Bệnh Thường Gặp ở Dê Bạn Nên Biết - Farmvina Nông Nghiệp

Bệnh thường gặp ở dê

Trong bài viết này, bạn hãy cùng Farmvina điểm qua các bệnh thường gặp ở dê. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng của những căn bệnh này sẽ giúp bạn tìm được cách chữa trị phù hợp.

  • Hướng dẫn chọn giống dê năng suất cao

Bệnh ỉa chảy:

Nguyên nhân: do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu, mốc ở trang trại nuôi dê. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Cho ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

Bệnh chướng bụng đầy hơi.

Nguyên nhân: do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm và thay đổi đột ngột. Đây cũng là một bệnh thường gặp ở dê. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ tiếng bùm bụp, con vật khó thở sùi bọt mép. Lấy 1-2 củ tỏi giã nhỏ hòa vào 100ml rượu hoặc dấm cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng: xoa bóp vùng bụng liên tục nhiều lần cho dê ợ hơi, trung tiện được.

Bệnh loét miệng truyền nhiễm.

Nguyên nhân: do siêu vi trùng hoặc ăn thức ăn già, cứng gây xây sát nhiễm trùng. Xung quanh môi, trong miệng đều có mụn to, loét ra; nặng thì tai mũi bầu vú cũng bị viêm loét, con vật khó nhai, khó nuốt, nước dãi thối. Hàng ngày rửa vết loét bằng nước muối loãng, hay nước oxy già rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Kinh nghiệm dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần cũng khỏi bệnh.

Bệnh viêm vú.

Nguyên nhân: do vệ sinh bầu vú không sạch, vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau. Chườm vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan vào vú viêm.

Bệnh giun sán.

Nguyên nhân: do vệ sinh thức ăn và chuồng trại kém. Dê bị bệnh biếng ăn, gầy, thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng, mắc sán lá gan, dê có hiện tượng tích nước ở hàm dưới và bụng. Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Bệnh đau mắt.

Nguyên nhân: do chuồng trại bẩn, chật chội. Đây là bệnh thường gặp ở dê. Dê bị bệnh mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ. Rửa nước muối, hoặc nhỏ thuốc đau mắt (sunfat kẽm 10%) rồi bôi thuốc mỡ tetraxilin ngày 2-3 lần đến khi khỏi.

Biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp ở dê

1. Biện pháp phòng và trị các bệnh ký sinh trùng

Dê có thể mắc các bệnh thường gặp ở dê nội ký sinh (giun đũa, sán lá gan…) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…).

Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

– Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.

– Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm đủ nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc

Điều trị:

+ Đối với bệnh giun sán: định kỳ tẩy giun san 6 tháng một lần

+ Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin

+ Đối với ve, rận: dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.

2. Bệnh viêm phổi ở dê

Đây là một bệnh thường gặp ở dê. Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật, mất vệ sinh, dê dính mưa… làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.

Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, trông ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.

Phòng bệnh:

– Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;

– Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ;

– Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.

Điều trị

– Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.

+ Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày+ Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày;+ Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.

– Trợ sức và hộ lý:

+ Dùng vitamin B1, vitamin C;+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trưởng;+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

3. Hội chứng tiêu chảy ở dê

Hội chứng tiêu chảy là bệnh thường gặp ở dê, nhất là ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng.

Bệnh thường phát vào những ngày nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, ướt, thối, mốc.

Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.

Phòng bệnh:

– Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch;– Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.

Điều trị:

– Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ.

– Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con.

– Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh.

————–

Ninh Thuận: thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống bệnh đậu cho đàn dê

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê. Nhờ vậy tính đến nay, trong tổng số 196 con dê bị bệnh đã có 126 con đã khỏi bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục, 58 con còn lại có dấu hiệu bệnh đang giảm dần.

bệnh thường gặp ở dê

Chi cục Thú y tỉnh cũng đã lấy bệnh phẩm gửi tới Trung tâm Thú y vùng, tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định virút gây bệnh để có phương pháp phòng trị bệnh phù hợp; đồng thời cùng với địa phương tổ chức xử lý môi trường, cấp hóa chất cho các hộ chăn nuôi dê phun chung quanh khu vực để sát trùng tiêu độc ; khuyến cáo nhân dân trong vùng tạm ngừng vận chuyển dê ra khỏi khu vực thôn (ít nhất là sau 45 ngày kể từ ngày con dê cuối cùng bị bệnh được tiêu hủy) để phòng tránh bệnh đậu dê lây lan trên diện rộng.

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một “bệnh lạ”, bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết. Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành kiểm tra chẩn đoán, xác định đây là bệnh đậu dê do virut Capriox thuộc họ Poxviridae gây nên. Đây cũng là lần đầu tiên bệnh đậu dê xuất hiện tại tỉnh Ninh Thuận và hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

————

Một kinh nghiệm chữa bệnh “đậu dê cừu” cho đàn dê bằng thuốc nam

Ngày 9.2, theo Chi cục Thú y Lâm Đồng, sau khi phân tích hai bệnh phẩm tại huyện Di Linh và Lâm Hà, đã kết luận đàn dê này bị bệnh “đậu dê cừu”, một bệnh “ngoại lai” nguy hiểm mới xuất hiện ở VN. Sở NNPTNT Lâm Đồng cũng vừa đề nghị giết huỷ toàn bộ số dê có triệu chứng bị bệnh “đậu dê cừu”. 2 năm qua Lâm Đồng đã nhập gần 8.500 con dê về nuôi và khoảng 25% số đó đã chết vì căn bệnh nói trên.

Sau thông tin về căn bệnh “đậu dê cừu” trên báo Lao Động:

Một cá nhân cung cấp cách chữa bệnh thường gặp ở dê bằng thuốc nam

Sau khi đọc báo Lao Động, biết được đàn dê ở Lâm Đồng đang bị bệnh “đậu dê cừu” – một căn bệnh “lạ” mới xuất hiện ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hùng ở khu tập thể 664, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội đã chủ động liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tìm cách chữa trị bệnh cho đàn dê bằng một bài thuốc nam.

Ngày 4.4, Chi cục Thú y Lâm Đồng cho biết: Từ bài thuốc nam (với các nguyên liệu lá bần, lá bàng, lá chè, trầu không…) của ông Hùng, cán bộ thú y tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành chữa trị thử nghiệm trên đàn dê 20 con của một hộ dân huyện Lâm Hà; sau 20 ngày, đàn dê bắt đầu có dấu hiệu giảm bệnh.

Câu Hỏi Thường Gặp

Những bệnh thường gặp ở dê là bệnh gì?

(1) Bệnh ỉa chảy; (2) Bệnh chướng bụng đầy hơi; (3) Bệnh loét miệng truyền nhiễm; (4) Bệnh viêm vú; (5) Bệnh giun sán; (6) Bệnh đau mắt.

Làm cách nào để điều trị các bệnh ký sinh trùng?

(1) Đối với bệnh giun sán: định kỳ tẩy giun san 6 tháng một lần; (2) Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin; (3) Đối với ve, rận: dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.

Làm cách nào để điều trị bệnh viêm phổi ở dê?

Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục: Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày, Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày, Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.

Làm cách nào để điều trị hội chứng tiêu chảy ở dê?

(1) Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ; (2) Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con; (3) Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh.

Print Friendly, PDF & Email

Từ khóa » Dê Bị Sưng Tai Là Bệnh Gì