Bệnh Sán Dải Heo (Taenia Solium Và Taenia Asiatica Hay Taenia ...
Có thể bạn quan tâm
I. Hình thể
1. Sán trưởng thành
Sán dải heo trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Đầu nhỏ, hình cầu, kích thước khoảng 1mm, có 4 giác bám. Trên đầu có chùy và chân chùy có hai vòng móc, mỗi vòng từ 25-35 móc[1],[3].
Đầu sán Taenia solium trưởng thành (Nguồn: PHIL 5262 - CDC)
Cổ của sán mảnh khảnh nối tiếp với đầu, là nơi sản sinh ra đốt sán bằng cách nảy chồi. Thân gồm các đốt sán, đốt sán non ở gần cổ, đốt sán càng xa cổ thì càng to và già, ở gần cổ đốt sán chiều ngang rộng hơn chiều dài, chỉ có cơ quan sinh dục đực. Đốt trưởng thành có chiều ngang bằng chiều dài chứa cơ quan sinh dục đực và cái. Các đốt già cơ quan sinh dục đực tiêu biến chỉ còn thấy tử cung phân nhánh.
Các đốt sán già của sán dải heo có 7-12 nhánh chứa 30.000 đến 50.000 trứng. Mỗi đốt sán có lỗ sinh dục xen kẽ hai bên hông khá đều, chiều dài đốt sán gấp rưỡi chiều ngang (1-2 cm x 0,5-0,7 cm), Các đốt sán thường rụng thành từng khúc, mỗi khúc 5 đến 6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài[1],[2],[3].
Hình thái cơ quan trong đốt sán Taenia solium (Nguồn: PHIL 5261 - CDC)
Bên trong mỗi đốt sán dải chứa các cơ quan nội tạng bao gồm: cơ quan bài tiết, cơ quan thần kinh, cơ quan sinh dục. Sán dải không có cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp hay cơ quan tuần hoàn. Dưới tác dụng của các cơ, sán dải có thể co dãn.
Sán dải heo và sán dải bò trên cùng một bệnh nhân được tẩy tạiTrung Tâm Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét - KST - CT TP. HCM
Sán dải sinh sản lưỡng tính, sự thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một đốt sán (tự thụ tinh) hoặc giữa hai đốt khác nhau trong cùng một con hoặc giữa hai con (thụ tinh chéo). Sán tiêu hóa bằng cách chất dinh dưỡng đi qua vỏ để thẩm thấu vào thân sán. Những dịch tiêu hóa không thể thẩm thấu vào thân sán khi sán còn sống nhờ đó sán không bị tiêu diệt.
2. Trứng
Trứng của sán heo rất giống sán dải bò, trứng hình cầu, màu vàng xám, bên trong là khối nhân có hạt, chiết quang nằm trong nhân, có vỏ dày có đường kính khoảng 35 µm, bên trong chứa phôi 6 móc[1].
Trứng sán Taenia saginata và Taenia solium (Nguồn: PHIL 4832 - CDC)
3. Nang ấu trùng
Nang ấu trùng sán dải heo (tên khoa học là Cysticercus cellulosae) được gọi là “gạo heo” (phổ biến và dễ nhận biết). Nang chứa dịch và đầu sán rất giống với đầu sán trưởng thành. Dịch gồm nước, albumin và các thành phần khác nên có màu trắng đục, kích thước từ 0,5-1,5 cm. Tuy nhiên, cũng có những nang lớn kích thước từ 3-4 cm, nhưng loại này hiếm. Hình dạng nang cũng khác nhau tùy thuộc vị trí: ở não hình dạng nang tùy thuộc vào áp suất, ở cơ có hình bầu dục giống như hạt gạo, ở mô dưới da có hình hạt đậu, ở thủy tinh dịch - não thất có hình cầu [1],[2],[3].
Từ khóa » Trứng Sán Heo
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Ăn Phải Thịt Lợn Nhiễm Sán Có ảnh Hưởng Gì Không? | Vinmec
-
Cơ Chế Hoạt động Của ấu Trùng Sán Lợn Gạo | Vinmec
-
Bệnh Sán Lợn Gạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
-
Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng ...
-
Nhiễm Sán Lợn – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng
-
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
-
Nhiễm Sán Lợn - Hiểu đúng để Phòng Tránh Và điều Trị Sớm
-
Sán Dây Lợn Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết | Medlatec
-
Ấu Trùng Sán Lợn Gạo Chết ở Nhiệt độ Nào? - YouTube
-
Sán Dây Lợn- Taenia Solium - Health Việt Nam
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Nhiễm Sán Lợn - Báo Tuổi Trẻ
-
BỆNH SÁN DẢI LỢN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
-
NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG BỆNH ...