Bệnh Phó Thương Hàn (Salmonellosis) Trên Heo - VietDVM

Bệnh phó thương hàn hay còn gọi là Salmonellosis trên heo là bệnh do vi khuẩn salmonella (sal) gây ra với các triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao, mệt mỏi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp và tiêu chảy.

Benh pho thuong han tren heo

Heo tiêu chảy do salmonella

Bệnh phó thương hàn xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất trên đối tượng heo thịt 8 tuần tuổi trở lên.

Và việc mầm bệnh sal trong ruột heo có thể gây ô nhiễm thịt heo trong khi giết mổ chính là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cũng chính bởi vậy mà hầu hết các nước nhập khẩu thịt heo đều yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt đối với bệnh phó thương hàn trên heo.

Hầu hết các ca ngộ độc thực phẩm trên người đều có liên quan tới sal. Bởi vậy mà thiệt hại do sal gây ra không chỉ nằm ở chỗ tăng chi phí, giảm năng suất mà còn nằm ở những thiệt hại về kinh tế khác cũng như sức khỏe con người.

Tuy vậy, Sal chỉ gây bệnh khi trong cơ thể tồn tại 1 lượng mầm bệnh đủ lớn.

Vậy salmonella vào cơ thể và gây bệnh như thế nào? Tại sao nó lại gây ra những triệu chứng, bệnh tích đó?

co che f1

Ảnh cơ chế gây bệnh của Sal

Xem thêm các bệnh nguy hiểm khác !

  • Dịch tả heo - CSF.
  • Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo (APP)
  • Circo virus - Hiểm họa tiềm tàng trong chăn nuôi heo
  • Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo - PRRS

Benh pho thuong han tren heo 6

Biểu hiện khi heo mắc Sal

Benh pho thuong han tren heo 2

Benh pho thuong han tren heo 1

Ruột heo viêm loét,chảy máu

Benh pho thuong han tren heo 3

Ruột heo nhiễm sal

Benh pho thuong han tren heo 4

Gan tổn thương

Benh pho thuong han tren heo 5

Phổi tổn thương

Điều trị bệnh phó thương hàn

Việc điều trị heo bệnh nhiễm sal thường không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi phát hiện heo nhiễm bệnh, ta có thể xử lý theo các bước như sau:

1. Tách riêng toàn bộ heo bệnh sang 1 ô chuồng khác.

2. Vệ sinh, phun sát trùng toàn bộ trang trại. Đặc biệt ô heo bệnh phải luôn trong tình trạng ấm áp, khô ráo, sạch sẽ.

3. Kiểm tra lại toàn bộ heo bệnh, xem những con nào nặng quá thì loại bỏ.

4. Những con còn lại sau khi gửi mẫu đi kiểm tra xem chủng vi khuẩn gây bệnh là loại nào và làm kháng sinh đồ xem chủng đó nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì tiến hành chọn kháng sinh và điều trị:

• Tiêm kháng sinh, thường mỗi ngày 1-2 mũi trong 4-5 ngày. Trong thực tế điều trị, tùy thuộc từng ca bệnh, loại kháng sinh và khuyến cáo của nhà sản xuất mà sử dụng liều cho phù hợp. Các loại kháng sinh có thể dùng như Gentamycin, Sulpha Trimethoprim, Norfloxacin, Colistin, Tetracyclin, Enrofloxacin, Tiamulin.

• Tiêm corticoid (thuốc chống viêm). Tiêm bắp trong 4-5 ngày cùng liệu trình với kháng sinh (liều dùng tùy thuộc).

• Truyền nước muối sinh lý 0,9% vào tĩnh mạch tai cho heo, mỗi con 1 chai/lần x 2 lần/ngày x 4-5 ngày.

• Trộn kháng sinh vào trong thức ăn (hoặc nước uống) cho toàn bộ heo trong trại. Nên trộn cách tuần để mầm bệnh không nhờn thuốc: trộn liền 1 tuần  nghỉ 1 tuần, sau 2 đợt trộn thì nghỉ 1 tháng rồi mới trộn lại nếu bệnh vẫn còn.

Lưu ý:

- Tiến hành cùng lúc 4 thao tác điều trị trên (tiêm kháng sinh và chống viêm, truyền dịch, trộn kháng sinh).

- Điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao.

- Một số bác sỹ thú y không đồng ý điều trị heo bị phó thương hàn. Thay vào đó, họ khuyến cáo trại cải thiện vệ sinh và giảm mật độ chăn nuôi.

Nguyên nhân truyền lây và các biện pháp phòng bệnh phó thương hàn tổng thể.

Mầm bệnh được đào thải ra ngoài chủ yếu qua phân. Do 1 số nguyên nhân khác nhau làm cho heo có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh trong môi trường và nhiễm bệnh.

Tuy nhiên vì bệnh phó thương hàn chỉ gây bệnh khi có đủ nhiều 1 số lượng nhất định trong cơ thể nên mục tiêu của công tác phòng bệnh là để có được mức Salmonella trong môi trường thấp hơn mức cần thiết đủ để gây bệnh và giảm sự lây nhiễm sal.

Nắm được heo nhiễm bệnh từ đâu sẽ giúp chúng ta đưa ra được những biện pháp phòng bệnh hợp lý, hiệu quả.
Nguyên nhân truyền lây bệnh Biện pháp phòng bệnh tương ứng
Vệ sinh kém Thường xuyên vệ sinh và phun sát trùng sạch sẽ trong và ngoài trại.
Mật độ heo quá dày Điều chỉnh lại mật độ cho phù hợp, tăng cường thông thoáng cho các ô chuồng.
Stress do di chuyển và ghép đàn Hạn hế tối đa di chuyển heo. Có ghép đàn thì chọn những ô gần nhau càng tốt
Lây lan qua sâu bọ, ruồi Phun thuốc diệt ruồi, bọ. Có thể phun định kỳ theo quý hay nửa năm tùy thuộc mức độ mỗi trại.
Lây lan qua phương tiện vận chuyển Hạn chế tối đa mọi phương tiện vận chuyển đi vào trại. Nếu có phương tiện vào → phải được khử trùng sạch sẽ và đậu xa chuồng nuôi.
Do chim, chuột, động vật gặm nhấm khác lây nhiễm mầm bệnh vào thức ăn Kiểm soát động vật gặm nhấm: đặt bẫy, hay tham khảo mẹo kiểm soát chuột bọ tại bài viết NÀY.
Các nguyên liệu để chế biến thức ăn nhiễm bệnh → thức ăn nhiễm bệnh Lập kế hoạch trộn phòng kháng sinh đều đặn, hợp lý vào thức ăn hoặc nước.
Do heo mới nhập về mang mầm bệnh Heo nhập về phải có nguồn gốc sạch bệnh, phải nhốt riêng 1 thời gian để cách ly và theo dõi.

Lây lan qua dụng cụ bảo hộ, dụng cụ chăn nuôi

Các dụng cụ trong chuồng nuôi cũng như quần áo, dày dép, ủng cảu công nhân đều phải được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.

Ngoài ra, hiệu quả của việc phòng bệnh còn phụ thuộc rất lớn vào việc heo được chăm sóc tốt; ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý.

Hiện nay 1 số nước trong đó có Việt Nam tiêm phòng vaccine phó thương hàn. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vaccine mang lại hiệu quả thấp hơn so với cách phòng ngừa bằng kháng sinh.

Bạn có muốn xem thêm ?
  • Hội chứng tiêu chảy trên heo con.
  • Nguyên nhân tiêu chảy ở heo con cai sữa.
  • Giải pháp mới kiểm soát PRRS bằng màng lọc không khí
  • Dịch tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic Diarrhoea PED).

VietDVM team

Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Phó Thương Hàn Lợn