Bệnh Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Chi Dưới Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới chiếm khoảng 40,5% người trên 50 tuổi. Bệnh hay gặp ở nữ giới hơn (tỷ lệ nữ mặc bệnh cao gấp hơn 4 lần so với nam giới).
Các nguy cơ gây bệnhTuổi là yếu tố nguy cơ chính (Tỷ lệ suy tĩnh mạch tăng dần theo tuổi. Ở độ tuổi 70 có tới 70% dân số có suy tĩnh mạch). Thứ hai, đó là di truyền và giới tính. Trong các gia đình có người mắc bệnh suy tĩnh mạch thì khả năng mắc bệnh của thế hệ sau tăng gấp 2 lần, và khi cả cha và mẹ đều bị bệnh thì khả năng mắc bệnh của con cái lên tới 89%. Tiếp theo đó là nghề nghiệp. Công việc đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cuối cùng đó là béo phì. Tình trạng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là ở nữ.
Triệu chứng của bệnh
Người bệnh thường không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ trong trường hợp giãn tĩnh mạch trong da, giãn tĩnh mạch dạng lưới hay giãn nhẹ thân tĩnh mạch. Nếu bệnh để lâu và không được điều trị, dần dần sẽ thấy cảm giác đau, nặng chân, tê, nóng rát, ngứa nhất là về chiều. Phù chân nhẹ thường là ở vùng cổ chân, nặng dần về chiều, sau một ngày làm việc. Triệu chứng này sẽ giảm khi nằm kê chân cao, tiếp xúc với lạnh hoặc mang vớ thun băng ép. Các thay đổi ở da do biến dưỡng như rối loạn sắc tố da, viêm da hạ bì, chàm hóa, teo da, loét…
Giai đoạn phát triển bệnh
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Theo diễn tiến lâm sàng, bệnh được chia thành 2 giai đoạn:
- Thời kỳ đầu: Bệnh nhân có cảm giác tức, nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng lâu, có thể xuất hiện phù nề nhẹ ở cẳng – bàn chân vào cuối ngày làm việc và đặc biệt khi nghỉ ngơi thì hết phù nề. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không, các triệu chứng này phát triển ngày càng nặng lên, các quai tĩnh mạch nông giãn to thường xuyên.
- Thời kì sau: thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương, đau nhiều ở chân khi đi bộ. Triệu chứng phù nề không mất đi khi nghỉ ngơi. Các tổn thương da do loạn dưỡng xuất như: viêm da, xơ cứng da, loét…
Các bước tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Phương pháp điều trị
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới cần được điều trị tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này. Trước tiên, cần điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
Phẫu thuật bằng phương pháp Stripping lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch và lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xiên. Đây là phương pháp điều trị khá triệt để, có tỷ lệ tái phát thấp và hiện nay được áp dụng nhiều trung tâm trong nước.
Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch loại bỏ tĩnh mạch suy bằng tiêm chất tạo bọt; điều trị bằng laser nội mạch hay phương pháp dùng năng lượng sóng có tần số radio… có tỷ lệ thành công rất cao, điều trị triệt để được tĩnh mạch bị suy, an toàn, ít tai biến và có tính thẩm mỹ cao.
Cách phòng ngừa bệnh
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc, mọi người nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không nên ngồi liên tục trong thời gian dài, cần đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 - 60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các động tác vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân.. để máu lưu thông tốt hơn.
Về chế độ ăn và tập luyện, nên ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin kết hợp tập thể dục thường xuyên các môn như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập dưỡng sinh…Và một điều rất cần thiết, khi có các dấu hiệu của bệnh, cần được khám sớm chuyên khoa mạch máu tại các bệnh viện, tránh để bệnh tiến triển hay có các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Thực hiện: TS. Ngô Tuấn Anh – PT Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108.
Từ khóa » Tĩnh Mạch Xiên
-
Các Loại Tĩnh Mạch Nông, Tĩnh Mạch Sâu Và Tĩnh Mạch Xiên Trong Cơ Thể
-
Suy Tĩnh Mạch Sâu Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Giải Phẫu Học Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
GIÃN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN VÀ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG
-
Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Nông Và Sau ở Chi Dưới - Vớ Y Khoa
-
Giải đáp: Suy Tĩnh Mạch Sâu Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Phân Biệt Tĩnh Mạch Sâu Và Nông
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI_Phommavong_Y09B
-
Phục Hồi Chức Năng Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới | BvNTP
-
Suy Tĩnh Mạch Sâu Có Nguy Hiểm? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Sâu Có Nguy Hiểm Không?