Bệnh Suy Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Dựa vào cơ chế bệnh sinh, suy thận được chia như sau: suy thận cấp và bệnh thận mạn. Suy thận cấp gồm có: trước thận, tại thận và sau thận. Còn bệnh thận mạn được chia thành năm giai đoạn: 1, 2, 3 (a và b), 4, 5; riêng giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn tính.
1. Suy thận cấp
- Suy thận cấp trước thận: Xuất hiện khi lưu lượng máu đến thận không đủ, ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất độc. Nguyên nhân của tình trạng này do chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh khác. Triệu chứng thường gặp gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, co giật, hôn mê… Suy thận cấp tính trước thận có thể được chữa khỏi nếu bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu đến thận.
- Suy thận cấp tại thận: Có thể do chấn thương trực tiếp đến thận như va đập mạnh, tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng xảy ra khi thận phải lọc quá nhiều độc tố, thiếu máu cục bộ hay thiếu oxy đến thận. Trong đó, nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ bao gồm chảy máu nghiêm trọng, tắc nghẽn mạch máu thận, viêm cầu thận…
- Suy thận cấp sau thận: Bệnh có liên quan đến sự co mạch thận hướng tâm, phát triển để đáp ứng với sự gia tăng mạnh trong ống thận, thường có triệu chứng vô niệu (không có nước tiểu). Bệnh thường xảy ra do đường tiết niệu bị tắc cấp tính như tắc niệu quản hai bên, tắc cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, hình thành khối u, u tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, sán máng bàng quang. Ngoài ra, người bệnh bị suy thận cấp tính sau thận có thể do các nguyên nhân khác bao gồm viêm nhú hoại tử, xơ hóa sau phúc mạc và các khối u sau phúc mạc, các bệnh và chấn thương tủy sống. Riêng tắc nghẽn niệu quản một bên thường đủ để phát triển suy thận cấp sau thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
2. Bệnh thận mạn
Bệnh thận tiến triển với tốc độ khác nhau ở những người khác nhau và có thể mất từ 2-5 năm để chuyển qua các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn bệnh thận được đo bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Khi chức năng thận giảm, eGFR giảm, eGFR càng thấp cho thấy bệnh thận mạn càng tiến triển xấu hơn.
Từ khóa » Suy Lường
-
Suy Tim (HF) - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
5 Giai đoạn Suy Thận Mạn: Dấu Hiệu, Phương Pháp điều Trị Cho Bệnh ...
-
Suy Thận Giai đoạn 5: Mức độ Nguy Hiểm Và Tiên Lượng - Hello Bacsi
-
Hậu Quả Khó Lường Nếu Bị Suy Nhược Cơ Thể Kéo Dài
-
Top 5 Thói Quen Dẫn đến Suy Giảm Chất Lượng Tinh Trùng - ISofHcare
-
Quản Lý Và điều Trị Suy Tim: Theo Dõi Cân Nặng Và Lượng Nước Nhập ...
-
Giá Trị Xét Nghiệm NT-proBNP Trong Chẩn đoán, Theo Dõi, Tiên Lượng ...
-
Điều Chỉnh Liều Thuốc Khi Suy Giảm Chức Năng Thận
-
Hồ Sơ Giám định Mức Suy Giảm Khả Năng Lao động để Về Hưu được ...
-
Chẩn đoán Suy Tim - Hội Tim Mạch Học Việt Nam
-
Các Mỏ Dầu Khí Lớn Của Việt Nam đang Suy Giảm Sản Lượng Từ 5-8 ...
-
Hợp Âm Thánh Ca 42: Tình Yêu Thương Chúa Khôn Suy Lường
-
Quyết định 1858/QĐ-BYT 2022 Can Thiệp Phòng Chống Suy Dinh ...