Bệnh Tiểu Không Kiểm Soát áp Lực - Triệu Chứng Và Cách điều Trị

Tiểu không kiểm soát áp lực khác với tiểu không kiểm soát kích thích (urge incontinence). Đây tình trạng ra nước tiểu không kiểm soát gây ra bởi sự co của các cơ bàng quang thường liên quan đến một cảm giác kích thích.

1. Bệnh tiểu không kiểm soát áp lực là gì

2. Triệu chứngg của bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Tác hại của bênh tiểu không kiểm soát áp lực

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

  • Yếu tố làm trầm trọng hơn
  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh

5. Điều trị bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

  • Chẩn đoán
  • Điều trị

1. Bệnh tiểu không kiểm soát áp lực là gì?

Tiểu không kiểm soát (Urinary incontinence) là tình trạng ra nước tiểu không tự chủ. Tiểu không kiểm soát áp lực (Stress incontinence) xảy ra khi các chuyển động hay hoạt động vật lý như ho, hắt hơi, chạy hay nâng vật nặng tạo một áp lực lên bàng quang. Bệnh không liên quan đến stress về tâm thần.

Tiểu không kiểm soát áp lực thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Người mắc tiểu không kiểm soát áp lực có thể cảm thấy tự ti, thu mình hay hạn chế trong làm việc và đời sống xã hội, đặc biệt là trong các hoạt động thể dục và vui chơi giải trí. Được điều trị, bạn có thể kiểm soát tiểu không kiểm soát áp lực và cải thiện toàn diện các vấn đề trên.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

Nếu mắc tiểu không kiểm soát áp lực, bạn có thể bị rỉ nước tiểu khi:

  • Ho
  • Hắt hơi
  • Cười
  • Ngồi xuống
  • Ra khỏi xe hơi
  • Nâng vật nặng
  • Tập thể dục
  • Quan hệ vợ chồng

Việc tiểu không kiểm soát có thể không xảy ra trong tất cả các tình huống trên nhưng bất kì hoạt động tăng áp lực có thể khiến viêc ra nước tiểu không kiểm soát xảy ra đặc biệt là khi bàng quang đang đầy.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy nói chuyện với bác sĩ khi các triệu chứng gây trở ngại đến cuộc sống hằng ngày như việc làm, các sở thích cũng như đời sống xã hội.

3. Tác hại của bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

Bệnh tiểu không kiểm soát áp lực gây ra khá nhiều những khó khăn, bất tiện cho cuốc sống của người bệnh:

Nỗi đau về tâm lý cá nhân: Nếu mắc tiểu không kiểm soát áp bạn có thể cảm thấy xấu hổ và o âu. Bệnh làm xáo trộn công việc, các hoạt động xã hội, các mối quan hệ thậm chí là việc quan hệ vợ chồng. Một số người cảm thấy xấu hổ vì phải cần miếng lót hay trang phục riêng cho người tiểu không kiểm soát.

Tiểu không kiểm soát kết hợp: Tiểu không kiểm soát kết hợp thường gặp. Đó là khi bạn mắc cả tiểu không kiểm soát áp lực và tiểu không kiểm soát kích thích – sự ra nước tiểu do sự co không chủ ý của bàng quang (bàng quang tăng hoạt).

Nổi mẩn hay kích thích da: Da thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu có thể bị kích thích, đau và nứt nẻ. Việc này xảy ra có các trường hợp tiểu không kiểm soát nặng nếu không đề phòng bằng các phương tiện như việc chống ẩm hay miếng lót.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

Tiểu không kiểm soát áp lực xảy ra khi các cơ và mô bàng quang hỗ trợ bàng quang (các cơ sàn chậu) và các cơ kiểm soát sự phòng thích nước tiểu (cơ thắt niệu đạo) bị yếu.

Các cơ vùng chậu ở nữ

Các cơ vùng chậu ở nữ

Bàng quang căng khi chứa đầy nước tiểu. Bình thường, các cơ giống các van trong niệu đạo (một ống ngắn dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) sẽ đóng khi bàng quang căng, ngăn ngừa việc rò nước tiểu cho đến khi bạn đi tiểu.

Nhưng khi các cơ này yếu đi, bất kì các hoạt động tạo sức ép lên các cơ bụng và vùng chậu (cười, xoay người, nâng vật, cười) cũng có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây rỉ nước tiểu.

Cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo có thể yếu do:

  • Sinh nở: Ở phụ nữ, yếu cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo có thể xảy ra bởi vì các mô và thần kinh bị tổn thương trong quá trinh sinh con. Tiểu không kiểm soát áp lực do tổn thương có thể bắt đầu sớm sau sinh hay xảy ra sau đó vài năm.
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Ở nam giới, nguyên nhân thông thường dẫn đến tiểu không kiểm soát áp lực là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt để chữa ung thư tuyến tiền liệt. Bởi vì cơ thắt nằm ngay dưới tuyến tiền liệt và nằm bao quanh niệu đạo, phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt có thể dẫn đến yếu cơ thắt.

Cơ quan bài tiết nước tiểu ở nam

Cơ quan bài tiết nước tiểu ở nam

Các yếu tố làm bệnh trầm trọng hơn

Các yếu tố khác có thể làm tệ hơn tiểu không kiểm soát áp lực bao gồm:

  • Các bệnh gây ra ho mạn tính và hắt hơi
  • Béo phì
  • Hút thuốc gây ra ho mạn tính
  • Hoạt động cường độ cao như chạy, nhảy nhiều năm

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu không kiếm soát áp lực

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát áp lực bao gồm:

Tuổi: Mặc dù tiểu không kiểm soát áp lực không phải là một phần của tuổi già, các thay đổi cơ thể liên quan tới tuổi như sự yếu dẫn của cơ có thể khiến bạn dễ mắc tiểu không kiểm soát áp lực hơn. Mặc dù vậy, tiểu không kiểm soát áp lực có thể mắc ở bất kì độ tuổi nào.

Kiểu sinh nở: Phụ nữ sinh thường có dường như mắc tiểu không kiểm soát áp lực nhiều hơn phụ nữ sinh mổ. Những người phụ nữ sinh với dụng cụ forceps để đẩy nhanh quá trình sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Cân nặng: Người béo phì hay thừa cân có nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát áp lực cao hơn. Cân nặng lớn gây sức ép lên các cơ quan ở bụng và chậu.

Phẫu thuật vùng chậu trước đây: phẫu thuật cắt bỏ tử cung ở nữ và đặc biệt là phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt ở nam có thể biến đổi chức năng và sự hỗ trợ của bàng quang và niệu đạo khiến cho bệnh nhân dễ mắc tiểu không kiểm soát áp lực hơn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu không kiểm soát áp lực

Chẩn đoán

Khi đến khám, bác sĩ có thể tìm kiếm các yếu tố góp phần gây ra bệnh ở bạn. Các vấn đề cần ghi nhận bao gồm:

  • Tiền sử y khoa
  • Thăm khám thông thường tập trung vào vùng bụng và vùng sinh dục
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm sự nhiễm khuẩn, máu trong nước tiểu hay các bất thường khác
  • Một kiểm tra thần kinh ngắn gọn đề xác định có vấn đề về thần kinh vùng chậu không
  • Kiểm tra áp lực tiểu - trong kiểm tra này bác sĩ sẽ quan sát việc ra nước tiểu khi bạn ho hay ngồi xuống.
  • Xét nghiệm chức năng bàng quang

Xét nghiệm chức năng bàng quang

Bác sĩ có thể đề nghi thực hiện các xét nghiệm niệu động học để đánh giá chức năng bàng quang. Các xét nghiệm này không cần thiết trong đa số trường hợp tiểu không kiểm soát áp lựckhông nghiêm trọng.

Các xét nghiệm chức năng bàng quang bao gồm:

  • Đo lượng nước tiểu tồn dư: Nếu cần biết về khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Thông thường đối với bệnh nhân cao tuổi, đã từng phẫu thuật bàng quang, hay mắc đái tháo đường, xét nghiệm để tìm hiểu khả năng bàng quang có thể cần thiết.

Để đo lượng nước tồn dư sau khi được làm rỗng, một ống nhỏ (catheter) được đưa qua niệu đạo vào bàng quang. Catheter dẫn lưu lượng nước tiểu còn lại ra ngoài để đo đạc. Hoặc một bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng siêu âm để cho ra hình ảnh bàng quang và dung tích của nó.

  • Đo áp lực bàng quang: Với một số người nếu có bệnh thần kinh liên quan đến cột sống sẽ cần được đo bàng quang kế. Bàng quang kế đo áp lực bàng quang và các vùng xung quanh khi bàng quang đang làm đầy.

Một catheter dùng để làm đầy dần bàng quang với một chất lỏng ấm. Xét nghiệm sẽ phát hiện sự rỉ nước tiểu xảy ra trong quá trình làm đầy để kiểm tra. Quá trình này có thể kết hợp với đo niệu áp lực dòng sẽ cho biết áp lực cần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

  • Ghi hình bàng quang lúc hoạt động: Video niệu động học sử dụng kỹ thuật hình ảnh học để tạo ra hình ảnh bàng quang khi làm đầy và làm rỗng. Chất dịch ấm trộn chất cảm quan trên X quang sẽ dần được truyền tới bàng quang bởi một catheter khi các hình ảnh được chụp. Khi bàng quang đầy, các hình ảnh sẽ tiếp tục được chụp khi bệnh nhân tiểu để làm rỗng bàng quang.
  • Soi bàng quang (Cystoscopy): Xét nghiệm này sử dụng một kính đưa vào bàng quang để quan sát bàng quang và niệu đạo. Quá trình này thường được tiến hành ở bệnh viện.

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn kết quả của các xét nghiệm cũng cũng như việc kết quả ấy ảnh hưởng thế nào đến việc chữa trị của bạn.

Điều trị

Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân kết hợp các cách điều trị khác nhau để kết thúc hoặc giảm đi số lần đi tiểu không kiểm soát. Để hiểu nguyên nhân hay các yếu tố đi kèm như nhiễm trùng đường niệu, bệnh nhân có thể điều trị thêm các yếu tố đi kèm này nếu được chẩn đoán.

Trị liệu hành vi

Trị liệu hành vi có thể giúp bạn hạn chế hoặc giảm các lần tiểu kiểm soát áp lực. Các điều trị được đề nghị đó bao gồm:

  • Bài tập các cơ sàn chậu: Gọi là bài tập Kegel, các chuyển động này làm các cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo khỏe hơn. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn học cách thực hiện các bài tập này một cách chính xác. Cũng như các bài tập thể dục thông thường khác, càng tập thường xuyên, hiệu quả của bài tập Kegel sẽ càng tốt.

Một kỹ thuật gọi là phản hồi tự nhiên có thể được sử dụng cùng với bài tập Kegel để tăng thêm hiệu quả. Phản hồi tự nhiên bao gồm việc sử dụng các kích thích điện hay cảm biến áp lực để tăng cường cho sự hoạt động của các cơ một cách thích hợp.

  • Hấp thụ nước thích hợp: Bác sĩ có thể đề nghị lượng và thời gian bạn uống nước trong ngày. Mặc dù vậy đừng giảm lượng nước uống quá nhiều vì hạn có thể thiếu nước.

Bác sĩ có thể gợi ý bạn tránh các thức uống có caffeine và chất cồn bởi vì có niềm tin rằng các loạinày có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. Nhưng một số nghiên cứu mới chỉ ra là cà phê và caffeine có thể không làm nặng tiểu không kiểm soát áp lực. Nếu bạn cảm thấy kế hoạch việc hấp thụ nước và tránh một số thức uống kích thích có tác dụng giảm rỉ nước tiểu đáng kể, bạn có thể tự quyết định những thay đổi này có giá trị cải thiện bệnh không và tiếp tục áp dụng.

  • Thay đổi lối sống: Bỏ hút thuốc, giảm cân, điều trị ho mạn sẽ giảm nguy cơ tiểu không kiểm soát áp lựccũng như các triệu chứng.
  • Rèn luyện cho bàng quang: Bác sĩ đề nghị một thời khóa biểu để đi toilet nếu bạn mắc tiểu không kiểm soát kết hợp. Làm rỗng bàng quang thường xuyên có thể giảm số lần hoặc độ nghiêm trọng số lần tiểu không kiểm soát kích thích.

Thuốc

Một số thuốc chống bệnh trầm cảm được dùng để điểu trị tiểu không kiểm soát áp lực.

Các triệu chứng nhanh chóng quay trở lại khi ngừng thuốc. Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khiến bệnh nhân ngưng thuốc.

Các thiết bị hỗ trợ

Một vài thiết bị được thiết kế cho nữ giúp kiểm soát tiểu không kiểm soát áp lực bao gồm:

  • Vòng nâng âm đạo: một vòng nâng âm đạo dành cho tiểu không kiểm soát áp lựccó hình dạng như một vòng tròn có hai bơm nằm ở mỗi bên của niệu đạo sẽ được đặt vào bởi bác sĩ hoặc y tá. Nó là giá đỡ bàng quang ngăn ngừa rỉ nước tiểu khi hoạt động, đặc biệt khi bàng quang của bạn bị sa xuống.

Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn không muốn phẫu thuật. Một chiếc vòng bắt buộc phải được tháo ra và làm sạch định kì. Những chiếc vòng này được dùng đa số ở các bệnh nhân bị sa các cơ quan vùng chậu.

  • Dụng cụ đặt âm đạo đọa: dụng cụ nhỏ này đặt vào âm đạo có vai trò như một rào cản để chống rỉ nước tiểu. Nó thường được dùng để ngữa tiểu không kiểm soát áp lực trong các hoạt động đặc biệt nhưng nó không thể được mang suốt ngày.

Dụng cụ đặt âm đạo không thể mang 24 giờ một ngày. Dụng cụ đặt âm đạo đọa thường được dùng chỉ trong các vận động nặng (nâng vật nặng lặp đi lặp lại, chạy hay chơi quần vợt).

Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật để chữa tiểu không kiểm soát áp lực được thiết kế nhằm tăng cường sự đóng của cơ thắt và cổ bàng quang. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Tiêm chất đông: các polyme tổng hợp hay các gel có thể dược tiêm vào mô xung quanh các mô xung quanh phần trên của niệu đạo. Các vật liệu đông này tồn tại quanh niệu đọa, tăng cường sự đóng của cơ thắt.

Bởi vì can thiệp này tương đối không xâm lấn, nó nên được ưu tiên xem xét trước các lựa chọn phẫu thuật khác. Mặc dù vậy, nó không phải là điều trị vĩnh viễn. Việc tiêm nhiều lần là bắt buộc cho hầu hết các bệnh nhân.

  • Thủ thuật treo sau mu: Quá trình phẫu thuật này được thực hiện qua nội soi hay bằng vết mổ ở bụng để khâu gắn kết các dây chằng hoặc xương và hỗ trợ các mô gần cổ bàng quang và phần phía trên của niệu đạo.

Điều trị tiểu không áp lực bằng thủ thuật treo sau mu

Điều trị tiểu không áp lực bằng thủ thuật treo sau mu

  • Thủ thuật treo: Đây là thủ thuật thường được dùng ở phụ nữ mắc tiểu không kiểm soát. Ở thủ thuật này, nhà phẫu thuật sử dụng mô của chính bệnh nhân, những vật liệu tổng hợp (mesh) hay từ động vật hay mô hiến tặng để tạo ra một chỗ treo hay một cái móc hỗ trợ niệu đạo.

Treo thường được áp dụng ở nam giới mắc tiểu không kiểm soát áp lực nhẹ. Kỹ thuật này giảm các triệu chứng tiểu không kiểm soát áp lựcở một số nam giới.

Điều trị tiểu không áp lực bằng thủ thuật treo

Điều trị tiểu không áp lực bằng thủ thuật treo

  • Cơ thắt niệu đạo tự phồng: Thiết bị cấy ghép này chủ yếu được dùng chủ yếu ở nam. Một vòng bít vừa với phần trên niệu đạo sẽ thay thế chức năng của cơ thắt. Có những ống nối với vòng để điểu chính áp suất bóng được bơm băng tay nằm trong bìu.

Để điều trị bệnh tiểu không kiểm soát áp lực hiệu quả, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246để được khám và tư vấn cụ thể.

Từ khóa » đo áp Lực đồ Bàng Quang Thủ Công