Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Có Nguy Hiểm Hay Không?

1. Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, chúng ta nên nắm được một số kiến thức cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là loại bệnh không quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có liên quan đến các vấn đề về tim mạch.

Chúng ta thường biết tới bệnh này qua nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,… Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ và người béo phì.

Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau:

  • Tĩnh mạch nông.

  • Tĩnh mạch sâu.

  • Tĩnh mạch xuyên.

  • Vị trí tĩnh mạch không xác định.

Hiện nay, đa số người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ nông.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc những ai có nguy cơ gặp tình trạng kể trên. Trên thực tế, ai trong chúng ta có thể là nạn nhân của căn bệnh trên. Trong đó những người lớn tuổi, người thừa cân hoặc thường xuyên phải đứng khi làm việc có nguy cơ mắc tương đối cao.

Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng rất dễ mắc bệnh, vì thế chúng ta cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chính là biến chứng thường gặp của tình trạng suy van tĩnh mạch. Ngày nay, số lượng người mắc bệnh đang ra tăng nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh là do bẩm sinh, tiên phát, thứ phát (sau HKTM) và cũng có trường hợp không xác định được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch.

Vậy những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh trên, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

2.1. Do tuổi tác

Tuổi tác cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi vì khi chúng ta ngày một lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, chức năng suy giảm.

Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh luôn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ người trẻ tuổi bị bệnh. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe cho những người cao tuổi phải được quan tâm đặc biệt.

2.2. Do tình trạng cân nặng

Tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến bạn mắc bệnh về tim mạch.

Tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến bạn mắc bệnh về tim mạch.

Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, người ta nhận ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi vì tình trạng thừa cân béo phì thường khiến chúng ta mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.

2.3. Do những thói quen xấu

Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, những người có đặc thù công việc là phải đứng hoặc vận động mạnh có khả năng bị bệnh. Khi làm việc, bạn nên vận động vừa sức và dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Một số người bị suy giãn tĩnh mạch chân là do ảnh hưởng gen di truyền của gia đình, ngoài ra người phụ nữ cũng là đối tượng thường bị bệnh. Lý do đó là hormone của họ bị thay đổi, rối loạn trong một số thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc khi có em bé.

3. Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Bệnh có rất nhiều mức độ, giai đoạn, trong từng thời điểm, bệnh nhân sẽ thấy những dấu hiệu khác nhau của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Song, có một số dấu hiệu phổ biến mà người bệnh thường gặp phải.

3.1 Dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường tỏ ra chủ quan với các triệu chứng của bệnh, ví dụ như chân hay có cảm giác nóng rát, tê và nặng chân, đặc biệt là phần bắp chân. Bên cạnh đó, một số người còn gặp tình trạng chuột rút chân, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi tối đi ngủ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.

Càng ngày, những triệu chứng này càng rõ rệt, người bệnh thường xuyên bị sưng đau chân, nhất là vùng mắt cá chân. Nếu như phải vận động mạnh hoặc đứng quá lâu, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt một số dấu hiệu kể trên.

3.2. Dấu hiệu thường gặp khi bệnh đã tiến triển nặng

Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn chúng mới hình thành thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn, phình to, chúng ta có thể sờ và nhìn thấy rất rõ. Khi chạm vào chỗ bị sưng thì bạn cảm thấy đau đớn.

Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân còn gặp tình trạng sưng tấy chân, thậm chí là nhiễm trùng, da phù nề. Nếu như bạn không đi khám sớm thì vết nhiễm trùng đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Càng ngày, chúng càng loét sâu hơn và lan sang các vùng da xung quanh.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn.

4. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm hay không?

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không? Thực tế thì bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan.

Đầu tiên, người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.

Một số vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải đó là: tĩnh mạch rất dễ bị vỡ nếu bạn không may va chạm hoặc gặp các chấn thương ở khu vực này. Các cục máu đông dần dần sẽ hình thành ở tĩnh mạch, đây là vấn đề tương đối nguy hiểm.

Nếu chân của bệnh nhân có các vết nhiễm trùng thì họ rất dễ bị lở loét, tình trạng này rất khó để điều trị dứt điểm.

Có thể nói, chúng ta không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thay vào đó, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi những thói quen xấu và đi khám, điều trị bệnh.

Người bệnh không nên vận động mạnh hoặc đứng quá lâu.

Người bệnh không nên vận động mạnh hoặc đứng quá lâu.

Ai trong chúng ta cũng có thể là bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt là những người cao tuổi, phụ nữ và người thừa cân béo phì. Vì thế, chúng ta nên tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm chỉ rèn luyện thể thao, sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy đi khám và điều trị sớm.

Từ khóa » Tĩnh Mạch Mu Chân