Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Mai Vàng ⋆ Vườn Babylon Chuyên VTNN

Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng

Chúng có biểu hiện như thế nào? Triệu chứng của bệnh ra sao? Tác hại của nó cách để phòng và trị hiệu quả? Đó chính là những vấn đề mà Vuonbabylon.vn sẽ chia sẻ cho các bạn trong bài viết này.

Với những kiến thức thực tế và khoa học, các kỹ sư nông nghiệp Vườn Babylon hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh rỉ sắt và bệnh rỉ sắt trên cây Mai vàng. Giúp bạn đọc trồng và chăm sóc cây mai vàng dễ hàng hơn. Giúp cây mai phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh rỉ sắt trên cây.

Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Mai Vàng

Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng là một trong những dòng bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết nhận biết và cách khắc phục. Không chỉ trên cây mai vàng và hầu hết các loại cây trồng đều bị. Chúng không gây hại nhanh chóng đối với cây, tuy nhiên chúng làm giảm năng suất cây trồng rất nhiều.

Phân-biệt-đúng-bệnh-rỉ-sắt-và-đốm-lá-trên-cây-mai-vàng

Bệnh gỉ sắt (rỉ sắt) là gì? Nguyên nhân gây bệnh này?

Bệnh gỉ sắt là một hiện tượng phần lá và thân cây bị nổi những đốm khô, sần sùi màu nâu đỏ giống như màu của gỉ sắt. Chúng xuất hiện thành từng đốm nhỏ rồi lan rộng trên lá, thân làm biến dạng lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá cây.

Bệnh gỉ sắt là do một loại nấm thuộc chi Phragmidium (chi nấm gỉ sắt) ký sinh gây hại trên thân, lá cây. Loại nấm này xâm nhập vào tế bào biểu bì và gây nên các đốm gỉ trên mặt lá. Nấm Phragmidium tồn tại rất lâu và trong môi trường đất, nước, không khí và các loại thực vật khác. Chính vì vậy nó dễ xâm nhập vào cây trồng, nhất là các cây suy yếu, thiếu dinh dưỡng. Chúng lây lan mạnh và phát triển rất nhanh trong điều kiện môi trường ẩm, vườn nhiều cây, cỏ dại.

Bệnh-rỉ-sắt-là-gì

Triệu chứng của bệnh rỉ sắt trên cây Mai Vàng

Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng rất dễ phát hiện, bởi biểu hiện của nó rất rõ ràng. Tuy nhiên bạn có thể nhầm lẫn bệnh rỉ sắt với các bệnh đốm lá khác. Điểm khác biệt của vết bệnh rỉ sắt là:

  • Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện từng đốm trồi lên phía trên, rờ trên mặt lá sẽ cảm nhận sự sần sùi. Còn đốm lá do nấm khác gây ra thường vết bệnh sẽ bị lõm xuống.
  • Xung quanh vết bệnh sần sùi trồi lên sẽ có một quầng vàng bao quanh.
  • Màu sắc vết bệnh bạn đầu sẽ có màu nâu nhạt, nổi từng đốm nhỏ. Sau đó sẽ lan rộng ra thành từng dải hoặc từng vùng. Vết bệnh lâu sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Nếu bị bệnh nặng, lá sẽ bị queo hoặc biến dạng.
  • Bệnh xuất hiện trước ở các lá già sau đó lan qua lá non.
  • Cây bị bệnh nặng thường còi cọc, già cỗi không phát triển

Cách-nhận-biết-bệnh-rỉ-sắt-trên-cây-mai-vàng-đúng-nhất

Tác hại của bệnh gỉ sắt đối với cây mai vàng

  • Nấm gây bệnh rỉ sắt sau khi xâm nhập vào tế bào lá cây sẽ sử dụng dinh dưỡng từ tế bào lá. Cạnh tranh dinh dưỡng với chính sinh vật chủ là cây mai.
  • Sợi nấm tấn công và phá hủy tế bào diệp lục của lá mai. Tế bào diệp lục là bộ máy quang hợp tạo nên nặng lượng và các chất cấu tạo nên các bộ phận cây trồng. Khi tế bào diệp lục bị phá hoại lá sẽ không còn quang hợp được nữa.
  • Tuy bệnh gỉ sắt gây hại đối với cây một cách từ từ và ít nghiêm trọng trong thời gian mới bị bệnh. Nhưng nó làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng rất lớn. Cây bị rỉ sắt thường sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất cho quá trình sinh thực như ra hoa, ra trái. Cây mai vàng bị rỉ sắt thường sẽ ra hoa ít hơn, hoa nhỏ và không bền.

Tác-hại-của-bệnh-rỉ-sắt-lên-cây-mai-vàng

Biện pháp phòng và trị bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng

Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng thường gây hại nặng vào mùa mưa và lây lan nhanh. Bệnh xuất hiện nhiều tại vườn không được chăm sóc kỹ và cây bị suy yếu. Chính vì vậy để phòng và trị bệnh sỉ sắt trên cây mai cần thực hiện kết hợp chăm sóc và xịt thuốc phòng trừ.

cách-phòng-bệnh-và-trị-bệnh-rỉ-sắt-trên-cây-mai-vàng-hiệu-quả

Biện pháp phòng bệnh xuất hiện

  • Nên vệ sinh định kỳ vườn mai bằng cách cắt tỉa cành lá già, lá dưới gốc. Thu dọn cành lá khô trong vườn vào mùa mưa.
  • Trồng hoặc đặt các chậu mai cách nhau sao cho có khoảng trống giữa các tán cây để ánh nắng chiều rọi vào dưới gốc mai.
  • Bón phân định kỳ chăm sóc mai. Không nên bón quá nhiều Đạm Ure cho cây mai. Nếu bón thì nên kết hợp thêm Lân và Kali đơn cho cân đối từng thời kỳ. Nên sử dụng phân hỗn hợp NPK như: NPK 30-10-10, NPk 20-20-15, NPK 15-7-17 …
  • Vào mùa mưa, nên xịt thuốc trừ bệnh đều đặt định kỳ 1 tháng 1-2 lần vào thời điểm cây ra chồi non.

Quan trọng nhất để phòng bệnh đó chính là chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh và vệ sinh vườn sạch sẽ.

Phân đầu trâu 30-10-10
Phân đầu trâu 30-10-10
phan-bon-dau-trau-npk-20-20-15-te-vuon-babylon
Phân 20-20-15
phân bón đầu trâu vườn babylon
Phân 15-7-17

Biện pháp trị bệnh rỉ sắt cho cây mai

Cây mai lúc bị bệnh rỉ sắt thường sẽ suy yếu nhất. Chính vì vậy phải kết hợp dùng thuốc trị bệnhbón phân dưỡng cho cây, tăng sức đề kháng thì cây mới nhanh hồi phục

Nên xịt trừ lúc bệnh còn ở giai đoạn đầu ( vết bệnh có màu nâu nhạt ). Còn đến lúc vết bệnh cũ thì thường khó xịt do nó hình thành một lớp giống như lớp vỏ sần sùi bên ngoài bao bọc sợi nấm bên trong.

Thuốc trị nấm rỉ sắt có thể dùng loại tiếp xúc hoặc nội hấp.

  • Thuốc tiếp xúc có nhiều loại thuốc trừ bệnh phổ rộng như: Anvil , Antracol, Coc 85, Mancozeb…
  • Thuốc nội hấp như: Ridomil Gold, Aliette…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh gỉ sắt. Vì hiện nay hầu hết các sản phẩm thuốc trị bệnh đều ở dạng phổ rộng. Chúng chứa hoạt chất có thể tiêu diệt được nhiều chủng nấm bệnh khác nhau. Một số thuốc đăng ký trị bệnh rỉ sắt bao gồm: Anvil 5Sc, Antracol 75WP, Ridomil gold 68WG…

Bạn có thể chọn 1 trong các loại thuốc trên để trừ xịt. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thời điểm xịt lúc còn sớm ( mới bị) và chăm sóc tốt cho cây lúc bị bệnh.

thuoc-phong-benh-anvil-5sc
Thuốc Anvil
Antracol
Antracol
Thuốc trừ bệnh Ridomil Gold
Thuốc trừ bệnh Ridomil Gold
[embedyt] https://www.youtube.com/watch?v=NjJ_eck8y4s[/embedyt]

Cách trị bệnh rỉ sắt trên cây Mai Vàng hiệu quả nhất.

  • Đầu tiên khi cây mới bị, nếu ở điều kiện vườn nhiều cây, khó kiểm soát thì nên chọn thuốc để xịt. Có thể chọn 1 trong 3 loại này Anvil 5Sc, Antracol 75WP, Ridomil gold 68WG... Xịt đều 7 ngày 1 lần để hạn chế sự lây lan. Xịt tầm 2-3 lần vết bệnh sẽ khô dần và không còn lây lan nữa.
  • Kết hợp bón phân chăm sóc để cây nhanh khỏe. Nên chọn phân NPK 20-20-15 tưới gốc, định kỳ 7-10 ngày bón 1 lần.
  • Đối với cây mai đã bị bệnh nặng, xịt thuốc định kỳ 5-7 ngày một lần. Và quan trọng nhất phải kết hợp bón phân thì cây mới có khả năng được chữa khỏi. Nên chọn loại phân có đạm cao để kích thích cây ra chồi, lá mới giúp cây quang hợp và tăng sức đề kháng. Chọn phân NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-9-9 tưới gốc cho cây. Định kỳ 5-7 ngày 1 lần.
phân-bón-npk-30-9-9+te-(-Phân-bón-giúp-cây-phát-triển-thân-,-cành,-chồi-non)-2-loại
Phân bón 30-9-9

Lưu ý quan trọng:

  • Đối cây cây mai mới bị rỉ sắt hoặc bị nhẹ và bạn thường xuyên theo dõi, kiểm tra được. Bạn có thể vệ sinh và bón phân chăm sóc là được, không cần xịt thuốc (hoặc xịt nếu bạn muốn).
  • Đối với cây Mai đã bị nặng thì bắt buộc phải kết hợp xịt thuốc và bón phân. Vì những lá mai đã bị rỉ sắt, khi đã hết bệnh chúng cùng không thể phục hồi lại trạng thái bạn đầu. Chính vì vậy phải bổ sung phân bón có Đạm (N) cao để cây phát triển ra chồi mới và tiếp tục quang hợp nuôi cây. Ngoài ra bón phân sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây tự phục hồi và tự tiêu diệt nấm bệnh (tăng sức đề kháng cho cây).

Lưu-ý-khi-chữa-trị-bệnh-rỉ-sắt-trên-cây-mai-vàng

Website: https://vuonbabylon.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/vuonbabylon.vn

5/5 (1 Review)

Từ khóa » Cách Sử Dụng Coc 85 Cho Mai Vàng