Bệnh Són Tiểu ở Nữ Giới Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu chung
Són tiểu ở nữ giới là tình trạng gì?
Són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu là vấn đề phổ biến và thường làm người bệnh xấu hổ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu đến thường xuyên mắc tiểu, tình trạng này thường xảy ra đột ngột và khi bạn không muốn đi vệ sinh.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng són tiểu ở nữ giới là gì?
Triệu chứng chính của són tiểu ở nữ giới bao gồm:
- Đối với són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, bạn có thể bị rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu lúc ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc các việc tương tự;
- Đối với són tiểu cấp kỳ, bạn có thể rò rỉ một lượng lớn nước tiểu vào quần áo hoặc chảy xuống chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, các biến chứng của tình trạng này bao gồm:
- Vấn đề về da: phát ban, nhiễm trùng da hoặc các vết loét có thể phát sinh từ vùng da ướt;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: són tiểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Những tác động đến cuộc sống: bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ cá nhân và hoạt động xã hội.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng són tiểu xảy ra thường xuyên hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần đi khám bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng són tiểu ở nữ giới?
Són tiểu là triệu chứng, không phải bệnh và có thể do các thói quen hàng ngày, tình trạng sức khỏe cơ bản hoặc các vấn đề vật lí gây ra, bao gồm:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, do ho, hắt hơi, cười lớn, chạy bộ hoặc các hoạt động tương tự tạo áp lực lên bàng quang gây ra, là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về kiểm soát hoạt động bàng quang ở nữ giới;
- Són tiểu cấp kỳ xảy ra khi bạn rất buồn đi tiểu nhưng lại không đi được, cả khi trong bàng quang chỉ có một lượng ít nước tiểu. Một số phụ nữ có thể có các dấu hiệu trước khi bị són tiểu. Một số khác mắc tình trạng này khi uống nước hoặc nghe thây tiếng nước chảy. Bàng quang hoạt động quá mức là một dạng không kiểm soát cơn buồn tiểu, nhưng không phải tất cả mọi người đều bị són tiểu bởi bàng quang hoặt động quá mức.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng són tiểu ở nữ giơi?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc són tiểu ở nữ giới bao gồm:
- Tuổi già;
- Thừa cân;
- Bệnh thần kinh hoặc tiểu đường.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng són tiểu ở nữ giới?
Bác sĩ có thể sẽ hỏi tình trạng của bạn như lượng nước uống, tần suất và lượng nước lúc đi tiểu và bị rò rỉ.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và làm một số bài xét nghiệm đơn giản để tìm ra nguyên nhân. Nếu có nhiều hơn một nguyên nhân gây ra bệnh, bạn sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng, tìm dấu hiệu của máu hoặc các bất thường khác;
- Ghi lại nhật kí bàng quang, lượng nước bạn uống, khi nào đi tiểu, lượng nước đi tiểu và số lần bị són tiểu;
- Kiểm tra lượng nước tiểu còn lại có ở trong bàng quang bằng cách sử dụng ống thông hoặc siêu âm.
Nếu cần biết thêm các thông tin cần thiết, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
- Xét nghiệm niệu động học để đo sức cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo;
- Soi bàng quang để kiểm tra những bất thường của đường tiết niệu;
- Chụp bàng quang để giúp kiểm tra các vấn đề với đường tiết niệu;
- Siêu âm vùng chậu để kiểm tra bất thường.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng són tiểu ở nữ giới?
Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như:
Các liệu pháp hành vi
Những phương pháp này có thể giúp bạn kiểm soát bàng quang và việc đi tiểu, bao gồm:
- Phục hồi bàng quang;
- Tiểu đôi;
- Đi vệ sinh theo kế hoạch;
- Có chế độ ăn uống hợp lí.
Các bài tập ở cơ chậu dưới
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thường xuyên tập các bài giúp tăng cường cơ bắp để kiểm soát việc đi tiểu. Để thực hiện bài tập cơ chậu dưới, bạn cần hình dung mình đang cố gắng nhịn tiểu, sau đó:
- Thắt các cơ lại để ngừng việc đi tiểu, giữ trong 5 giây sau đó lặp lại trong 5 giây;
- Thực hiện giữ các cơn co thắt trong khoảng 10 giây;
- Cố gắng làm 10 lần mỗi ngày với các bài tập trên.
Kích thích điện
Bác sĩ sẽ đưa điện cực vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kích thích cơ chậu dưới. Điện kích thích nhẹ có thể hiệu quả đối với trường hợp són tiểu khi tăng áp lực trong bụng hay són tiểu cấp kỳ, nhưng phải điều trị kết hợp các phương pháp khác trong nhiều tháng.
Thuốc
Các loại thuốc thường dùng trong điều trị són tiểu bao gồm:
- Anticholinergics: loại thuốc này làm thư giãn bàng quang khi nó hoạt động quá mức và có thể hiệu quả đối với són tiểu cấp kỳ;
- Mirabegron: dùng để giãn các cơ bàng quang và tăng lượng nước tiểu;
- Estrogen: có thể giảm các triệu chứng của són tiểu.
Các thiết bị y tế
Các thiêt bị y tế có thể giúp kiểm soát các nguyên nhân gây són tiểu và ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu, bao gồm chèn niệu đạo và đồ đặt tử cung.
Liệu pháp can thiệp
Liệu pháp can thiệp có thể giúp điều trị són tiểu bao gồm tiêm bulking, tiêm botox, kích thích dây thần kinh.
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể thực hiện một số phẫu thuật để điều trị những nguyên nhân gây ra són tiểu, bao gồm quy trình sling, treo niệu quản bàng quang và phẫu thuật sa tử cung.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng són tiểu ở nữ?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm các loại đồ uống có chứa caffein;
- Ăn nhiều chất xơ;
- Ngừng hút thuốc;
- Giữ cân nặng ổn định;
- Thực hiện các bài tập xương chậu dưới;
- Theo dõi các triệu chứng và tình trạng són tiểu trong nhật kí đi tiểu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Són Tiểu
-
Són Tiểu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Són Tiểu ở Nam Giới | Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Gây Són Tiểu
-
Hỏi đáp: Vì Sao Chứng Bệnh Són Tiểu Thường Gặp ở Nữ Giới?
-
Bệnh Són Tiểu ở Nam Giới Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả | Medlatec
-
Són Tiểu & Những điều Cần Biết | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Són Tiểu Nguyên Nhân Do đâu?Điều Trị Són Tiểu Bằng Cách Nào?
-
Són Tiểu ở Phụ Nữ | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Tiểu Són ở Nam Giới: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Khắc Phục Chứng “Són Tiểu” Bằng Những Liệu Pháp Tự Nhiên đơn Giản
-
Nguyên Nhân Gây Són Tiểu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé Bị Tiểu Són Không Kiểm Soát 2 Ngày Thì Phải Làm Sao?
-
Urinary Incontinence In Adults - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Són Tiểu Cấp Kỳ Là Gì? - Suckhoe123