Bệnh Teo Tinh Hoàn Là Gì? | BỆNH LÝ NAM KHOA

blank 5/5 - (1 bình chọn)

Teo tinh hoàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh con của nam giới. Tinh hoàn có hai chức năng chính là chức năng ngoại tiết (sản sinh tinh trùng) và chức năng nội tiết (bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron). Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống sinh dục của nam giới.

Cấu tạo và chức năng của tinh hoàn

Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, nằm trong bìu. Mỗi cơ thể nam có hai tinh hoàn hình trứng có kích thước 4,5 x 2,5 cm. Ở người lớn thể tích của tinh hoàn trung bình là 18,6 ml.

Tinh hoàn có hình trứng hơi dẹt, mặt trắng nhẵn, cực trên có lồi còn gọi là phần phụ tinh hoàn. Cực dưới có dây chằng bìu- tinh hoàn cột tinh hoàn vào mô bìu, như vậy khi cơ bìu co giãn thì tinh hoàn cũng di chuyển theo. Chạy dọc đầu trên và bờ sau của tinh hoàn và úp vào tinh hoàn như cái mũ là mào tinh hoàn, mào tinh hoàn kết nối với ống dẫn tinh.

- Nhà tài trợ nội dung -

Cấu tạo của tinh hoàn

Động mạch tách từ động mạch chủ bụng dưới thắt lưng 2- 3, chạy ở thành bụng tới lỗ bẹn sâu vào thừng tinh qua ống bẹn tới tinh hoàn chia làm 2 nhánh:

+ Nhánh mào tinh đi từ đầu đến đuôi mào tinh nối với động mạch ống tinh (thuộc động mạch chậu trong) và động mạch cơ bìu (thuộc động mạch chậu ngoài).

+ Nhánh tinh hoàn chui qua vỏ trắng đi vào tinh hoàn. Gần đây Koff và cộng sự thấy có vòng nối giữa động mạch ống tinh với động mạch tinh hoàn.

Nếu bổ dọc tinh hoàn thì thấy mỗi tinh hoàn được chia thành nhiều thùy bằng các vách xơ. Trong mỗi thùy có nhiều ống nhỏ ngoằn nghèo được gọi là ống sinh tinh, đây chính là nơi sản sinh tinh trùng. Mỗi tinh hoàn có khoảng 900 ống sinh tinh, mỗi ống dài khoảng 5 mét. Tiếp nối với ống sinh tinh là ống mào tinh dài 6 mét rồi đến ống dẫn tinh. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig.

Bìu có 7 lớp : Da, lớp cơ trơn bám da (cơ dartos), lớp tế bào dưới da, lớp cân nông, lớp cơ bìu, lớp cân sâu, tinh mạc. Bìu có chức năng chứa đựng và co giãn điều hòa nhiệt độ tinh hoàn luôn thấp hơn 1-2 độ C so với nhiệt độ cơ thể, tạo điều kiện tinh hoàn phát triển và sản sinh tinh trùng từ tuổi dậy thì. Chỉ ở trong điều kiện này tinh hoàn mới thực hiện được đầy đủ chức năng nội tiết là tiết Testosterone, Inhibin và ngoại tiết là sản sinh tinh trùng.

Chức năng của tinh hoàn

Tinh hoàn có hai chức năng chính là chức năng ngoại tiết (sản sinh tinh trùng) và chức năng nội tiết (bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron). Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống sinh dục của nam giới. Dưới tác dụng của hormon hướng sinh dục của tuyến yên từ khoảng 15 tuổi tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng, chức năng này được duy trì trong suốt cuộc đời.

Tinh hoàn bài tiết một số hormon sinh dục nam mà thường được gọi bằng một tên chung là androgen. Các hormon này bao gồm testosteron, dihydrotestosteron và androtestosteron trong đó testosteron được coi là hormon quan trọng nhất của tinh hoàn. Ngoài ra tinh hoàn còn bài tiết một hormon khác nữa đó là inhibin.

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn

Bệnh nhân bị teo tinh hoàn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do tuổi tác: Khi có tuổi thành mạch sẽ yếu dần, độ đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch giảm, động mạch và tĩnh mạch tinh hoàn cũng vậy, dễ xơ cứng, hẹp lại dẫn đến khả năng cung cấp máu cho tinh hoàn giảm đi dễ gây teo tinh hoàn
  • Do tổn thương ở tinh hoàn: Khi tinh hoàn bị tổn thương dễ dẫn đến teo tinh hoàn
  • Một số bệnh nhân sau mắc virus quai bị, HIV dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn: Khi bị virus tấn công như virus quai bị, HIV dễ dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và để lại hậu quả teo tinh hoàn.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc, các hóa chất hoặc các chất phóng xạ
  • Do tinh hoàn bị thiếu máu, máu không lưu thông đến tinh hoàn
  • Do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể do nhiều nguyên nhân như Tăng cao áp lực tĩnh mạch thận trái, Thông nối của các tĩnh mạch bàng hệ, Sự khiếm khuyết của các van trong tĩnh mạch tinh trong. Dù là nguyên nhân gì nhưng nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách có thể gây nên tình trạng teo tinh hoàn
teo tinh hoàn

Triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh teo tinh hoàn

Bệnh nhân bị teo tinh hoàn sẽ có biểu hiện sau:

  • Một bên tinh hoàn nhỏ dần so với bên kia hoặc cả hai bên đều nhỏ dần đi.
  • Teo tinh hoàn còn ảnh hưởng đến cơ bắp và xương, làm cho cơ thể tăng cân, thay đổi tính tình…
  • Teo tinh hoàn làm giảm ham muốn ở nam giới dễ gây vô sinh, hiếm muộn
  • Một số bệnh nhân teo tinh hoàn có thể dễ dàng nhận thấy tinh dịch loãng hơn.

Điều trị teo tinh hoàn

Để điều trị teo tinh hoàn trước hết cần tìm ra nguyên nhân của bệnh. Việc điều trị teo tinh hoàn cần căn cứ vào nguyên nhân của bệnh. Việc điều trị teo tinh hoàn đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì, quyết tâm và thực hiện theo đúng phác đồ bác sỹ đưa ra, phối hợp tốt cùng bác sỹ điều trị bệnh. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân teo tinh hoàn cũng là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh.

Để điều trị teo tinh hoàn trước hết bác sỹ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kích thích để tinh hoàn to lên. Sau đó khi tinh hoàn đã to lên bác sỹ tiếp tục dùng thuốc kích để tinh hoàn có thể thực hiện được chức năng ngoại tiết của mình là sản sinh tinh trùng, nuôi dưỡng tinh trùng đủ số lượng và chất lượng để có thể thụ tinh được

Nếu bệnh nhân bị teo tinh hoàn do quai bị thì khả năng chữa trị thành công là rất khó. Do những bệnh nhân mắc quai bị thường gặp ở tuổi thiếu niên, dậy thì không được chữa trị triệt để, ngay tức khắc để lại hậu quả là teo tinh hoàn. Teo tinh hoàn nếu bị 1 bên, còn 1 bên lành thì khả năng vẫn có con bình thường, nếu teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh là rất cao.

Những bệnh nhân lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh sản thì căn bệnh này không cần phải quá lo lắng.

Phòng chống bệnh teo tinh hoàn

Để phòng tránh bệnh teo tinh hoàn, nam giới nên thực hiện các biện pháp sau”

  1. Có lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không nên quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như bao cao su, để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai…Quan hệ tình dục đúng tư thế, tránh quan hệ tình dục quá mạnh, thô bạo gây sang chấn, chấn thương tinh hoàn, gây tràn máu.
  2. Không nên mặc quần sịp quá chật, nên mặc quần sịp được làm từ chất liệu vải cotton, không nên mặc những quần làm bằng vải nilon, không thấm mồ hôi, dễ ngứa ngáy.
  3. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân đối khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, tinh bột, rau củ quả, lipid nhằm tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  4. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo, phơi quần áo khô ráo, ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời, không mặc quần áo ẩm, tránh vi khuẩn có thể xâm nhập
  5. Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời

Mong rằng qua bài viết bệnh teo tinh hoàn là gì? Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả nhất đã giúp bạn có những thông tin bổ ích. Nếu bạn thấy tinh hoàn của mình dần dần nhỏ đi, nhỏ dần so với bên còn lại hãy đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời.

Xem thêm:

  1. Điều trị sỏi hệ tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
  2. Phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo
  3. Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo
  4. Phẫu thuật tăng kích thước dương vật
  5. Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (mini – PCNL)
  6. Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (mini-PCNL) được thực hiện như thế nào?
  7. Khám và điều trị rối loạn cương dương
  8. Tán sỏi thận laser bằng ống soi mềm
  9. Tán sỏi thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm
  10. Cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt bằng dao đốt lưỡng cực
  11. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh ra máu
  12. Chẩn đoán và điều trị vô sinh nam
  13. Phẫu thuật phì đại tuyến vú lành tính ở nam giới
  14. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
  15. Nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản bằng laser + đặt sonde JJ
  16. Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh
  17. Cắt bao quy đầu bằng stapler
  18. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh ngược dòng
  19. Phân tích thành phần sỏi niệu, dự phòng sỏi
  20. Chẩn đoán và điều trị suy sinh dục nam
  21. Thắt ống dẫn tinh triệt sản nam
  22. Tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản
  23. Chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm
  24. Nội soi bàng quang chẩn đoán và điều trị
  25. Điều trị sùi mào gà
  26. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  27. Điều trị viêm niệu đạo do Lậu
  28. Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nam
  29. Điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
  30. Xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO 2010
  31. Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt
  32. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
  33. Điều trị rối loạn cương dương
  34. Điều trị viêm tinh hoàn – viêm mào tinh hoàn

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Teo Tinh Hoàn