Bệnh Rò Hậu Môn - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
Có thể bạn quan tâm
Rò hậu môn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, có thể diễn tiến thành rò phức tạp và làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng – Theo BS.CKII Nguyễn Quốc Thái Bác sĩ Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Mặc dù không phổ biến như trĩ, viêm loét dạ dày, nhưng rò hậu môn là một bệnh lý về đường tiêu hóa gây phiền toái cho sinh hoạt, làm mất tự tin và khó điều trị dứt điểm. Nghiêm trọng hơn, rò hậu môn còn có thể là một tình trạng của ung thư tiêu hóa hay bản thân rò kéo dài là một yếu tố nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng. Song nhận thức của người dân về căn bệnh này ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Hầu hết các trường hợp bị rò hậu môn đến bệnh viện thăm khám khi tình trạng bệnh đã diễn tiến lâu, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm. Việc thăm khám và điều trị sớm bệnh rò hậu môn hầu như chưa được quan tâm.
Nhằm mang lại những thông tin chính thống, khoa học cho người dân về bệnh rò hậu môn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thực hiện bài viết dưới sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa về Ngoại tiêu hóa – Nguyễn Quốc Thái, mời quý bạn đọc cùng theo dõi!
Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn. Đây thường là hậu quả của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi hẳn. Áp xe xảy ra khi các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm ngay bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng. Khoảng 40% số áp xe này có thể phát triển thành rò. Tuy nhiên cũng có thể rò do các nguyên nhân khác. (1)
Nguyên nhân gây ra lỗ rò hậu môn
Ngoài nguyên nhân là áp xe hậu môn thì rò có thể do các nguyên nhân như :
- Bệnh Crohn (viêm ruột)
- Bức xạ (điều trị ung thư)
- Chấn thương
- Dị vật vùng hậu môn
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bệnh lao
- Ung thư
- Ảnh hưởng sau một phẫu thuật ở vùng gần hậu môn
Bác sĩ Thái chia sẻ, rò hậu môn cũng có thể là một biểu hiện của một tình trạng ác tính nhưng ít người nhận thức được điều này. Phần lớn người bệnh rất chủ quan nếu các triệu chứng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Triệu chứng rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn có thể biểu hiện các triệu chứng bao gồm:
- Đau và sưng quanh hậu môn.
- Tiết dịch có máu hoặc có mùi hôi (mủ) từ một lỗ xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể giảm sau khi lỗ rò đã chảy dịch.
- Kích ứng da xung quanh hậu môn do dịch bị rò ra ngoài.
- Đau khi đại tiện.
- Chảy máu hậu môn.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể gây sốt, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi.
“Khi có các biểu hiện nghi ngờ là rò hậu môn như trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bởi vì rò diễn tiến lâu có thể thành rò phức tạp, tức là có nhiều ngõ ngách khác nhau, làm khó khăn để điều trị dứt điểm.”- Bác sĩ Thái khuyến cáo.
Các phương pháp chẩn đoán rò hậu môn
Người bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán rò hậu môn bằng cách thăm khám khu vực xung quanh hậu môn để tìm lỗ rò và thăm trực tràng bằng ngón tay để tìm đường rò xơ chai. Ngoài ra, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung như:
- Siêu âm qua ngả hậu môn: bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm có hình giống ngón tay cho vào hậu môn để đánh giá đường rò.
- Chụp MRI vùng chậu: giúp phát hiện đường rò và đánh giá xem đường rò đơn giản hay phức tạp để lên kế hoạch điều trị
- Chụp X quang đường rò: dùng chất cản quang bơm vào đường rò giúp hiện hình đường rò trên phim
Ngoài ra, khi đã được phát hiện lỗ rò, người bệnh có thể cần làm thêm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân của bệnh như lao, ung thư… Các xét nghiệm người bệnh có thể cần thực hiện tiếp theo có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đại tràng
Các phương pháp điều trị rò hậu môn
Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chủ yếu hiện nay trong việc điều trị rò hậu môn. Trong trường hợp rò hậu môn được xác định là một tình trạng của ung thư tiêu hóa, bác sĩ cần hội chẩn để lựa chọn các phương pháp điều trị tối ưu nhất dựa trên loại ung thư cụ thể mà người bệnh đang mắc phải, ví dụ như ung thư hậu môn hoặc ung thư trực tràng…
Nếu rò hậu môn không phải do ung thư tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật ngay. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để làm giảm triệu chứng đau, đồng thời dùng thuốc làm mềm phân để dễ đại tiện.
Ngoài phẫu thuật cắt đường rò bệnh nhân có thể chọn lựa điều trị bằng tia laser. Với phương pháp này, bác sĩ cho một đầu phát tia laser nhỏ vào đường rò và đốt nó, giúp lành vết thương. Bệnh nhân cần khám bác sĩ để tư vấn lựa chọn phương pháp nào phù hợp. (2)
Biện pháp phòng ngừa bệnh rò hậu môn tái phát sau phẫu thuật
Rò hậu môn vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật nếu người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị và không có chế độ chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống đúng cách. Bác sĩ Thái khuyên, sau phẫu thuật, người bệnh cần ngâm hậu môn thường xuyên để vết thương lành từ đáy lên; nên tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bác sĩ; nên vận động nhẹ nhàng; ăn thức ăn dễ tiêu, giàu chất xơ trong những ngày đầu sau phẫu thuật để dễ tiêu hóa; kiêng đồ ăn cay, nóng,…
Sau khi phục hồi, người bệnh cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; không uống rượu, bia; tránh để bị táo bón gây hại cho hậu môn. Đặc biệt, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường về hậu môn, trực tràng có thể xảy ra.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh rò hậu môn
Trong quá trình điều trị chuyên khoa, chúng tôi nhận được một số thắc mắc của người bệnh về rò hậu môn và xin được giải đáp theo từng câu hỏi cụ thể như sau:
1. Rò hậu môn có nguy hiểm không?
Rò hậu môn thường là bệnh lý lành tính, chỉ gây khó chịu và khiến người bệnh mất tự tin. Tuy rò hậu môn không đe dọa tính mạng, nhưng cần một quá trình điều trị hợp lý với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Nếu rò hậu môn là một biến chứng của một loại ung thư tiêu hóa thì trường hợp này đặc biệt nguy hiểm. Vì các loại ung thư tiêu hóa nếu phát hiện muộn thường có tiên lượng xấu với chất lượng cuộc sống thấp.
2. Phẫu thuật rò hậu môn bao lâu thì lành?
Với các trường hợp phẫu thuật rò hậu môn đơn giản thì chỉ 2-3 ngày là người bệnh có thể được xuất viện và sau 4-6 tuần thì vết thương sẽ lành hẳn. Đối với các trường hợp phẫu thuật phức tạp thì thời gian nằm viện cũng như thời gian phục hồi có thể dài hơn, tùy vào cơ địa cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm thông tin rò hậu môn có tự lành không?
3. Sau khi mổ rò hậu môn có biến chứng gì không?
Sau phẫu thuật rò hậu môn, nếu không kiêng khem và điều trị đúng cách, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu hậu môn, nhiễm trùng chảy mủ, rò tái phát. Ngoài ra có thể có biến chứng tiêu không tự chủ (són phân, hơi), tùy thuộc tay nghề của phẫu thuật viên và tình trạng bệnh.
4. Rò hậu môn có chữa khỏi được không?
Phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh rò hậu môn nếu có biện pháp can thiệp và chăm sóc đúng cách.
Mắc bất cứ tình trạng sức khỏe nào về đường tiêu hóa cũng đều đáng lo ngại, không riêng gì bệnh rò hậu môn. Điều quan trọng là mỗi người cần nâng cao việc phòng ngừa bệnh trước khi để nó xảy ra bằng cách có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh, khoa học. Đồng thời, giữ thói quen đến bệnh viện thăm khám, tầm soát sức khỏe định kỳ (tốt nhất là cứ 6 tháng 1 lần) để phát hiện sớm các bất thường có thể gặp phải, bao gồm cả rò hậu môn – bác sĩ Thái nhấn mạnh.
Để tìm hiểu về chi phí thăm khám và ĐẶT LỊCH ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN, vui lòng liên hệ: Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Rò hậu môn xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn khoảng 40 tuổi nhưng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh Crohn. Rò hậu môn xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.
Từ khóa » Giai Phau Hau Mon Truc Trang
-
Kỹ Thuật Soi Hậu Môn - Trực Tràng ánh Sáng Lạnh - Health Việt Nam
-
Trực Tràng: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng | Vinmec
-
Trực Tràng: Giải Phẫu, Chức Năng Và Bệnh Lý Thường Gặp - Docosan
-
Giải Phẫu Hậu Môn Trực Tràng
-
Cấu Trúc Trực Tràng Từ A-Z - PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn
-
Trực Tràng Là Bộ Phận Nào? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Trực Tràng
-
Cấu Tạo Hậu Môn - Dược Phẩm Vinh Gia
-
[PDF] đánh Giá Kết Quâ điều Trị Triệt Căn Ung Thư Trực Tràng Thấp Bằng Phẫu ...
-
NGUYÊN TẮC CHUNG PHẪU THUẬT VÙNG HẬU MÔN - TRỰC ...
-
Giải Phẫu ống Hậu Môn Và Bản Chất Bệnh Trĩ
-
UNG THƯ TRỰC TRÀNG - Slideshare
-
Rò Hậu Môn Trực Tràng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trực Tràng Là Gì? Nằm ở đâu Trong Cơ Thể?