Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng rất phổ biến, biểu hiện đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, nhiều người băn khoăn rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không và làm thế nào để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua những thông tin về chứng rối loạn nhịp tim trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Tổng quan về bệnh rối loạn nhịp tim
- 2. Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới tính mạng không?
- 2.1 Rung nhĩ
- 2.2 Nhịp nhanh thất
- 2.3 Rung thất
- 3. Làm thế nào để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn nhịp tim?
- 4. Khi nào cần đi khám rối loạn nhịp tim?
1. Tổng quan về bệnh rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch đặc trưng bởi nhịp tim đập bất thường. Nhịp tim của một người bình thường dao động trong khoảng 60 – 90 lần/phút.
Nếu nhịp tim quá nhanh (>100 lần/phút), quá chậm (< 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm… thì được gọi là rối loạn nhịp tim.
Hiện tượng này xảy ra khi các xung động điện tim không hoạt động bình thường. Các bệnh loạn nhịp tim thường gặp gồm:
– Nhịp tim nhanh đều: Nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất.
– Nhịp tim chậm đều: Suy nút xoang, block nhĩ-thất.
– Nhịp tim không đều: Ngoại tâm thu nhịp đôi, nhịp ba…
– Nhịp tim loạn hoàn toàn: Điển hình là rung nhĩ.
2. Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới tính mạng không?
Đây là một thắc mắc không hề dễ trả lời. Bởi mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào dạng rối loạn, nguyên nhân gây loạn nhịp, triệu chứng xảy ra hay các bệnh lý kèm theo.
Nếu rối loạn nhịp tim chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, xảy ra khi bệnh nhân vận động quá sức hoặc căng thẳng lo âu và nhanh chóng trở về bình thường khi nghỉ ngơi thì không cần quá lo lắng.
Nhưng nếu rối loạn nhịp tim do các nguyên nhân bệnh lý và gây ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim, gây ra tình trạng khó thở, hồi hộp, trống ngực, choáng ngất thì sẽ trở nên rất nguy hiểm.
Một số dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm người bệnh cần cẩn trọng gồm:
2.1 Rung nhĩ
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim rất phổ biến, chiếm 30% các trường hợp bất thường về nhịp tim. Các bất thường xảy ra ở buồng nhĩ nên được gọi là rung nhĩ.
Các biểu hiện rung nhĩ gồm:
– Nhịp tim tăng nhanh, đột ngột tới 140 – 180 nhịp/phút
– Tâm nhĩ rung lên chứ không đập được, khiến máu không thể tống xuống tâm thất
Lúc này, máu bị ứ đọng tại tâm nhĩ sẽ dễ hình thành cục máu đông. Các cục máu động có thể vỡ bất cứ lúc nào gây tắc động mạch hoặc di chuyển lên não gây đột quỵ não. Rung nhĩ xuất hiện ở những người có tiền sử bệnh tim, viêm tắc phế quản mạn tính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, đe dọa đến tính mạng.
2.2 Nhịp nhanh thất
Nhịp nhanh thất là hiện tượng tim đập nhanh xảy ra ở tâm thất. Điều này khiến tim co bóp và bơm máu nhanh hơn bình thường, không đủ thời gian để tâm thất được đổ đầy máu.
Bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến là:
– Sự tự phát xung động bất thường của một nhóm tế bào tại tâm thất
– Các tổn thương cơ tim ở những người bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ
– Ảnh hưởng của các phẫu thuật tim mạch trước đó
Khi gặp phải rối loạn này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở… Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành rung thất, một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm khác.
2.3 Rung thất
Rung thất là một dạng rối loạn nhịp nhanh làm cho cơ tâm thất không thể co bóp nữa mà chỉ rung lên. Đây là một hiện tượng nguy hiểm do làm huyết áp giảm đột ngột, khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng của cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Bệnh nhân bị rung thất cần được cấp cứu khẩn cấp và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong do máu không được bơm ra khỏi tim.
3. Làm thế nào để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn nhịp tim?
Như đã nói ở trên, mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào dạng rối loạn, nguyên nhân gây loạn nhịp, triệu chứng của bệnh, các bệnh lý đi kèm.
Muốn xác định tất cả những yếu tố này, bạn cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời thực hiện các chẩn đoán liên quan đến rối loạn nhịp tim như điện tâm đồ, holter theo dõi, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức,… cùng nhiều xét nghiệm, chụp chiếu khác.
4. Khi nào cần đi khám rối loạn nhịp tim?
Chứng rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm nếu bạn gặp những triệu chứng sau:
– Đau ngực: Thường xảy ra khi bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh mạch vành hay thiếu máu cơ tim. Cơn đau này không chỉ xuất hiện ở vùng ngực trái mà có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái.
– Đánh trống ngực: Đây là triệu chứng điển hình nhất của nhịp tim nhanh. Bạn có thể cảm nhận tim đập mạnh và rõ trong lồng ngực kèm theo hồi hộp, khó chịu.
– Mệt mỏi, khó thở, choáng váng, ngất xỉu: Hiện tượng này xảy ra khi tim giảm hoặc mất khả năng bơm máu. Do huyết áp giảm, não không được cung cấp đủ máu và oxy, bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đầu óc quay cuồng hay thậm chí là ngất xỉu.
Khi thấy các biểu hiện này, bạn cần đi khám hoặc được đưa đi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời, tránh khỏi những tình huống nguy hiểm.
Ngay cả khi không có các triệu chứng cảnh báo, bạn cũng nên chủ động theo dõi nhịp tim của mình tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm soát sức khỏe của mình.
Hi vọng với những thông tin trên đây bạn đã có thể giải đáp phần nào câu hỏi rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chứng rối loạn nhịp tim hay có nhu cầu đặt lịch khám, bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết.
Từ khóa » Sinh Lý Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim
-
Tổng Quan Về Rối Loạn Nhịp Tim - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Nhịp Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Nhịp Tim – Nguyên Nhân Của 80% Trường Hợp đột Tử
-
Rối Loạn Nhịp Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Rối Loạn Nhịp Tim, Những điều Bạn Cần Biết! | Vinmec
-
KỸ THUẬT THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM - BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ...
-
Tìm Hiểu Về Rối Loạn Nhịp Tim
-
Tim Của Bạn đã Từng Lỗi 1 Nhịp? Tất Cả Về Chứng Rối Loạn Nhịp Tim
-
Điện Sinh Lý Trong Chẩn đoán Và điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim
-
Hội Tim Mạch Học Việt Nam
-
Điều Trị Dứt điểm Chứng Loạn Nhịp Tim Bằng Phương Pháp Cắt đốt ...
-
Rối Loạn Nhịp Tim | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
Với Phái Mạnh, Liệu Bệnh Tim Có ảnh Hưởng đến Sinh Lý Không?
-
Định Nghĩa Và Sinh Lý Bệnh Của Rung Nhĩ