Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Và Cách Phòng Ngừa - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Bệnh phân trắng trên tôm và cách phòng ngừa
28/02/2018 08:55:53 AM Màu chữ Cỡ chữPhân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này.
Bệnh phân trắng trên tôm. Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết. Quan sát hệ thống gan tụy trên tôm bệnh thấy, các tế bào epithelial trong ống gan tụy bị bong tróc, sau đó tập trung lại tại phần nối giữa gan tụy, dạ dày và ruột giữa trước khi bị đẩy ra ngoài. Phân tích phân tôm thấy, thành phần chủ yếu là lipid, một số cấu trúc của hệ thống gan tụy và đường ruột và thường thấy có cả ấu trùng cũng như xác của Vermiform, một loại ký sinh trùng được xác là một trong những tác nhân gây ra bệnh phân trắng (được cho là nhìn giống một loài Gregarines) (Sriurairatana S, et al. 2014). Ngoài ra, có sự hiện diện nồng độ cao các nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae (Limsuwan, 2010). Năm 2010, một báo cáo từ nghiên cứu nguyên nhân bệnh phân trắng của nhóm Ha và cộng sự phát hiện vi bào tử trùng Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là tác nhân gây lên bệnh phân trắng. Triệu chứng của ao tôm bị bệnh phân trắng - Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn - Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng - Tôm mềm vỏ - Mang chuyển sang màu tối - Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh thường xuất hiện tại các ao nuôi có những đặc điểm sau: (Arief Taslihan, 2015) - Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao - Xuất hiện tảo lam - Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm - Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml - Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm - Nồng độ ôxy < 3 ppm trong thời gian dài - Nhiệt độ > 320C. Các nhóm tác nhân gây bệnh (theo Soraphat Panakorn) - Nhóm Vibrio - Nhóm độc tố gây tổn thương hệ thống gan tụy và đường ruột gồm: + Độc tố bởi các loại khí độc: NH3, H2S + Độc tố bởi nấm từ thức ăn: Thức ăn trong mùa mưa, điều kiện bảo quản không tốt khiến độ ẩm cao và sản sinh ra các loại nấm mốc tiết độc tố + Độc tố bởi tảo độc (Cyanobacteria) + Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) + Các cấu trúc của nhóm tảo Silica diatom: Do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương + Ký sinh trùng Gregarine) Có thể một trong các nhân tố trên gây tổn t hương hệ thống gan tụy trước, sau đó các tác nhân khác tấn công tiếp theo khiến tôm nhiễm bệnh. Các giải pháp phòng ngừa và điều trị Điều trị: - Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 - 2 ngày - Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể - Thay nước sạch đã xử lý 30 - 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc) - Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm); - Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao - Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10g/kg) vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh) - Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục. Phòng ngừa: - Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước; - Cho ăn lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ nước tăng cao > 320C, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao. Nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường; - Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu; - Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc; - Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao; - Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5 ppm.
Nguồn: Tạp chí thủy sản Việt Nam Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan báo, đài trong tỉnh, UBND các huyện và thành phố Cà Mau tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong tỉnh chủ động phòng, chống thiên tai khi mùa mưa, bão sắp đến. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau đăng tải nội dung Hướng dẫn số biện pháp cơ bản trong phòng, chống đối với các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh do Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành.
(22/05/2020) -
Trong quá trình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nếu không có quy trình xử lý nước thải, chất thải hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
(29/11/2018) -
Bệnh đầu vàng (YHD) là một loại bệnh nguy hiểm trên tôm sú. Theo nhiều bà con cho biết, khi tôm nhiễm bệnh có thể chết hàng loạt rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh đầu vàng trên tôm? Cách phòng trị bệnh trên tôm sú như thế nào?
(21/11/2018) -
Trước hết, thay mặt cho hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn, tôi xin gởi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến quý vị đại biểu và chúc “Hội thảo về giải pháp sản xuất lúa an toàn” tổ chức thành công tốt đẹp.
(15/11/2018) -
Chỉ trong thời gian từ gần cuối năm 2015 – 2018 có rất nhiều hộ dân ở trong tỉnh Cà Mau, nhất là các huyện như: Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn… đã mạnh dạn chuyển từ mô hình nuôi tôm ao đất sang mô hình nuôi tôm ao bạt hay gọi là nuôi tôm siêu thâm canh, mang lại hiệu quả vượt trội; đồng thời, lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể, sản lượng cao, tỷ lệ thành công lớn, chính vì thế đã và đang tạo đà cho diện tích nuôi siêu thâm canh tăng nhanh đáng kể, tạo ra bước đột phá mới, mở ra triển vọng cho ngành tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và mang con tôm Việt Nam ra khắp thị trường trên Tthế giới.
(15/11/2018) -
Nuôi tôm công nghệ Biofloc đã được nhắc đến khoảng 2014 – 2015, nhưng trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng cũng như một số tỉnh nuôi tôm trọng điểm nói chung thì chưa triển khai áp dụng thực hiện thành công. Từ cuối năm 2016, được sự hỗ trợ của Dự án CRSD Cà Mau, tỉnh Cà Mau có 15 người được tiếp cận với công nghệ Biofloc (9 nông dân và 6 cán bộ kỹ thuật) thông qua lớp tập huấn 2 ngày tại Ninh Hòa.
(13/11/2018) -
Năm 2017, được sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, UBND xã Nguyễn Việt Khái đã tạo điều kiện cho gia đình tôi thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Sau thời gian nuôi 93 ngày tôi thu tỉa được 3.540 kg, trọng lượng 32 con/kg; 107 ngày tuổi thu hoạch toàn bộ được 3.200 kg, trọng lượng 29 con/kg.
(09/11/2018) -
Nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ở Cà Mau là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai. Bắt đầu phát triển từ năm 2016 với diện tích chỉ 175ha, nay tăng lên 1.750 ha. Hiện nay, công nghệ nuôi tôm STC ở Cà Mau chủ yếu áp dụng theo Semi Biofloc kết hợp với tuần hoàn khép kín; mô hình CPF và quy trình nuôi hai giai đoạn, ít thay nước. Hiệu quả nuôi STC khá cao với tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 90%, năng suất từ 40 - 50 tấn/ha/vụ, nuôi 3 - 4 vụ/năm, đạt 120 - 150 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, nuôi tôm STC bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức: Lệ thuộc bên ngoài về con giống và nguyên vật liệu đầu vào, vấn đề xử lý môi trường, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng, nguồn vốn đầu tư lớn, trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ của người dân còn thấp. Thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) và công nghiệp sinh học; khuyến khích ứng dụng CNSH trong nuôi tôm STC như quy trình nuôi tuần hoàn sinh học khép kín, Biofloc, Semi Biofloc, các quy trình nuôi ít thay nước; tiếp nhận công nghệ, từng bước chủ động sản xuất con giống, thức ăn và chế phẩm sinh học tại chỗ để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh.
(05/11/2018) -
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh dân số thế giới có thể đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050. Trong khi sản lượng thủy sản khai thác duy trì tương đối ổn định từ cuối thập niên 1980 đến nay, nguồn cung thủy sản từ lĩnh vực nuôi trồng liên tục tăng. Năm 1974, thủy sản nuôi chỉ chiếm 7% nguồn cung thủy sản dùng làm thực phẩm thì đến năm 1994, tỷ trọng này tăng lên 26%, đạt 39% năm 2004. Tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng cho đến hiện nay.
(29/10/2018) -
Sau hơn mười năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông – ngư – lâm nghiệp sang ngư – nông – lâm nghiệp, nông nghiệp, nông thôn Cà Mau đã được nhiều thành tựu to lớn và khá toàn diện; trong đó, sản xuất thủy sản không ngừng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; diện tích nuôi trồng thủy sản phát triển hơn 3 lần, năng suất, sản lượng ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng. Việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất kết hợp với sản xuất đa canh đã trở thành hướng chuyển dịch có hiệu quả, mở ra triển vọng về một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
(26/10/2018) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh có thư khen 12 cơ quan, đơn vị, địa phương về phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, chuẩn bị hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh sởi.
- UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là 61.500 đồng/hộ/tháng.
- Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được tổ chức từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Khuẩn Gan Trên Tôm
-
GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM
-
BỆNH GAN TRÊN TÔM, CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ!
-
MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN TÔM NUÔI - Viện LOCI
-
Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi - Tạp Chí Thủy Sản
-
Phòng Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Trên Tôm - Tạp Chí Thủy Sản
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Gan Trên Tôm
-
Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Ở Tôm Thẻ Chân Trắng
-
Hội Chứng Gan Tụy, Chết Sớm Trên Tôm Thẻ, Tôm Sú - Âu Mỹ - AEC
-
NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN GAN TÔM VÀ ...
-
Hội Chứng Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi Và Biện Pháp Phòng Tránh
-
Biện Pháp Phòng Một Số Bệnh Do Vi Khuẩn ở Tôm Sú
-
[PDF] Một Số Kết Quả Chẩn đoán Mô Bệnh Học Và Phân Tích Siêu Cấu Trúc ...
-
Phân Lập Và Xác định Khả Năng Gây Hoại Tử Gan Tụy Của Vi Khuẩn ...