Bệnh Thiếu Dinh Dưỡng ở Gà: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Giải Pháp

Một trong những điều mà người chăn nuôi cần lưu ý chính là các bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà. Khẩu phần ăn cho gà luôn cần bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin để góp phần trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, từ cấu trúc của xương đến việc tạo thành vỏ trứng và chất chống oxy hóa. Nếu thiếu dinh dưỡng một cách nghiêm trọng có thể gây ra những triệu chứng ở gà như chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng trứng.

Nguyên nhân của bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà

Thật ra có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố khác làm làm ảnh hưởng đến dưỡng chất thức ăn. Từ đó sẽ gây ra bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà. Một số nguyên nhân thường gặp như là:

  • Khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố lý, hóa hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng.
  • Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Do pha trộn các chất không đều. Nhất là đối với các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin. Điều này làm cho việc gà hấp thu dinh dưỡng không cân đối.
  • Do các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.
  • Do sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình gà hấp thu dinh dưỡng.

Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà

Khi gà thiếu chất dinh dưỡng sẽ có rất nhiều các biểu hiện khác thường nhưng cũng khó phát hiện ra sớm. Bởi vì có nhiều triệu chứng không biểu hiện rõ ràng hoặc hay nhầm lẫn với các loại bệnh khác như bệnh gà rù, bệnh giun sán, bệnh cầu trùng…Một số biểu hiện chính của gà khi bị thiếu chất như:

  • Gà bị gầy yếu, xù lông, còi cọc, chậm lớn.
  • Khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp tự nhiên mà tỉ lệ nở kém, chết phôi nhiều
  • Gà hay có biểu hiện bất thường ở bộ phận nào đó như mắt, lông, chân, hay cắn mổ nhau, các hoạt động không bình thường của cơ thể….

Các biểu hiện của gà khi thiếu khoáng

  • Calci, Phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.
  • Magne: Co giật, chết đột ngột.
  • Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.
  • Sắt, đồng: Thiếu máu.
  • Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc .
  • Selenium: Tích nước dưới da.

Các biểu hiện của gà khi thiếu vitamin

  • Vitamin A : Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
  • Vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
  • Vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
  • Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
  • Vitamin B1: Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
  • Vitamin B2: Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
  • Vitamin B5: Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
  • Vitamin PP: Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
  • Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
  • Vitamin H: Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
Bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà
Bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà

Cách phòng tránh các bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà

Những triệu chứng bệnh này không phải từ các mầm bệnh, bệnh dịch mà chỉ là do gà đang thiếu chất dinh dưỡng. Do vậy, cách để chữa trị và phòng ngừa bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà đơn giản là bà con cần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng thông qua đường thức ăn và nước uống.

Với thức ăn bà con nếu chọn thức ăn hỗn hợp từ những đơn vị sản xuất uy tín, sau đó có thể bổ sung thêm lượng thức ăn tự nhiên cần thiết. Lưu ý là đừng chọn mua các sản phẩm không rõ ràng để tránh nhầm phải hàng giả, kém chất lượng. Và Mebipha chính là một trong các đơn vị sản xuất thức ăn cho gà được nhiều người tin dùng. Chúng tôi luôn cam kết đảm bảo cung cấp những mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý.

Từ khóa » Thiếu Khoáng ở Vật Nuôi