Bệnh Thủy đậu ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

1. Tìm hiểu thông tin chung về bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Con đường lây nhiễm của bệnh là qua hô hấp (dịch tiết mũi họng), qua tiếp xúc trực tiếp (dịch ở các nốt phỏng).

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc thủy đậu

Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ hoàn toàn khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí tử vong nếu điều trị sai.

Những người đã từng bị thủy đậu rất ít khi bị lại lần 2 bởi cơ thể đã có miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm lại virus Varicella Zoster, khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu thì virus này có thể tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em điển hình nhất

Thủy đậu có 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 10 đến 14 ngày, tức là từ lúc nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện gì cụ thể nên rất khó để phát

Giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng rõ ràng

Giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng rõ ràng

2.2. Giai đoạn khởi phát

Khi mắc bệnh, ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân, có thể có sốt nhẹ, có thể bị nổi hạch đằng sau tai và viêm họng, phát ban (những hồng ban nổi trên da, có kích thước 1 - 3mm, sau đó trong 24h nó phát triển thành bóng nước). Hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chứ không nên tự ý mua thuốc điều trị, tránh điều trị sai bệnh, tiền mất tật mang.

2.3. Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, sẽ thấy rất rõ các mụn nước hình tròn (đường kính khoảng 2mm) mọc toàn thân. Người bệnh sẽ đau đầu nhiều hơn, chán ăn và giảm sốt so với khởi phát.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, mụn nước sẽ to hơn và dịch có chứa mủ.

2.4. Thời kỳ hồi phục

Mụn nước sẽ bị vỡ ra sau 7 - 10 ngày, khô lại và đóng vảy, bệnh dần khỏi, vùng da non của mụn nước có màu hồng. Do đó, bệnh nhân có thể bôi một số loại kem, ví dụ kem nghệ để hạn chế để lại sẹo và vết thâm. Với trẻ nhỏ thì không cần bôi kem.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bởi sức để kháng còn non yếu nên bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách.

Bệnh có thể để lại những biến chứng hết sức nặng nề với trẻ

Bệnh có thể để lại những biến chứng hết sức nặng nề với trẻ

Cụ thể:

- Sẹo: những vết mụn nước bị nhiễm trùng, tạo mủ, rất dễ thành sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ bởi mụn nước ở thủy đậu thường mọc rất dày trên mặt.

- Nhiễm khuẩn huyết: đây là biến chứng nguy hiểm rất thường gặp.

- Viêm cầu thận cấp: bệnh khi tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, với các dấu hiệu như suy thận, tiểu ra máu.

- Viêm gan: biến chứng này ít khi gặp và dấu hiệu nhận biết không rõ ràng nhưng cũng cần hết sức đề phòng. Biểu hiện điển hình nhất là buồn nôn, ăn uống khó tiêu và hệ miễn dịch suy yếu,...

- Viêm não, viêm màng não: biến chứng này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt rất cao, hôn mê, co giật và rối loạn tri giác.

- Viêm phổi: bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như tím tái, khó thở, ho nhiều, có thể ho ra máu.

- Viêm tai, viêm thanh quản: mụn nước thủy đậu có thể mọc trong tai, niêm mạc miệng dẫn đến viêm ở các vùng này.

Trẻ có thể bị viêm tai nếu mụn nước mọc ở trong vùng tai

Trẻ có thể bị viêm tai nếu mụn nước mọc ở trong vùng tai

Ngoài ra, còn một số biến chứng khác ít gặp hơn là viêm võng mạc, hội chứng Reye, hội chứng Guillain-Barré.

4. Cách chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu tại nhà

Bệnh chưa có thuốc đặc trị, sau khi thăm khám và được hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

Chế độ sinh hoạt

- Hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, chất cotton thấm hút mồ hôi tốt.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc, thìa, bát đĩa.

- Cho trẻ nghỉ học.

- Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, cách ly trẻ với những người chưa nhiễm bệnh.

- Hạn chế sờ, gãi mụn nước để tránh dịch lây ra vùng da lành.

- Nếu trẻ quá nhỏ, nên đeo bao tay cho trẻ để tránh làm tổn thương các mụn nước.

Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng

Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng

Chế độ ăn uống

- Bổ sung cho trẻ nhiều vitamin, chất xơ, đặc biệt là vitamin A, C như cam, cà rốt, dưa chuột,...

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, dạng lỏng, ít dầu mỡ.

- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.

- Tránh đồ ăn tanh, mặn, cay nóng như ớt, tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi sẽ gây nóng bức cho cơ thể, tăng tiết mồ hôi, làm tình trạng nhiễm trùng có thể nặng nề hơn.

Hiện nay, tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em. Do đó, cha mẹ hãy chú ý để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, cha mẹ liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ thêm. Với hơn 25 năm hoạt động, MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, được các bậc phụ huynh tin tưởng để gửi gắm sức khỏe con em mình với nhiều ưu điểm như:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tận tâm.

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

  • Quy trình thủ tục khám nhanh gọn, tránh thời gian chờ đợi mệt mỏi cho cả trẻ và cha mẹ.

MEDLATEC luôn tự tin sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất với chất lượng dịch vụ vượt trội.

Từ khóa » Thủy đậu ở Trẻ 7 Tháng