Bệnh Quai Bị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào. Bệnh quai bị có lây và nguy hiểm không?… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và tìm kiếm hiện nay…

Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin chia sẻ đầy đủ cho bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh quai bị cũng như 1 số các vấn đề liên quan khác để mọi người có thêm kiến thức phòng tránh cũng như thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Bệnh Quai Bị Có Lây Không

Mục lục

Toggle
  • 1/ Bệnh quai bị là gì
  • 2/ Triệu chứng của bệnh quai bị
  • 3/ Nguyên nhân gây ra bệnh
  • 4/ Các biến chứng của bệnh
  • 5/ Đối tượng dễ mắc bệnh
  • 6/ Bệnh quai bị có lây hay không
  • 7/ Cách phòng ngừa bệnh quai bị
  • 8/ Điều trị bệnh quai bị như thế nào
  • 9/ Người bị bệnh quai bị nên kiêng gì

1/ Bệnh quai bị là gì

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ em là đối tượng thường xuyên nhiễm quai bị trừ độ tuổi nhũ nhi ( ít hơn 1 tuổi) thì hiếm khi bị, nguyên nhân có thể do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ.

2/ Triệu chứng của bệnh quai bị

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng sốt sớm, khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày tới. Các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.

Các triệu chứng quai bị thường gặp bao gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu;

3/ Nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh quai bị gây ra do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus. Người bệnh thường có khả năng lây nhiễm cao nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện hoặc sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc

4/ Các biến chứng của bệnh

Nếu không được điều trị đúng cách, quai bị có thể dẫn đến các biến chứng

  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Viêm tụy
  • Bệnh chàm

5/ Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Đối tượng hay mắc quai bị nhất là trẻ em từ 3 tuổi trở lên, chính là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo và tăng nguy cơ mắc phải từ cộng đồng.
  • Trong đó, hay gặp nhất là độ tuổi từ 5-9 tuổi và thanh niên.
  • Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu

6/ Bệnh quai bị có lây hay không

Bệnh quai bị lây truyền qua đường hô hấp. Đường hô hấp là chủ yếu do các bụi nước trong hơi thở người bệnh truyền sang người lành thông qua động tác ho, hắt hơi, khạc nhổ, giao tiếp. Sau đó, người lành hít phải sẽ tồn tại virus bám vào niêm mạc mũi miệng, kết mạc và xâm nhập vào nội tạng qua đường máu.

Bệnh Quai Bị

7/ Cách phòng ngừa bệnh quai bị

+ Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua);

+ Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại;

+ Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng;

+ Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu;

+ Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.

8/ Điều trị bệnh quai bị như thế nào

Hiện nay, bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu nên nguyên tắc điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng:

  • Hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc tốt bệnh nhân nhất là trong giai đoạn toàn phát
  • Điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định
  • Với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp

9/ Người bị bệnh quai bị nên kiêng gì

  • Cách ly trẻ. Do quai bị là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh. Bạn nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.
  • Kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau.
  • Tránh vận động mạnh
  • Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu
  • Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.

……

Như vậy với bài viết trên đây mà Pasteur đã chia sẻ.. Bây giờ các bạn đã có thêm kiến thức phòng tránh cũng như hiểu rõ bệnh quai bị là như thế nào rồi..

Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi cụ thể các vấn đề liên quan. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám đa khoa Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt nhất cũng như thăm khám đầy đủ hơn…

Xem thêm:

  • Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
  • Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà cần lưu ý
  • Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Sưng Má Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì