cây trong giai đoạn kinh doanh. Bệnh phấn trắng không chỉ gây hại trên trái mà còn ảnh hưởng đến lá.

Trên lá: Khi cây còn non, bệnh phấn trắng gây hại làm lá quăn lại, nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường. Phần chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm. Chồi ngọn không phát triển.

Trên trái: Bệnh phấn trắng trên cây chanh dây khiến trái bị biến dạng, vỏ trái bị sần sùi, trên trái xuất hiện những u to nhỏ. Trái ngừng phát triển, màu sắc trái không đồng nhất và trái bị cứng lại. Mẫu mã trái xấu, khó bán khiến cho giá trị kinh tế bị giảm.

bệnh phấn trắng chanh dây
Trái bị bệnh phấn trắng

2. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng chanh dây

Bệnh phấn trắng do virus Passion Fruit Woodiness (viết tắt là PWV) gây ra.

Bệnh lây lan nhanh từ cây này sang cây khác do sự chích hút của các loại sâu hại như bọ trĩ, rệp sáp, ruồi vàng, rầy,…

Ươm trồng, cấy ghép cây con không xử lí kỹ khiến mầm bệnh gây hại cho cây con. Sau đó đem trồng khiến bệnh phát triển và lây lan.

Lây lan qua các dụng cụ làm vườn như dao, kéo cắt cành, cuốc, xẻng,…

3. Biện pháp ngăn ngừa bệnh phấn trắng

Để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh phân trắng gây ra, người trồng chanh dây cần chủ động phòng bệnh tích cực ngay từ ban đầu để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

Biện pháp phòng:

  • Sử dụng cây con khỏe mạnh, sạch bệnh để trồng, ngăn ngừa mầm bệnh từ đầu.
  • Bón phân cân đối, hợp lí dựa vào sự thay đổi của thời tiết.
  • Bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung chất mùn cho đất, giúp đất tơi xốp hơn.
  • Sử dụng phân bón lá để nâng cao chất lượng trái, hạn chế nấm bệnh xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cây, vỏ quả ổn định, quả có độ cứng nhất định.
  • Vệ sinh khử trùng các dụng cụ dùng trong vườn trước và sau khi sử dụng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
  • Sử dụng các loại bẫy côn trùng, giấy bạc phản chiếu ánh sáng để xua đuổi côn trùng.
  • Tưới tiêu nước hợp lí, cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô.
  • Không trồng xen các loại cây là vật chủ kí sinh của các tác nhân gây hại như ớt, cà tím, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột.

Biện pháp xử lý khi cây nhiễm bệnh:

Khi phát hiện cây đã nhiễm bệnh, bà con cần thực hiện các việc sau:

  • Tiến hành cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây hoặc nhổ bỏ cây bị nặng mang đi tiêu hủy. Sau đó sử dụng Nano chitosan kết hợp với amino acid phun đều lên thân cành lá cây bệnh và những cây còn lại trong vườn để xử lý mầm bệnh đồng thời tăng kích kháng cho cây.
  • Phun 2 lần cách nhau 3 ngày.
  • Sau đó bà con cho vệ sinh vườn cây thông thoáng.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Từ khóa » Hiện Tượng Lá Lốm đốm Trắng Xanh