Bệnh Suy Giáp

Bệnh suy giáp Hiện nay, nhiều bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng trong đó bệnh suy giáp là một trong những bệnh về nội tiết gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng chưa được mọi người quan tâm đúng mức chỉ khi bệnh có dấu hiệu phát triển nặng mới đi khám và điều trị. Tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, phía trước tuyến giáp là da và cơ thịt, phía sau tuyến giáp là khí quản. Tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng sản sinh ra loại hormon giúp điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng. Tuyến giáp phụ trách tới 8 chức năng quan trọng trong cơ thể như: tim mạch, ham muốn, phát triển cơ xương, máu, chuyển hóa. Hình ảnh minh họa (nguồn internet) Bệnh suy giáp là gì? Bệnh suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp. Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả dần do các nguyên nhân: sau phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp, sự viêm nhiễm, các loại ung bướu chèn ép tuyến giáp, đặc biệt là bướu cổ, ảnh hưởng từ một số bệnh khác,... Nguyên nhân gây bệnh suy giáp Có 2 nguyên nhân chính của bệnh suy giáp là suy giáp tiên phát (nguyên nhân tại tuyến giáp), suy giáp thứ phát (nguyên nhân tổn thương tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi) Suy giáp tiên phát: Thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormon giáp; Suy giáp tiên phát không rõ nguyên nhân; Tai biến sau điều trị: phóng xạ, sau phẫu thuật tuyến giáp do bướu nhân, bướu đơn thuần, Basedow; Tai biến do điều trị Basedow; Tai biến sau chiếu xạ; Thiếu hụt di truyền men tổng hợp hormon giáp; Tai biến do dùng các thuốc để điều trị bệnh lý tuyến giáp: iod, thuốc kháng giáp tổng hợp; Thiếu hụt cung cấp iod; Tai biến do dùng một số loại thuốc khác; Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto; Rối loạn chuyển hóa iod. Suy giáp thứ phát: Suy toàn bộ chức năng tuyến yên; Thiếu hụt TSH đơn độc (Hormone kích thích tuyến giáp). Khối u lành tính hoặc ác tính tuyến yên, phẫu thuật khối u tuyến yên, chấn thương tuyến yên, hoại tử tuyến yên sau đẻ, rối loạn chức năng đồi yên, đề kháng hormon giáp ở ngoại vi. Đối tượng có thể mắc bệnh suy giáp Bệnh suy giáp có ảnh hưởng đối với cả hai giới tính là như nhau và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ cao tuổi. Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Phụ nữ trên 60 tuổi; Rối loạn tự miễn; Gia đình có người thân, cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh tự miễn; Đã được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp; Tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên; Đã từng phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp); Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng. Triệu chứng của bệnh suy giáp Ở giai đoạn đầu, tình trạng suy giáp thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như: Béo phì, đau khớp, vô sinh, sinh con dị tật và bệnh tim… Suy tuyến giáp nhẹ thường có các triệu chứng không rõ ràng, chủ yếu là: Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức; ăn không ngon miệng nhưng có khi lại tăng cân; táo bón; da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh; tóc lông trên cơ thể dễ rụng, gãy; trí nhớ giảm sút, trầm cảm; giọng khàn hoặc trầm hơn; có thể thở gấp hoặc thay đổi nhịp tim; đau khớp hoặc các cơ; phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt; người bệnh ít có hứng thú trong tình dục hơn. Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có thể biểu hiện nặng nề như: Lưỡi phình to (chứng lưỡi lớn), phù toàn thân: Mặt, tay chân, da sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày. Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (do phù niêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, tăng huyết áp), giảm thân nhiệt nặng, rối loạn hô hấp. Bệnh suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Còn với trẻ sơ sinh, suy giáp bẩm sinh hoặc bị suy giáp là một trong những bệnh nội tiết thường gặp nhất ở trẻ em. Nếu bị suy giáp, trẻ có triệu chứng: Vàng da và mắt, thường xuyên bị nghẹn, lồi lưỡi, xuất hiện sưng húp mặt. Khi bệnh tiến triển, trẻ sơ sinh có thể không phát triển và phát triển không bình thường. Cũng có thể bị: Táo bón, cơ bắp kém, bụng chướng, buồn ngủ quá mức, rối loạn hô hấp khi nằm ngửa, khó bú, khó nuốt, khóc giọng khàn. Nếu suy giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh suy giáp Suy giáp vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị tốt, nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi thì điều trị rất phức tạp. Phương pháp điều trị suy giáp được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do dùng thuốc kháng giáp dạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc và bổ sung hormon tuyến giáp. Nếu suy giáp do thiếu hụt Iod, cần bổ sung chất này. Trong trường hợp bệnh suy giáp thứ phát, bác sĩ sẽ cho bổ sung các hormon cần thiết cho nhiều tuyến (tuyến thượng thận, tuyến giáp). Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời. Để phòng ngừa suy tuyến giáp, cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi chuẩn bị có thai cần được làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh; nếu trong quá trình này mà thiếu hormon do mẹ bị suy giáp, trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và đần độn. Khi trẻ mới được sinh ra cần xét nghiệm hormon tuyến giáp để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ em bị suy giáp. Bệnh suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt do bệnh diễn biến âm thầm và ngày càng nặng hơn. Việc chậm trễ phát hiện có thể làm giảm khả năng điều trị. Trong cuộc sống hành ngày, chúng ta hãy tạo ra những thói quen ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và tập thể thao lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa đẩy lùi căn bệnh suy giáp./. Sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Bài viết liên quan

  • Những điều cần biết về vi khuẩn HP Những điều cần biết về vi khuẩn HP
  • Tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh chào mừng ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam Tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh chào mừng ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam
  • Những điều cần biết khi bị ngộ độc thủy ngân Những điều cần biết khi bị ngộ độc thủy ngân
  • Liên hoan Tết Trung thu tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng Liên hoan Tết Trung thu tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức lớp huấn luyện về Phòng cháy chữa cháy năm 2019 Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức lớp huấn luyện về Phòng cháy chữa cháy năm 2019
  • Cụ bà 86 tuổi được phẫu thuật nội soi thành công sỏi ống mật chủ tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng Cụ bà 86 tuổi được phẫu thuật nội soi thành công sỏi ống mật chủ tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh tháng 8/2019 Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh tháng 8/2019
  • Tầm quan trọng của Vắc xin và tiêm chủng Tầm quan trọng của Vắc xin và tiêm chủng
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng triển khai cấp phát bổ sung Vắc xin 5 trong 1 DPT-VGB-Hib (SII) trong tiêm chủng mở rộng Trung tâm Y tế Hữu Lũng triển khai cấp phát bổ sung Vắc xin 5 trong 1 DPT-VGB-Hib (SII) trong tiêm chủng mở rộng
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa Trung tâm Y tế Hữu Lũng thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa
  • Xử trí đúng cách, kịp thời khi mắc dị vật đường thở Xử trí đúng cách, kịp thời khi mắc dị vật đường thở
  • Hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tháng 8 năm 2019 tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng Hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tháng 8 năm 2019 tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng tập huấn Quy trình giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn Trung tâm Y tế Hữu Lũng tập huấn Quy trình giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng tăng cường phối hợp với Công an huyện để đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình khám, chữa bệnh Trung tâm Y tế Hữu Lũng tăng cường phối hợp với Công an huyện để đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình khám, chữa bệnh
  • Hưởng ứng Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (1-7/8/2019) Hưởng ứng Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (1-7/8/2019)

Dịch vụ y khoa

  • Sơ đồ tổ chức

Bài viết mới nhất

  • “Khám bệnh tận tâm, nâng tầm chất lượng”
  • Trung tâm Y tế Hữu Lũng khuyến cáo tiêm phòng Sởi cho trẻ em
  • TRUNG TÂM Y TẾ HỮU LŨNG THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH NĂM 2025
  • TRUNG TÂM Y TẾ HỮU LŨNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2025
  • Đề nghị cung cấp báo giá khí sử dụng cho máy phát tia plasma lạnh

Hợp tác chuyên môn

Từ khóa » Suy Tuyến Giáp