Bệnh Sởi ở Trẻ Em: Các Dấu Hiệu Phát Hiện Sớm Và Chăm Sóc Trẻ Tại ...
Có thể bạn quan tâm
Trước đây bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa lạnh. Hiện nay bệnh có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong
2. Triệu chứng của bệnh sởi:
- Giai đoạn ủ bệnh: 10-14 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2-5 ngày, thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, với đặc trưng chính là phát ban, từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi phát ban hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu.
Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Phát ban sởi.
3. Chăm sóc trẻ bị sởi:
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Khó thở, thở nhanh.
– Nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống gì, co giật, lơ mơ…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
4. Nguyên tắc điều trị:
- Bệnh sởi cần được cách ly.
- Điều trị hổ trợ.
- Phát hiện và điều trị các biến chứng.
- Không dùng Corticoid khi chưa loại trừ sởi.
5. Chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà:
Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt > 38°C.
– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Vệ sinh trẻ như tắm hàng ngày, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng ở thông thoáng sạch sẽ.
– Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
– Tránh quan niệm sai lầm cho trẻ kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
– Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
– Bổ xung sung Vitamin A:
+ Trẻ dưới 6 tháng : uống 50.000 đơn vị / ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6- 12 tháng : uống 100.000 đơn vị / ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.
6. Phòng bệnh:
- Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất.
- Tiêm vaccin sởi đơn mũi đầu khi trẻ được 9 tháng. Sau đó, khi trẻ đủ 12 tháng có thể tiêm mũi kết hợp sởi - quai bị - rubella (dịch vụ) hoặc tiêm sởi - rubella khi trẻ được 18 tháng (Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia).
- Cách ly bệnh nhân và vệ sinh cá nhân: ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban, sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho bệnh nhân, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.
Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Bệnh Sởi
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Khi Bị Bệnh Sởi - Vinmec
-
Chăm Sóc Trẻ Khi Bị Bệnh Sởi - Vinmec
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Sởi: Những điều Mẹ Nên Biết - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Sởi Chi Tiết Nhất - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sởi Có Nguy Hiểm Không Và Cần Lưu ý Những Gì?
-
Bệnh Sởi ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc?
-
Tất Tần Tật Thông Tin Về Bệnh Sởi ở Trẻ Sơ Sinh - Hapacol
-
6 điều Phải Biết để Chăm Sóc Trẻ Bị Sởi đúng Cách Tại Nhà
-
Cha Mẹ Nên Biết Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Sởi để Tránh Biến Chứng
-
Chăm Sóc Trẻ Bị Bệnh Sởi Tại Nhà đúng Cách - Dizigone
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Sởi
-
Bệnh Sởi Và Những điều Cần Biết Trong Mùa Dịch COVID-19
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Sởi Ra Lòng ở Trẻ Sơ Sinh - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Sơ Sinh Khi Bị Bệnh Sởi Và Cách Chăm Sóc