Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Tầm nhìn và sứ mạng
    • Ban lãnh đạo bệnh viện
    • Cơ cấu tổ chức
    • Các phòng chức năng
      • Phòng Tổ chức cán bộ
      • Phòng Kế hoạch Tổng hợp
      • Phòng Tài chính Kế toán
      • Phòng Điều dưỡng
      • Phòng Hành chính Quản trị
      • Phòng Chỉ đạo tuyến
      • Phòng Công nghệ thông tin
      • Phòng Công tác xã hội
      • Phòng Quản lý chất lượng
      • Phòng Trang thiết bị Y tế
    • Các khoa lâm sàng
      • Khoa Cấp cứu chống độc
      • Khoa Khám bệnh
      • Khoa Sơ sinh
      • Khoa Hồi sức tích cực
      • Khoa Tiêu hóa
      • Khoa Hô hấp
      • Khoa Truyền nhiễm
      • Khoa Thận - Tiết niệu
      • Khoa 3 Chuyên khoa
      • Khoa Ngoại - Chấn thương
      • Khoa Nội nhi tổng hợp
      • Khoa YHCT-Phục hồi chức năng
      • Khoa Dinh dưỡng tiết chế
      • Khoa Gây mê hồi sức
      • Khoa Tim Mạch
    • Khoa cận lâm sàng
      • Khoa Xét nghiệm
      • Khoa Dược - Vật tư y tế
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
    • Danh sách đăng ký người hành nghề KCB
    • Giấy chứng nhận năng lực xét nghiệm Sars-CoV-2
    • Trang thiết bị tại Bệnh viện
  • Tin tức
  • Dịch vụ và giá dịch vụ
    • Khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu
    • Khám và tư vấn sức khỏe trẻ em
    • Lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà
    • Bảng giá tiêm chủng dịch vụ
    • Khám chữa bệnh
    • Một số kỹ thuật tại Bệnh viện
  • Hoạt động chuyên môn
    • Khám chữa bệnh
    • Quy trình khám bệnh
    • Công tác Điều dưỡng
      • Tài liệu chuyên môn
        • Quy trình kỹ thuật
        • Quy trình chăm sóc
      • Khảo sát hài lòng người bệnh
      • Giáo dục sức khỏe
      • Đánh giá quy trình kỹ thuật
      • Sinh hoạt chuyên đề
      • Báo cáo số liệu
    • Đào tạo, chỉ đạo tuyến
      • Quản lý đào tạo (mạng nội bộ)
      • Quản lý thực hành
    • Nghiên cứu khoa học
    • Đề tài, sáng kiến cải tiến
    • Dược - VTYT
    • Thông tin đấu thầu
  • Thư viện
  • Công tác xã hội
  • Quản lý chất lượng
    • Quản lý sự cố y khoa
    • Tài liệu đánh giá CLBV
    • Phiếu Khảo sát NVYT
    • Chỉ số chất lượng Bệnh viện
      • Chỉ số chất lượng Bệnh viện
    • Tài liệu ISO 9001-2015
      • Quy trình kỹ thuật
      • Bảng kiểm thi tay nghề 2019
      • Hướng dẫn xây dựng văn bản hệ thống
      • ISO 9001 Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện
      • ISO 15189 Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm
      • Bảng kiểm Hội thi xanh sạch đẹp
      • Main
      • Detail
      • Search
      • Area
      • Cat
      • Subject
      • Signer
    • Hội thi BV XSĐ - Duy trì 5S
      • Tài liệu và biểu mẫu
      • Bảng kiểm đánh giá 5S
      • Báo cáo hình ảnh 5S
      • Kết quả đánh giá 5S
    • Đăng ký lịch công tác tuần
  • Hỏi đáp chuyên môn
    • Hô hấp
    • Tiêu hóa, dinh dưỡng
    • Sơ sinh
    • Tiết niệu
    • Huyết học
    • Tim mạch
    • Truyền nhiễm
    • Ngoại
    • Phục hồi chức năng
    • Cấp cứu chống độc
    • Miễn dịch
    • Tổng hợp
  • Trang nhất
  • Tin tức
  • Hoạt động chuyên môn
  • Khám chữa bệnh
Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien Bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị Thứ sáu - 06/05/2022 07:16 10.303 0 Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hàng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 (EV71). Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài Coxsackie A16 và EV71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. 2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như: - Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày. - Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Tổn thương, đau rát ở miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa. Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc. Dấu hiệu toàn thân nặng: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái… Gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
1
Loét miệng
2
Phỏng nước ở lòng bàn tay
3
Phỏng nước ở lòng bàn chân
4
Phỏng nước ở đầu gối
3. Con đường lây truyền bệnh tay chân miệng Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh. Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân. Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng:
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
  • Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
  • Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh.
  • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
4. Các biến chứng nguy hiểm - Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện:
  • Rung giật cơ (giật mình chới với), co giật từng cơn ngắn 1 - 2 giây (giống giật mình)
  • Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược;
  • Rung giật nhãn cầu;
  • Tăng trương lực cơ;
  • Yếu, liệt chi
  • Liệt dây thần kinh sọ não;
  • Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Biến chứng tim mạch - hô hấp, với các biểu hiện:
  • Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);
  • Tụt huyết áp.
  • Khó thở: Bệnh nhi thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều
  • Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.
5. Cách điều trị Khi phát hiện một số dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để chẩn đoán đúng bệnh, có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. 6. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào? Hiện nay, không có vắc-xin phòng bệnh tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các mụn nước.
  • Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
  • Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.
KẾT LUẬN Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp và ít gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.

Tác giả bài viết: BSCKI. Hoảng Tiến Thành - TK. Hồi sức tích cực

Từ khóa: phương pháp, nguy hiểm, nhất là, truyền nhiễm, phát hiện, tay chân, tốc độ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập thành viên để có thể bình luận bài viết này
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Khám sức khỏe cộng đồng cho học sinh Trường Mầm non CLC Kì Bá và Trường Mầm non Giấc mơ thần tiên – Thành phố Thái Bình

    (09/12/2022)
  • Cấp cứu thành công ca thủng dạ dày ở trẻ nam 8 tuổi

    (20/12/2022)
  • Khuyến cáo tiêm phòng dại

    (30/01/2023)
  • Phẫu thuật nội soi trong điều trị xoắn trung tràng ở trẻ sơ sinh

    (03/02/2023)
  • Thoát vị hoành

    (02/11/2022)
  • Khám sức khỏe cho học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng

    (25/10/2022)
  • Phản vệ sau tiêm chủng vắc xin

    (27/05/2022)
  • Họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện

    (01/07/2022)
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thái Bình (Đợt I năm 2022)

    (28/07/2022)
  • Bệnh viện Nhi Trung ương chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thái Bình (Đợt 3 năm 2022)

    (24/05/2022)
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thái Bình (Đợt 2 năm 2022)

    (29/04/2022)
  • Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan tới nhiễm SARS-Cov-2

    (21/04/2022)
  • Dịch vụ đăng ký khám bệnh qua điện thoại

    (21/04/2022)
  • Họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện

    (02/04/2022)
  • MÙA HÈ – CẦN CẢNH GIÁC VIÊM NÃO NHẬT BẢN

    (29/03/2022)
  • Nhiễm covid-19 sau bao lâu mới được tiêm vắc xin khác?

    (23/03/2022)
  • Bệnh viện Nhi Thái Bình triển khai PHÒNG KHÁM KIỂM TRA SỨC KHỎE TRẺ EM HẬU COVID – 19.

    (18/03/2022)
  • Năm sự thật về bệnh não mô cầu

    (07/12/2021)
  • Cảnh báo từ ca bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn phế cầu

    (08/11/2021)
  • Quai bị - rất dễ bùng phát thành dịch

    (02/11/2021)
BẢN ĐỒ LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV qllichmo qllichtruc lichcongtacbieudokhambenh gia bhyt Giá thuốc giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat LIÊN KẾT WEBSITE Bộ Y tếBHXHVNcucquanlykcbubnd tinhmạng văn phòngSở Y tếbhxhtinhicd9icd10tra cứu thuốcBệnh viện Nhi TW THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay310
  • Tháng hiện tại201,341
  • Tổng lượt truy cập8,843,860
Video Văn bản hệ thống
  • Quy trình kỹ thuật
  • Bảng kiểm thi tay nghề...
  • Hướng dẫn xây dựng văn...
  • ISO 9001 Hệ thống quản...
  • ISO 15189 Hệ thống...
  • Bảng kiểm Hội thi xanh...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cách Virus Tay Chân Miệng