Bệnh Tắc Tĩnh Mạch Võng Mạc – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc – Triệu chứng, nguyên nhân và điều trịBệnh tắc tĩnh mạc võng mạc là gì?

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, rối loạn mỡ máu và đặc biệt hội chứng chuyển hóa nói chung thì bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc cũng có chiều hướng tăng lên.

Võng mạc là lớp mô lót ở mặt trong của mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Võng mạc làm nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh thị giác sang tín hiệu thần kinh, thông qua dây thần kinh thị giác gửi tín hiệu đến não bộ. Tĩnh mạch võng mạc có chức năng vận chuyển máu từ võng mạc trở về tim.

Tĩnh mạch võng mạc gồm tĩnh mạch trung tâm và tĩnh mạch nhánh. Tĩnh mạch trung tâm võng mạc chạy bên trong dây thần kinh thị giác. Các tĩnh mạch nhỏ hơn chạy dọc trong lớp trong của võng mạc để đưa máu vào tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

Tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh rối loạn mạch máu võng mạc thường gặp, là hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch do cục máu đông hoặc dịch tích tụ, làm suy yếu chức năng của võng mạc và ảnh hưởng tới thị lực.

tac-tinh-mach-vong-mac

Phân loại và thể bệnh của tắc tĩnh mạch võng mạc

Phân loại theo vị trí tắc giải phẫu, tắc tĩnh mạch võng mạc được chia thành các nhóm:

• Bệnh tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc là bệnh xảy ra khi một trong các tĩnh mạch nhỏ tại võng mạc bị tắc nghẽn bởi huyết khối. Tắc tĩnh mạch tại nơi bắt chéo động tĩnh mạch võng mạc. Có thể tắc nhánh tĩnh mạch thái dương trên thái dương trên hoặc mũi trên hoặc thái dương dưới hoặc mũi dưới. Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh chiếm khoảng 30% số ca tắc tĩnh mạch. • Bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là tình trạng ngưng trệ tuần hoàn trở về, xảy ra ở thân tĩnh mạch - nơi hội tụ của các nhánh tĩnh mạch. Bệnh không cấp tính nhưng dễ tái phát. Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm thường gặp ở người trên 50 tuổi (tỷ lệ lên tới 90%) và tiên lượng lâu dài của bệnh khá xấu do gây ra nhiều biến chứng ở mắt.• Tắc tĩnh mạch nửa võng mạc: là tắc nhánh tĩnh mạch thái dương trên và mũi trên (tắc tĩnh mạch nửa võng mạc trên) hoặc tắc nhánh tĩnh mạch thái dương dưới và mũi dưới (tắc tĩnh mạch nửa võng mạc dưới).Bệnh tắc tĩnh mạch võng mậc cũng có thể phân loại theo lâm sàng theo các nhóm như:• Tắc tĩnh mạch võng mạc thể thiếu máu: thị lực giảm đột ngột và trầm trọng, thị trường thu hẹp, có ám điểm trung tâm tuyệt đối.• Tắc tĩnh mạch võng mạc thể không thiếu máu: thị lực giảm vừa, hoặc giảm trầm trọng, có thể có ám điểm trung tâm• Tắc tĩnh mạch thể lành tính ở người trẻ: thƣờng gặp ở người trẻ < 40 tuổi, không có bệnh toàn thân phối hợp. Thị lực giảm ít, không biến đổi thị trường hoặc điểm mù rộng ra

Nguyên nhân gây bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc có thể do biến chứng của các bệnh lý toàn thân hoặc do các bệnh lý tại mắt gây nên.

Các nguyên nhân toàn thân có thể kể đến bao gồm:

• Tăng huyết áp (vô căn): là nguyên nhân thường gặp nhất.• Xơ vữa động mạch: có thể đã gây tăng huyết áp hoặc chưa.• Tắc hay hẹp động mạch cảnh trong: do bẩm sinh hoặc do mảng xơ vữa • động mạch gây nên.• Bệnh đái tháo đường.• Rối loạn mỡ máu: cholesterol máu tăng hoặc triglyceride tăng hoặc cả 2 • loại đều tăng.• Bệnh thận: suy thận các mức độ, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận • mãn...• Các bệnh về máu: thiếu máu, bệnh bạch cầu cấp, đa hồng cầu, thiếu • máu, bệnh lý hồng cầu, rối loạn globulin máu...• Các bệnh lý mạch máu: viêm tĩnh mạch, viêm thành mạch mãn tính • nguyên phát hay thứ phát sau nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân: bệnh giang mai, • bệnh BehÇet, bệnh Eales, bệnh hệ thống collagen...• Bệnh còn hay gặp ở những người nghiện thuốc lá

Các nguyên nhân tại chỗ có thể gây nên tắc tĩnh mạch võng mạc:• Tăng áp lực hố mắt • Tăng nhãn áp do glôcôm mãn tính • Viêm tổ chức hốc mắt mãn tính...Ngoài ra, có khoảng 10% người bị tắc tĩnh mạch võng mạc không tìm ra nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Bệnh thường xuất hiện đột ngột thường ở một mắt, giảm thị lực từ ít đến nhiều, có thể mất thị lực 1 phần hay mất thị lực hoàn toàn.

Người bệnh nhìn kém đột ngột, mức độ vừa, như nhìn qua lớp sương mù hoặc thị lực giảm trầm trọng trong vòng 2 - 3 ngày. Vùng nhìn của người bệnh cũng bị thu hẹp lại, hoặc nhìn thấy đám đen trước mắt. Thường bệnh không gây đau. Thay đổi thị lực có thể ngắn hạn hoặc kéo dài dai dẳng, tuỳ thuộc vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân. Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh không đau nhức mắt, không đỏ mắt, không chảy nước mắt.

Một số biến chứng có thể gặp và tiến triển làm cho thị lực càng xấu hơn: Phù hoàng điểm gây ra giảm thị lực dai dẳng, sự tăng sinh tân mạch tạo thành các mạch máu mới bất thường. Điều này có thể dẫn đến bệnh cườm nước (glaucoma); Bên cạnh đó, những mạch máu mới có thể vỡ gây xuất huyết.

Điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Khi người bệnh được phát hiện có tắc tĩnh mạch võng mạc phải được chuyển đến cơ sở chuyên khoa mắt có các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh. Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm sau:• Chụp mạch võng mạc huỳnh quang• OCT võng mạc• Điện võng mạc• Siêu âm màu Doppler• Các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán các bệnh toàn thân như: sinh hóa máu, huyết học, HIV, HBsAg....

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc là phối hợp điều trị bệnh tại mắt và điều trị các bệnh toàn thân. Do cơ chế sinh bệnh rất phức tạp nên việc điều trị bệnh còn nhiều khó khăn và chưa có phương pháp nào giải quyết triệt để tận gốc bệnh. Mục đích điều trị là kiểm soát và loại bỏ các yếu tố nguy cơ cũng như biến chứng. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị cụ thể. Trong 1 số ít trường hợp có thể điều trị bằng laser giúp kiểm soát xuất huyết và phù, thị lực cải thiện ít. Thường laser được sử dụng để ngăn chặn tổn thương xấu đi, vì vậy, dù thị lực không cải thiện nhưng có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực nặng hơn.

Tắc tĩnh mạch võng mạc có liên quan đến bệnh lý toàn thân nên người bệnh phải đến bệnh viện đa khoa khám tổng thể nhằm phát hiện và điều trị ổn định các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường hay các bệnh về máu...

Tiến triển và biến chứng của tắc tĩnh mạch võng mạc

Tắc tĩnh mạch võng mạc lành tính ở người trẻ: bệnh tự thoái triển.Tắc tĩnh mạch thể thiếu máu: có thể gây glôcôm tân mạch sau 100 ngày, hoặc tân mạch đĩa thị, tân mạch võng mạc gây xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo...Tắc tĩnh mạch thể không thiếu máu: phù hoàng điểm kéo dài gây lỗ hoàng điểm, có thể chuyển thể bệnh sang thể thiếu máu.

Phòng tránh bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Khuyến cáo bệnh nhân phải điều trị các bệnh toàn thân có nguy cơ cao như xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận..

Khám mắt định kỳ (đối với người lớn tuổi, người bị cận thị hoặc có bệnh lý mạch máu) mỗi năm một lần; khám ngay khi cảm nhận thấy dấu hiệu bất thường để bác sĩ kịp thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có cơ hội bảo vệ, phục hồi thị lực;

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để làm giảm mảng xơ vữa, giảm tình trạng tắc nghẽn dòng chảy của mạch máu. Cụ thể, nên ăn thức ăn ít béo, duy trì hoạt động thể chất thường xuyên, bỏ hút thuốc lá,...

Khi bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, nếu không điều trị sớm thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mắc bệnh cườm nước, xuất huyết trong mắt, bong võng mạc hay thậm chí là mù lòa,... Vì vậy, cần phát hiện, điều trị bệnh sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh để giảm tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Mắt Là Gì