Bệnh Sán Dây Lợn, Cách Nhận Biết Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh

Bệnh sán dây lợn (lợn gạo) là gì?

Sán dây lợn có tên khoa học Cysticercus cellulosae là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán dải lợn (lợn gạo), có tên khoa học Toenia solium. Thông thường loại sán này trưởng thành gây bệnh cho người luôn ký sinh tại ruột non nhưng do chu trình phát triển trong cơ thể người diễn ra không thành một chu kỳ hoàn chỉnh, nên có hiện tượng một số ấu trùng sán lạc chỗ, gây bệnh ở các cơ quan như não, cơ, mô dưới da… (không phải trong lòng ruột non), đồng thời ấu trùng này phát triển đi vào ngõ cụt và không thể thành sán trưởng thành.

Hình thái bệnh sán dây lợn

Hình ảnh sán dây lợn

Sán trưởng thành:

Sán dây lợn dài 1-3m, có thể tới 8m, cơ thể có từ 700-1000 đốt. Là loại sán lưỡng tính. Đầu sán nhỏ, có 4 hấp khẩu (giác bám), có 2 vòng móc có từ 25-50 móc. Cổ sán mảnh và ngắn.

Những đốt gần đầu non, nhỏ, có chiều dài ngắn hơn chiều ngang. Những đốt giữa có chiều ngang và chiều dài xấp xỉ bằng nhau. Những đốt già chiều ngang ngắn hơn chiều dài (dài 9-12mm, rộng 5-6mm). Ở những đốt già, tử cung phát triển và chứa nhiều trứng. Trong mỗi đốt, có cơ quan sinh dục đực bao gồm tinh hoàn và ống dẫn tinh đi ra một bên của đốt sán đổ vào lỗ sinh dục, cơ quan sinh dục cái bao gồm buồng trứng và tử cung. Mỗi đốt sán đều có bộ phận giao hợp để việc thụ tinh sẽ xảy ra ở các đốt cách xa nhau.

Trứng sán: Trứng màu vàng xám, bên trong là khối nhân có hạt, có thể thấy 6 móc chiết quang nằm trong nhân. Trứng hình tròn, đường kính 30-50 mm, vỏ dầy gồm có 2 lớp, giữa 2 lớp có những đường khía ngang.

Hình ảnh Trứng dây sán

Ấu trùng sán dây lợn: Khi phát triển đầy đủ, ấu trùng là một túi giống như một hạt đu đủ mọng nước, chiều dài 15 mm, chiều ngang 7-8 mm, hình dạng của ấu trùng có thể thay đổi tùy theo nơi ký sinh. Ở những cơ chắc, ấu trùng có hình kéo dài nhưng ở những bộ phận có tổ chức lỏng lẻo ấu trùng lại có hình cầu.

Ấu trùng sán trong thực phẩm

Đặc điểm dịch tễ học

Bệnh sán dây trưởng thành: Phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%; trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm chủ yếu 70-80%, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp 10-20%.

Bệnh ấu trùng sán lợn: Phân bố rải rác ở ít nhất 53 tỉnh/thành trong cả nước, tỷ lệ nhiễm khoảng 5-7%.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

Đối với trứng sán dây nằm trong đốt sán nên khó bị phá vỡ, chỉ khi nào đốt sán thối rữa mới giải phóng trứng; cũng như trứng giun đũa, trứng sán dây ra môi trường nhiệt độ ánh sáng trên 700C mới có khả năng diệt trứng.

Ấu trùng sán dây lợn bị giết chết ở dưới -20C, nhưng ở 00C đến -20C nó sống được gần 2 tháng và nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng sống được 26 ngày. Nếu muốn dùng thịt sống thì phải ướp thịt ở -100C trong 4 ngày mới bảo đảm; ấu trùng bị giết chết ở 45-500C để đảm bảo an toàn phải đun sôi trên 1 giờ.

Nguồn nhiễm sán dây lợn

Người mắc bệnh sán dậy lợn do 2 nguyên nhân chính: Hoặc là ăn phải trứng của sán dây lợn từ phân người bị mắc sán lợn đào thải ra môi trường thông qua thực phẩm, rau, quả, nước bị nhiễm trứng sán lợn, nhất là ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn phải ấu trùng sán lợn do ăn thịt lợn bị nhiễm sán (lợn gạo) chưa nấu chín, còn sống (ăn tiết canh, nem chua, nem chạo…).

Khi đó Những đốt sán già, rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, tại đây, trứng từ các đốt già được giải phóng ra và đi xuống tá tràng (có hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng) và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, tổ chức não, cơ tim… phát triển thành nang ấu trùng sán.

Thông thường, sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng, ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20x7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn, trong nang gạo lợn có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.

Ấu trùng sán lợn có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, da và đặc biệt là não (chiếm 60-80% các trường hợp).

Các dấu hiệu của bệnh lợn gạo ở người

Thông thường khi mới nhiễm sán thì một số có biểu hiện các dấu hiệu như chán ăn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhưng phần lớn lại diễn ra âm thầm, lặng lẽ với các triệu chứng mờ nhạt. Tuy nhiên khi ấu trùng gây bệnh lợn gạo cho người thì các triệu chứng thể hiện tùy thuộc vào cơ quan chúng gây bệnh như:

Gạo lợn ở não: Nếu ấu trùng sán định cư tại não thì chúng có thể gây ra tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí định cư của ấu trùng sán trong não người.

Lợn gạo ở mắt: Ấu trùng có thể định cư tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt hoặc trong mắt chúng có thể gây ra những rối loạn thị gác và tùy vào vị trí của ấu trùng định cư ở mắt.

Lợn gạo ở trong tế bào cơ: ít có biểu hiện lâm sàng trừ khi với số lượng nhiều chúng có thể gây đau cơ và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay trong cơ, nơi chúng định cư.

Lợn gạo ở dưới da: có thể thấy những nốt lổn nhổn có thể sờ thấy rõ, đôi khi chúng gây ngứa.

Ở cơ tim: Làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu.

Sán dây lợn có nguy hiểu không?

Hiện nay, Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sán rất hiệu quả. Với sán trưởng thành chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Với ấu trùng sán, điều trị dài ngày hơn, thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày. Phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng từ bệnh viện tuyến huyện trở lên. Do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng, cũng không nên điều trị bằng đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên ngành để kiểm tra, điều trị sớm. Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể và bệnh nhân phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Các biện pháp phòng sán dây lợn

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, người dân cần:

Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (lợn).

Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.

Người dân cần hiểu về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.

Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm sán

Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.

Thịt heo nhiễm sán dây

Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Ấu trùng có màu trắng, hình bầu dục, kén màu đục to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, màu trắng, to bằng hạt vừng.

Khi phát hiện ra thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không nên ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu thịt lợn chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển. Nếu thịt nấu chín thì đã bị mất tác hại, chỉ là những độc tố của ấu trùng này gây ra, nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ./.

Từ khóa » Trứng Sán Lợn