Bệnh Thận đái Tháo đường Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm không.. Bệnh thận đái tháo đường được hiểu như 1 tình trạng xơ cứng và xơ hóa cầu thận, 1 biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bệnh có biểu hiện từ tình trạng albumin niệu tiến triển từ từ với tăng huyết áp tiến triển và gây suy thận.
1. Bệnh thận đái tháo đường là gì?
+ Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận làm cho chất đạm (protein) trong máu thoát ra nước tiểu.
+ Cả hai loại bệnh đái tháo đường (type 1 và 2) đều có thể gây ra bệnh:
– Bệnh nhân đái tháo đường loại 1: bệnh thận thường xuất hiện sau 5 năm.
– Bệnh nhân đái tháo đường loại 2: do bệnh diễn tiến âm ỉ nên có khi bệnh thận được phát hiện đồng thời với bệnh đái tháo đường.
+ Bệnh thận đái tháo đường khi đã xuất hiện sẽ diễn tiến đến bệnh thận giai đoạn cuối suy thận, việc điều trị sẽ khó và chi phí điều trị cao, là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.
+ Phát hiện sớm và điều trị tốt biến chứng thận ở bệnh giúp làm chậm quá trình diễn tiến bệnh thận đến giai đoạn cuối.
2. Tần suất bệnh :
+ Ở các nước phát triển như Mỹ và một số nước ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…: bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận (chiếm khoảng 40%).
+ Ở nước ta: tần suất mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng làm cho bệnh thận đái tháo đường cũng tăng theo.
3. Diễn tiến của bệnh thận đái tháo đường:
Bệnh diễn tiến trong nhiều năm, qua nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền lâm sàng:
- Xuất hiện một lượng nhỏ chất đạm (albumin) trong nước tiểu của bệnh nhân gọi là vi đạm niệu hay là tiểu đạm vi lượng (từ 30 – 300 mg/ nước tiểu 24 giờ). Lượng đạm niệu ít nên không phát hiện được bằng xét nghiệm thường quy.
- Ngoài ra bệnh nhân không có triệu chứng gì về lâm sàng và xét nghiệm chức năng thận bình thường.
+ Giai đoạn lâm sàng:
- Lượng đạm trong nước tiểu của bệnh nhân tăng dần và phát hiện được bằng xét nghiệm nước tiểu thường quy.
- Bệnh nhân có thể phù toàn thân khi đạm niệu nhiều hơn 3g/ 24 giờ.
- Xuất hiện tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm tăng huyết áp đã có từ trước.
- Chức năng thận sẽ giảm dần đến giai đoạn cuối của bệnh thận mạn (suy thận) với các triệu chứng: thiếu máu, chán ăn, buồn ói và ói, hơi thở có mùi khai như nước tiểu, phù, mệt, khó thở, tăng huyết áp, lượng nước tiểu giảm dần… Bệnh nhân có thể có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như phù phổi, tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim.
4. Phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường:
+ Kiểm soát tốt đường huyết
+ Kiểm soát huyết áp
+ Loại trừ những yếu tố nguy cơ:
– Ngưng hút thuốc (nếu có)
– Hoạt động thể lực thường xuyên, phù hợp sức khỏe
– Khẩu phần ăn ít muối, ít mỡ bão hòa, ít cholesterol
5. Điều trị bệnh thận đái tháo đường:
+ Kiểm soát đường huyết: cần theo dõi sát, đặc biệt khi có suy thận vì thường có nguy cơ hạ đường huyết.
+ Kiểm soát huyết áp: duy trì huyết áp thấp hơn 130/80 mmHg.
- Thuốc hạ huyết áp được chọn hàng đầu là thuốc ức chế men chuyển như enalapril, perindopril, lisinopril…vì vừa có tác dụng hạ huyết áp, vừa làm giảm đạm niệu, làm chậm diễn tiến của bệnh thận.
+ Điều trị đạm niệu: dùng thuốc ức chế men chuyển làm giảm đạm niệu, làm chậm diễn tiến của bệnh thận ngay cả khi bệnh nhân không tăng huyết áp.
+ Điều trị bệnh ở giai đoạn cuối (suy thận): Khi chức năng thận giảm chỉ còn 10-15%, ngoài các biện pháp điều trị như trên bệnh nhân cần phải được trị bằng một trong các phương pháp sau để có thể sống khỏe và kéo dài cuộc sống:
– Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng)
– Thận nhân tạo
– Ghép thận
+ Chế độ ăn khi có suy thận: Bệnh thận đái tháo đường là gì
- Muối: hạn chế 2 – 3 g/ngày, không dùng thức ăn chế biến sẵn vì có nhiều muối.
- Chất đạm: 0,6 – 0,8 g/Kg cân nặng/ ngày
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như các loại trái cây, rau lá màu xanh đậm, nấm, các loại đậu.
- Hạn chế thức ăn có nhiều phosphat như sữa, phomát, gan, cá (cá ngừ, cá hồi, cá mòi), lòng đỏ trứng, các loại đậu, hạt. bệnh thận đái tháo đường nguy hiểm
6. Kết luận
+ Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường.
+ Bệnh diễn tiến đến suy thận, có thể gây tử vong, điều trị khó với chi phí cao.
+ Hiểu biết về bệnh đái tháo đường, phát hiện và điều trị sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường giúp làm chậm diễn tiến bệnh thận đến giai đoạn suy thận.
Nếu có bất kì vấn đề gì về sức khỏe, xin đừng chủ quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
⏱⏱ Trên 20 năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hoặc gọi chúng tôi theo Hotline 028.3863.2553
Hoặc đăng ký khám TẠI ĐÂY
Từ khóa » Tiểu đạm Vi Lượng
-
Tiểu Albumin Vi Lượng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tiểu đạm Vi Lượng Là Gì? Chẩn đoán Sớm Suy Thận
-
Tiểu đạm Vi Thể Nên Uống Thuốc Gì? | Vinmec
-
Tỉ Lệ đạm Niệu Vi Lượng Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết áp Và Các Nguy ...
-
Bệnh Thận Do đái Tháo đường (tiểu đường) - Y Học Cộng đồng
-
Protein Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Biến Chứng Thận Do Tiểu đường
-
Vai Trò Của Microalbumin Niệu Với Bệnh Lý Tim Mạch Và Bệnh Thận ...
-
Protein Trong Nước Tiểu Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Bệnh Đạm Niệu: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
[PDF] đạm Niệu Vi Lượng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Bệnh Nhân Tăng ...
-
NGHIÊN CỨU ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG, NỒNG ĐỘ Hs-CRP TRÊN ...
-
Sở Y Tế Tỉnh Khánh Hòa