Bệnh Rỉ Sắt Hại Cây Hoa Hồng - Thế Giới Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng do nấm ký sinh Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra. Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch.
Bệnh rỉ sắt trên cây hồng tấn công và gây hại trên cả thân cây và phần lá. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh và cách trị bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rỉ sắt trên thân cây hoa hồng
Ban đầu, trên thân cây hồng xuất hiện các chấm màu vàng nhạt đến vàng cam. Sau một thời gian, nấm gây bệnh rỉ sắt tạo thành các mảng u nổi lên. Bên trong các khối u này như có chất bột màu vàng cam. Nó giống như một lớp rêu mỏng bám trên thân cây.
Dấu hiệu bệnh rỉ sắt trên thân cây hoa hồng
Lúc đầu nó có dạng hình elip bầu tròn. Sau đó lan dần khắp thân cây hoa hồng. Ban đầu vết bệnh có màu vàng cam tươi, sau đó chuyển sang màu vàng sẫm hơn, cuối cùng là màu nâu đen. (Bệnh thường xuất hiện trên thân cây trưởng thành hoặc thân hồng già hơn là các cành nhánh non).
Trên lá hồng xuất hiện các đốm vàng, nó như những mụn mủ màu cam xuất hiện rải rác khắp bề mặt lá hồng. Sau đó, các đốm vàng này sẽ chuyển sang màu đen và làm rụng lá.
- Bệnh rỉ sắt hầu như xuất hiện ở khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, nụ, hoa. Phát triển mạnh nhất trên lá cây hoa hồng.
- Ban đầu vết bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Những cục u này có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt.
- Vết bệnh trên lá: Các mô lá màu xanh dần chuyển sang màu vàng sáng, xuất hiện các mụn nhỏ lấm tấm màu cam ở phần mặt dưới lá. Sau một thời gian khi các mụn màu cam lan rộng khắp lá và chuyển dần thành màu đen thì gây ra rụng lá.
Bệnh rỉ sắt trên cành non cây hoa hồng
- Vết bệnh trên thân: Gây hại đầu tiên trên thân non xanh gây biến dạng, có mụn mủ màu cam sáng xuất hiện. Dần phủ kín thân và gây héo, chết phần thân.
- Vết bệnh trên nụ và hoa: Thường gây hại khi nụ hoa bắt đầu hình thành, non. Gây biến dạng nụ và hoa không nở được.
- Cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô và rụng sớm, cây trở nên còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc hoa nhỏ, không đẹp.
2. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng
- Bệnh phát triển mạnh khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5oC, nhưng tối thích là 18 – 25oC.
- Bệnh rỉ sắt có thể xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Nhưng bệnh gây hại mạnh nhất khi cây hoa hồng phát triển các mầm, chồi non, giai đoạn cây ra hoa. Ở giai đoạn cây phát triển cành non mức gây hại cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào thời điểm mùa xuân và tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm do điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của bệnh.
3. Tác hại của bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
Bệnh rỉ sắt thường không làm chết cây hồng ngay lập tức mà làm cây chậm phát triển trầm trọng. Cây đốm lá, lá nhỏ, thân cây nhỏ, và rụng lá dần, ít đâm chồi mới.
Bệnh rỉ sắt làm cho lá hồng bị khô cháy và rụng sớm. Do đó cây hồng trở nên xơ xác, còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc nở hoa thì hoa nhỏ, không đẹp.
4. Cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
* Biện pháp canh tác
- Dọn sạch cỏ quanh gốc, phát quang bụi dậm xung quanh để cây có thể đón ánh nắng nhiều nhất.
- Mật độ trồng cây phải phù hợp, không quá dày để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn.
- Tưới đủ nước tránh để nước đọng lại ở các rãnh hay trên mặt lá.
- Cắt tỉa cành, lá, tạo độ thông thoáng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm Phragmidium tuberculatum là tác nhân gây hại có tính cơ hội. Do đó, việc tránh làm tổn thương cho cây có tầm quan trọng đặc biệt.
- Bón thêm phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca, Mg, … tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh:
- Bệnh rỉ sắt gây hại nặng nhất trên các giống hoa hồng leo. Các giống hoa hồng cổ ít gây hại.
* Biện pháp hóa học:
Trước khi đã phun thuốc trừ bệnh rỉ sắt, nếu cành nhánh cây hồng còn nhiều thì mấy chổ đốm vàng trên thân nên cắt bỏ vì các thân này sẽ kém phát triển. Sau này, nó làm suy yếu cây, cành lá bé xíu, cây hồng trở nên còi cọc.
Để điều trị bệnh rỉ sắt trên hoa hồng có thể dùng các loại thuốc trừ bệnh hại trên cây trồng chứa hoạt chất:
- Tebuconazole + trifloxystrobin (NATIVO 750WG)
- Hexaconazole (Anvil 5 SC, Topvil 50SC)
- Propineb (ANTRACOL 70WP)
- Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300 EC)
- Tweet it! Pin it! Note it!
Từ khóa » Hoa Hồng Bị Bệnh Rỉ Sắt
-
Bệnh Rỉ Sắt Hại Cây Hoa Hồng - Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội
-
Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Hoa Hồng - Vườn Vân Loan
-
Bệnh Rỉ Sắt ở Hoa Hồng, Cách Xử Lý Và Phòng Trừ Chuẩn Nhất
-
Bệnh Rỉ Sắt Và Cách Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Hoa Hồng
-
Hoa Hồng Bị Rỉ Sắt Chữa Thế Nào Giúp Hoa Nở Rực Rỡ đón Tết
-
Bệnh Rỉ Sắt Hại Cây Hoa Hồng
-
Bệnh Rỉ Sắt ở Hoa Hồng Gây Hại Như Thế Nào?
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Bệnh Rỉ Sắt ở Hoa Hồng
-
Phòng Chữa Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Hoa Hồng
-
TOP 4 Thuốc Trị Rỉ Sắt Trên Hoa Hồng Bạn Nên Biết
-
Phòng Bệnh Rỉ Sắt Gây Hại Cây Hoa Hồng - MPU
-
Bệnh Rỉ Sắt Trên Hoa Hồng Và Cách Phòng Trị - Nông Nghiệp Phố
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY HOA HỒNG