Bệnh Sâu Răng: Nguyên Nhân, Cách điều Trị & Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ những trẻ răng sữa cho đến người già mà không có sự phân biệt nào. Vậy bệnh sâu răng là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều, nặng nhất là bạn phải mất răng. Vì thế cần có những hiểu biết về bệnh sâu răng để có cách phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
I. Bệnh sâu răng là gì? Triệu chứng của sâu răng?
Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng. Lúc này, người bệnh rất khó nhận biết mình đang bị sâu răng.
Khi sâu răng diễn biến nặng hơn, răng trở nên nhạy cảm, đau nhức, ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh hoặc quá ngọt. Những cơn đau răng diễn ra tự phát, trở nên nghiêm trọng hơn khi vào ban đêm. Người bệnh nhìn thấy những lỗ hỏng màu đen, nâu hoặc trắng trên bề mặt răng.
II. Diễn biến của bệnh sâu răng
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Giai đoạn 1: Xuất hiện các đốm trắng
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng nếu không có sự can thiệp điều trị của bác biện pháp nha khoa.
Giai đoạn 2: Sâu men răng
Ở giai đoạn này vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức.
Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Sâu răng tiếp tục phát triển, ăn sâu vào bên trong phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Lúc này, những lổ hỏng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng.
Giai đoạn 4: Viêm tủy
Thật tệ nếu bạn không điều trị sâu răng ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy sẽ rất nguy hiểm. Tủy bị viêm nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm, …tệ nhất là không giữ được răng.
III. Nguyên nhân gây sâu răng
1. Do vi khuẩn
➣ Vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic.
➣ Nếu sau khi ăn, ta không chải sạch răng thì 15 phút sau, đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành axit. Axit sẽ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng.
➣ Vi khuẩn Streptococcus Mutans luôn hiện diện ở môi trường miệng của tất cả mọi người.
➣ Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng.
➣ Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước bọt), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng.
Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
2. Do thức ăn
Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường và tinh bột.
Đây là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các bợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
3. Do kết cấu răng
Khả năng chống sâu răng còn tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
4. Do chăm sóc răng miệng
Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng.
Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
Không chỉ vậy, việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu răng.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.
Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.
IV. Đối tượng nguy cơ mắc sâu răng
Mặc dù bệnh sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, tuy nhiên những đối tượng sau được xem là có nguy cơ hơn cả.
- Người thường xuyên ăn vặt, ăn thức ăn nhẹ hoặc đồ uống chứa nhiều đường và tinh bột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công làm mài mòn men răng.
- Vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám hình thành nhanh chóng, tăng nguy cơ sâu răng.
- Người cao tuổi và trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc sâu răng hơn cả. Vì men răng ở trẻ em chưa được hoàn thiện còn men răng ở người già thì bị thoái hóa, rất dễ cho vi khuẩn tấn công.
- Thường xuyên gặp chứng khô miệng do hút thuốc lá, tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc chữa bệnh.
- Những người đã từng thực hiện phương pháp hàn trám răng nhiều lần hoặc các kỹ thuật can thiệp vào hàm răng.
- Người gặp chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày làm axit chảy vào trong khoang miệng, lâu dài khiến men răng bị mài mòn.
V. Sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng để lâu không có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:
- Đau nhức, ê buốt dai dẳng làm cản trở đến ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
- Việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, thức ăn không được nhai nghiền đủ nhỏ sẽ gián tiếp tăng áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Lâu ngày có thể phát sinh một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, đường ruột.
- Thậm chí những cơn đau nhức dữ dội ở răng còn khiến bệnh nhân không thể ngủ được ngon giấc như bình thường, tinh thần giảm sút, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Trong các trường hợp sâu răng tại vị trí răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Đồng thời vi khuẩn sâu răng khi sản sinh mạnh còn dễ làm phát sinh mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy rất xấu hổ, mất tự tin khi nói cười, tiếp xúc với người khác.
- Những chiếc răng sâu trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào bên trong của cấu trúc răng gây viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy làm răng yếu dần, dễ bị mẻ vỡ, gãy rụng mất răng vĩnh viễn.
- Nhiều trường hợp vi khuẩn sâu răng còn có thể lây lan mạnh sang những vùng răng khỏe mạnh xung quanh. Điều này tăng nguy cơ hư hỏng, mất thêm nhiều răng khác vô cùng nguy hiểm.
- Không chỉ vậy, sâu răng còn có thể gây các biến chứng áp xe răng, nanh quanh chóp răng.
- Viêm nhiễm lây lan ngược theo đường máu đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể khiến cho sức khỏe giảm sút trầm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng khi không được điều trị hiệu quả kịp thời.
VI. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Thông thường, ở giai đoạn mới chớm sâu, người bệnh khó nhận biết mình mắc sâu răng, chỉ khi nào nhìn thấy bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu và những cơn đau nhức trầm trọng thì mới tìm đến bác sĩ.
Thậm chí, nhiều trường hợp tìm đến bác sĩ khi răng bị viêm nhiễm nặng nề. Lúc này, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, đồng thời còn khó đảm bảo mang lại kết quả như mong muốn.
Chính vì vậy mà ngay khi phát hiện răng có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
Hoặc tốt nhất, bạn nên khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Khám răng định kỳ sẽ giúp kiểm soát tốt các vấn đề về răng miệng. Bác sĩ sẽ kịp thời loại bỏ những tác nhân gây ra sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
VI. Cách điều trị bệnh sâu răng tận gốc
1. Trường hợp sâu răng nhẹ
Phương pháp điều trị răng bị sâu nhẹ cũng rất đơn giản, với mục đích bảo tồn răng thật một cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ sự thương tổn nào cho bệnh nhân.
➣ Tái khoáng phần bị sâu: dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho vùng này ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
➣ Dùng thuốc điều trị: Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
2. Trường hợp sâu răng nặng
Khi điều trị sâu răng trong trường hợp này thì phần mô răng sâu cần phải được loại bỏ triệt để bằng những thủ thuật nha khoa.
Nếu tình trạng răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải thực hiện lấy sạch những mô tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng khác nhau như viêm chân răng, áp xe, … Sau đó sẽ sử dụng loại vật liệu trám hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ để khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.
VII. Bạn nên làm gì để ngăn ngừa sâu răng
Sâu răng sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Vì vậy để tránh những tác hại của bệnh gây ra, các bạn nên có một chế độ phòng ngừa bệnh đúng cách để có một hàm răng luôn khỏe, đẹp.
1. Chải răng đúng cách
Để phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả mọi người cần phải chải răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn chính. Thực hiện chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.
Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi. Chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang.
Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
2. Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Sự thật là sau khi chải răng, các thức ăn thừa còn mắc lại tại vị trí kẽ răng. Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này.
Chính vì vậy, sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng là việc làm cần thiết.
Hướng dẫn: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm. Dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó.
3. Sử dụng nước súc miệng
Nên súc miệng lại sau khi chải răng bằng nước súc miệng có tính flouride hoặc sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm, … để giúp răng được sạch sẽ và làm hơi thở thơm tho hơn.
4. Tránh ăn vặt
Những loại đồ ăn vật là nguyên nhân gây bệnh sâu răng, nhất là ăn vặt với thực phẩm ngọt hoặc các loại thức uống có gas. Do đó, hạn chế những loại thức ăn này và chải răng đúng cách sau khi ăn là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng, loại bỏ nguy cơ sâu răng.
5. Khám răng định kỳ
Mọi người cũng cần đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
6. Trám răng phòng ngừa sâu răng
Trám răng là phương pháp dùng nhựa tổng hợp trong nha khoa (Composite) phủ lên mặt nhai của răng hàm hoặc những răng hàm nhỏ (premolars). Đây là những chiếc răng có nhiều đường rãnh và hố sâu trũng làm cho thức ăn thường hay bị ứ đọng lại trên mặt nên dễ bị sâu răng hơn những răng khác.
Qua bài viết trên đây có thể thấy được rằng bệnh sâu răng là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu như chúng ta xem thường và không điều trị kịp thời. Chính vì thế, để có hàm răng chắc khỏe bạn cần phải thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách.
Quá trình khám, tư vấn điều trị bệnh sâu răng tại Nha khoa Đông Nam là hoàn toàn miễn phí. Song song với đó, ở mỗi phương pháp điều trị răng sâu cụ thể, bạn sẽ nhận được các ưu đãi tương ứng.
Liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Cách điều trị đốm đen trên răng
- Sâu răng chỉ còn chân
- Đau răng nên ăn gì?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
- Men răng là gì? Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp
- Nguy cơ tử vong vì bị nhiễm trùng răng
- Nguyên nhân gây hôi miệng khi trồng răng giả
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Nuốt kem đánh răng có sao không?
- Đau răng nên ăn gì?
- Sâu răng nên kiêng ăn gì?
Từ khóa » Chấm Sâu Răng Là Gì
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị TRIỆT ĐỂ
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Sâu Răng Là Gì? Cách điều Trị Sâu Răng Như Thế Nào?
-
Sâu Răng Và Phương Pháp Chữa Trị Sâu Răng Hiệu Quả Tại Nhà
-
Sâu Răng Và Phương Pháp "Điều Trị" | Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại Của Sâu Răng Và Cách ...
-
Sâu Răng Là Gì? | Trị Sâu Răng Tận Gốc | Colgate Việt Nam
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Sâu Răng Là Gì? Cách Nhận Diện Và Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Sâu ...
-
Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Cách Trị
-
Cách Ngừa Sâu Răng Cho Người Lớn Hiệu Quả, Dễ áp Dụng
-
Sâu Răng: Nhận Biết Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Sâu Răng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu ...
-
Cách Trị Sâu Răng Và Cách Ngăn Ngừa Sâu Răng | P/S