Bệnh Thoát Vị Rốn - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Ở trẻ em, nhiều thoát vị rốn tự đóng lại khi trẻ được một hoặc hai tuổi, một số thì kéo dài hơn thế và gây ra nhiều biến chứng. Để ngăn ngừa biến chứng, thoát vị rốn nếu không khỏi khi trẻ lên bốn hay xuất hiện ở người trưởng thành thì cần phải phẫu thuật.
1. Bệnh thoát vị rốn là gì?
2. Triệu chứng của bệnh thoát vị rốn
- Khi nào nên đi khám bác sĩ?
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị rốn
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh thoát vị rốn
4. Biến chứng của bệnh thoát vị rốn
5. Điều trị bệnh thoát vị rốn
- Chuẩn bị
- Chẩn đoán
- Điều trị
6. Bác sĩ điều trị
1. Bệnh thoát vị rốn là gì?
Thoát vị rốn (tên tiếng Anh là Umbilical Hernia) xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua rốn (một lỗ của cơ bụng). Đây là một tình trạng phổ biến và thường vô hại. Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Ở trẻ sơ sinh, một thoát vị rốn có thể xuất hiện khi trẻ khóc, làm cho rốn của trẻ nhô ra. Đây là dấu hiệu kinh điển của thoát vị rốn.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoát vị rốn
Thoát vị rốn tạo ra khối sưng phình mềm gần rốn. Nếu trẻ có thoát vị rốn, bạn có thể chỉ thấy khối sưng phình xuất hiện khi trẻ khóc, ho hay căng thẳng. Khối sưng phình có thể biến mất khi trẻ bình tĩnh hay khi nằm ngửa.
Thoát vị rốn ở trẻ em thường là không gây đau, nhưng ở người trưởng thành có thể gây khó chịu vùng bụng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi có nghi ngờ trẻ bị thoát vị rốn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Gọi cấp cứu nếu con của bạn bị thoát vị rốn và xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trẻ bắt đầu thấy đau.
- Trẻ bắt đầu ói.
- Khối lồi trở nên đau khi ấn vào, sưng hoặc biến sắc.
Đối với người lớn cũng vậy. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có một chỗ phình gần rốn. Gọi cấp cứu nếu khối phình trở nên đau hoặc đau khi chạm vào. Chẩn đoán và điều trị có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ - 19001246
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị rốn
Trong thai kỳ, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng của em bé. Lỗ này thường sẽ đóng lại sau khi bé được sinh ra. Nếu các cơ bụng không khép lại ở đường giữa bụng, thành bụng sẽ suy yếu và gây nên thoát vị rốn khi trẻ vừa sinh ra hoặc sau này. Ở người trưởng thành, tăng áp lực ổ bụng cũng có thể gây nên thoát vị rốn. Những nguyên nhân ở người trưởng thành gồm:
- Bệnh béo phì.
- Mang thai nhiều lần.
- Dịch ở khoang bụng (cổ trướng).
- Phẫu thuật vùng bụng trước đó.
- Thẩm phân phúc mạc (phương pháp lọc máu bên trong cơ thể).
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thoát vị rốn
Thoát vị rốn phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh – nhất là trẻ sinh thiếu tháng hay thiếu cân. Trẻ em da đen có ít nguy cơ bị thoát vị rốn hơn và xác suất là như nhau ở trẻ em trai và gái. Đối với người trưởng thành, tình trạng thừa cân hoặc mang thai nhiều lần có khả năng làm tăng nguy cơ bị thoát vị rốn. Loại này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh thoát vị rốn
Ở trẻ em, biến chứng thoát vị rốn rất hiếm gặp. Biến chứng xảy ra khi các mô lồi bị giữ lại và không thể được đẩy trở lại vào khoang bụng.
Điều này dẫn đến việc thiếu máu nuôi tới phần ruột bị giam bên ngoài gây ra đau vùng rốn và tổn thương mô. Nếu phần ruột bị giam hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu (strangulated hernia), có thể làm hoại tử mô.
Nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Người trưởng thành bị thoát vị rốn nhiều khả năng gặp tắc ruột, trong trường hợp này thì cần thiết phải phẫu thuật.
5. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị rốn
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Nếu con bạn có triệu chứng của thoát vị rốn, hãy hẹn đi khám bác sĩ.
Đây là một vài thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn.
Những việc bạn có thể làm
- Liệt kê các triệu chứng của bé, trong thời gian bao lâu.
- Chụp hình khối thoát vị nếu dấu hiệu không đủ rõ ràng.
- Viết ra những từ khoá, bao gồm vấn đề sức khoẻ của bé và thuốc bé sử dụng nếu có.
- Viết ra những câu hỏi mà bạn cần hỏi bác sĩ.
Chẩn đoán
Thoát vị rốn được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng. Đôi khi, các xét nghiệm hình ảnh – siêu âm bụng hoặc chụp CT – có thể được chụp để phát hiện biến chứng.
Điều trị
Ở trẻ em, nhiều thoát vị rốn tự đóng lại khi trẻ được một hoặc hai tuổi. Đôi khi bác sĩ sẽ đưa khối thoát vị vào lại ổ bụng trong khi khám lâm sàng. Đừng tự ý làm điều này ở nhà. Mặc dù một số người nói rằng thoát vị sẽ khỏi khi bạn dán một đồng xu vào khối thoát vị, trò này hoàn toàn không có tác dụng và thậm chí, vi khuẩn sẽ chui vào ổ bụng gây nên viêm nhiễm.
Đối với trẻ em, phẫu thuật sẽ được tiến hành trong trường hợp khối thoát vị:
- Gây đau.
- Lớn hơn 1,5 xăng-ti-mét về đường kính.
- Lớn và không nhỏ lại trong hai năm đầu đời.
- Không biến mất khi trẻ lên bốn.
- Gây tắc ruột.
Đối với người lớn, phẫu thuật sẽ được tiến hành để ngăn chặn biến chứng – đặc biệt là khi khối thoát vị sưng lớn và gây đau.
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch ở dưới rốn. Sau đó khối thoát sẽ vị nằm trong ổ bụng, và lỗ mở được liền lại. Ở người trưởng thành, các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng tấm lưới để thành bụng chắc chắn hơn.
Khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu bị thoát vị rốn thì gia đình nên đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ để sớm được điều trị, tránh xảy ra những trường hợp nguy hiểm. Để được điều trị với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.
Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org
Từ khóa » điều Trị Rốn Lồi ở Người Lớn
-
Thoát Vị Rốn ở Người Lớn: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân
-
Thoát Vị Rốn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thoát Vị Rốn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Gây Mê Phẫu Thuật Thoát Vị Rốn, Hở Thành Bụng - Vinmec
-
Thoát Vị Rốn Là Tình Trạng Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Rốn Lồi Có Nguy Hiểm Không, điều Trị Thế Nào? - AloBacsi
-
THOÁT VỊ RỐN | Thành Viên Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ
-
Thoát Vị Rốn - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Thoát Vị Thành Bụng - MSD Manuals
-
Thoát Vị Rốn Có Nguy Hiểm? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
BV Hồng Ngọc Cấp Cứu Bệnh Nhân Indonesia Bị Thoát Vị Rốn Nghẹt
-
Thoát Vị Rốn: Chẩn đoán, điều Trị Và Phẫu Thuật | VIAM
-
Điều Trị Thoát Vị Rốn ở Trẻ - CIH
-
Cách Làm Rốn Hết Lồi ở Người Lớn