Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách Chữa Trị - Thiết Bị Bể Cá
Có thể bạn quan tâm
- Thi công hồ cá Koi
- Giới thiệu
- Dịch vụ
- Dự Án
- Cá Koi
- Cá Koi Nhật Bản
- Kiến thức
- Những chú ý trong việc chăm sóc cá Koi
- Kiến thức hồ cá Koi
- Kiến thức chăm sóc bể cá cảnh
- Video hướng dẫn lắp đặt thiết bị bể cá
- Quản lý và xử lý nước bể cả
- Trị bệnh cho cá
- Tin tức
- Tuyển Dụng
- Hoạt Động Công Ty
- Khuyến mại
- Bán Buôn
- Liên hệ
Kinh nghiệm Hồ cá Koi
- 15 lý do để làm hồ koi và nuôi cá koi làm cảnh
- Kiểm soát theo dõi cá Koi trong hồ nuôi
- Công trình hồ chú Cường Starlake
- Khắc phục hiện tượng "STRESS" trên cá KOI
- Bệnh Đốm Trắng - Trùng Quả Dưa
- Quy trình Chăm sóc - Xử lý nước - Phòng bệnh - Chữa bệnh cho hồ ngoài trời với bộ sản phẩm của An Lộc Phát
- Vài quy tắc cần nhớ để vận hành hồ koi dễ dàng hơn
- Vật liệu lọc cho hồ cá
- Dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh
- Kiểm tra nước hồ nuôi cá Koi
SẢN PHẨM BẠN ĐÃ XEM
Tin đọc nhiều
- Tuyển Nhân viên kinh doanh, Nhân viên kỹ thuật, Marketing online
- Du lịch hè 2022 tại Đảo Cát Bà
- Dã Ngoại kết hợp Team building cùng Thiết Bị Bể Cá Hải Tùng
- Tuyển nhân viên cho cửa hàng Cá cảnh & Thiết bị bể cá
- Bệnh thường gặp ở cá Rồng và cách chữa trị
Tên bệnh | Triệu chứng & Nguyên nhân | Cách chữa trị |
Bệnh xoăn mang (kênh mang)
| Triệu chứng: Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Lâu dần lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị. Nguyên Nhân: thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính.Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng oxy giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên | Môi trường: Không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi cá trưởng thành, chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài cá, chiều rộng, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt. Khi cá thở bất thường: thì nên thay 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Khi cá bị xoăn nhẹ: dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn sẽ giảm rất nhiều. Khi bị xoăn lớp mỏng viền mang: thì có thể cắt bỏ phần xoăn rồi chăm sóc với chế độ giàu oxy. Mang cá kênh ra phần vỏ cứng: rất khó để khắc phục. |
Bệnh xù vẩy | Triệu chứng: các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình. Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy. Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu, hay xuất hiện vào mùa thu và đông. | Phát hiện & xử lý sớm để đạt hiệu quả tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao. |
Bệnh xụp mắt | Theo nghiên cứu thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy trong ra ngoài), xung quanh bể ở tầng thấp có quá nhiều vật chuyển động (đặt lồng chim, chó, mèo…) nên tạo thói quen quan sát ở thấp… | Phòng bệnh: thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế…) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn. Nếu cá rồng có giá trị cao như kim hồng vĩ, hồng long thì chỉ nên nuôi một mình 1 bể và đáy bể dán kín. Còn nếu nuôi chung thì tránh nuôi một số loại cá ăn chìm như sam, vịt, lau bể… |
Bệnh mờ mắt | Nguyên nhân do nước không được thay thường xuyên, lượng amôniắc và nitrat quá nhiều. Vi khuẩn gây là bệnh có hình nón bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng mầu trắng phủ lấy trong mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị hỏng mắt hoàn toàn. | Chữa trị: tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ nước khoảng 29-32 độ. Có thể dùng tetraxilin hay metronidazone với liều lượng 500mg/50lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể. |
Bệnh trướng bụng / Sình bụng | Triệu chứng: cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, sau khi bài tiết phân dính sợi trắng ở hậu môn. Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn. Nguyên nhân: do ăn uống, không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn nên gây ra không tiêu và viêm ruột. Một số cá rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn đỏ và lòi ra (lòi trĩ). | Phòng bệnh: tránh cho cá ăn quá no. Cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá. Cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh bị hóc. Cho ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ. Chữa bệnh: thay 1/3 lượng nước, tăng cường sục, tăng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi. |
Bệnh đốm trắngLink ảnh | Triệu chứng: Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… trường hợp nặng thì trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh. Nếu không chữa kịp thời để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì cá sẽ chết. Nguyên nhân: Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển rất nhanh ở 25oC. | Mới bệnh: thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32oC), trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi. Bệnh nặng: phải thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ xung muối ăn. Nên dùng một số thuốc ở hàng cá và phải chữa khỏi dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài. |
Bệnh đốm trắng – White SpotLink ảnh | Nguyên nhân: Nổi đốm trắng như các nốt mụn, gây ra bởi một loại ky sinh trùng. Ký sinh trùng này chu kỳ phát triển có hai giai đoạn là sống trên cơ thể cá, hút máu và sau đó sẽ rời cơ thể cá để đẻ trứng dưới đáy bể, sau khi nở, những con ký sinh trùng lại tiếp tục tìm nạn nhân của chúng . Chu kỳ của chúng tùy theo nhiệt độ của bể, ở nhiêt độ của cá rồng, chúng sẽ có chu kỳ là 48-72, yếu nhất lúc mới nở, | Tăng nhiệt độ bể lên 32-33 độ C. Cho thuốc theo hàm lượng cho sẵn trên lọ thuốc mỗi 2-3 ngày thay 20-25% nước của bể, thêm nước mới và bổ sung thuốc theo đúng hàm lượng. Quá trình trị liệu sẽ là 10- 14 ngày, nên ngâm thêm vài ngày để trị hết bệnh. Trong quá trình chữa bệnh nên bỏ than hoạt tính ra khỏi hệ thống lọc |
Bị ký sinh trùng bám (Trùng mỏ neo, rận cá,…)Link ảnh | Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,… xâm nhập. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, … trên các loài cá. | Cách 1: Dùng thuốc số 0 cho cá rồng, đổ theo tỷ lệ 10l nước: 1ml thuốc. 2-3 ngày thay bớt nước rồi bổ sung thuốc cho đúng hàm lượng. Cách 2: dùng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cá trong một giờ. Cách 3: dùng Dipterex 5 g /100 lít, mỗi tuần 2 lần. |
Bị stressLink ảnh | Nguyên nhân: Do thay đổi nước mới => bị shock nước mới. Do trong bể cá có nhiều các loại cá nhỏ bơi nhanh hoạt động nhiều làm cá Rồng của bạn bị stress | Phòng bệnh: Nên nuôi trong không gian rộng rãi, tránh nuôi chung cùng cá nhỏ bơi nhanh. Thay nước thì chỉ nên thay không quá 50% bể, tránh sock nước mới. Cá di chuyển đường xa, mệt khi thả cá vào bể nên mở miệng túi từ từ để cá thích nghi môi trường mới |
Thuốc bổ hỗ trợ cá. | Vitamin Nước đen |
Sản Phẩm Liên Quan
-
THUỐC SỐ 7: NƯỚC ĐEN DÀNH CHO CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 6: THUỐC MÊ CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 5: TRỊ LỞ LOÉT, SÌNH BỤNG, MỤC MANG CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 4: TRỊ ĐỐM TRẮNG, NẤM NHUNG CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 3: TRỊ NẤM, RÁCH VÂY, MỤC VÂY, LỞ MIỆNG CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 2: DIỆT KHUẨN, KÝ SINH TRÙNG, PHÒNG BỆNH CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 1: KHỬ NƯỚC MỚI HỒ CÁ RỒNG
200.000 VNĐ
-
THUỐC SỐ 0: TRỊ TRÙNG MỎ NEO, RẬN CHO SAM, CÁ RỒNG - O ' ANCHOR WORM & FISH LICE
200.000 VNĐ
Kinh nghiệm Hồ cá Koi
- 15 lý do để làm hồ koi và nuôi cá koi làm cảnh
- Kiểm soát theo dõi cá Koi trong hồ nuôi
- Công trình hồ chú Cường Starlake
- Khắc phục hiện tượng "STRESS" trên cá KOI
- Bệnh Đốm Trắng - Trùng Quả Dưa
- Quy trình Chăm sóc - Xử lý nước - Phòng bệnh - Chữa bệnh cho hồ ngoài trời với bộ sản phẩm của An Lộc Phát
- Vài quy tắc cần nhớ để vận hành hồ koi dễ dàng hơn
- Vật liệu lọc cho hồ cá
- Dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh
- Kiểm tra nước hồ nuôi cá Koi
Từ khóa » Cá Rồng Sình Bụng
-
Hướng Dẫn Trị Bệnh Sìn Bụng Cho Cá Rồng - YouTube
-
Bệnh Trướng Bụng ở Cá Rồng | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Cách Phòng Và điều Trị Cá Rồng Bị Bệnh đường Ruột - Pet Mart
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
THUỐC SỐ 5: TRỊ LỞ LOÉT, SÌNH BỤNG, MỤC MANG CÁ RỒNG
-
Chữa Bệnh Cá Bị Sình Bụng ( Theo Cách Của Em) | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Hướng Dẫn Cách Phòng Và điều Trị Bệnh ở Cá Rồng Hay Mắc Phải
-
Blog Chia Sẽ Kinh Nghiệm Nuôi Cá Cảnh | Facebook - Facebook
-
Cá Rồng Lở Loét, Chữa Kênh Vẩy Cá Rồng, Sình Bụng, Thối Mang, Rộp ...
-
Men Tiêu Hóa Mai Việt Hỗ Trợ Cá Bị Sình Bụng, Phân ... - Shopee
-
Những Căn Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách điều Trị Hợp Lý - MPU
-
Ocean Free Chai Số 5 Trị Lở Loét, Sình Bụng ở Cá Rồng - op
-
Blog Chia Sẽ Kinh Nghiệm Nuôi Cá Cảnh - Bệnh Sình Bụng ở Cá Rồng ...