Bệnh To Bìu: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
Nội dung bài viết
- Dấu hiệu nhận biết bệnh to bìu là gì?
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh to bìu?
- Yếu tố nguy cơ của bệnh to bìu là gì?
- Bệnh to bìu gây ra biến chứng gì?
- Chẩn đoán bệnh to bìu như thế nào?
- Điều trị bệnh to bìu như thế nào?
Bệnh to bìu là tình trạng bất thường của vùng bìu. Bìu chứa tinh hoàn và các cấu trúc liên quan có vai trò sản xuất, dự trữ và vận chuyển tinh trùng và hormon nam giới. Bệnh to bìu có thể do tích tụ dịch, mô bất thường hoặc mô bìu bình thường bị sưng, viêm hoặc cứng. Bìu to có thể là ung thư hay do nguyên nhân khác, ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về bệnh to bìu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh to bìu là gì?
Triệu chứng của bệnh to bìu tùy thuộc vào loại bất thường, bao gồm:
- Khối u bất thường.
- Đau đột ngột.
- Đau âm ỉ hoặc cảm giác nặng ở bìu.
- Cảm giác đau lan khắp háng, bụng hoặc thắt lưng.
- Tinh hoàn mềm, sưng hoặc cứng.
- Mào tinh mềm, sưng hoặc cứng.
- Sưng bìu.
- Đỏ da bìu.
- Buồn nôn hoặc nôn.
Nếu nguyên nhân gây to bìu là do nhiễm trùng, triệu chứng bao gồm:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe nam giới, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Sốt.
- Tiểu lắt nhắt.
- Tiểu mủ hoặc tiểu máu.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh to bìu?
Một số bệnh có thể dẫn đến to bìu hoặc bất thường vùng bìu bao gồm:
Tại tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn. Khối u chứa mô tinh hoàn bất thường, thường sờ thấy một khối cứng ở bìu. Một số người có thể có sưng đau, nhưng đa phần khối u không gây ra triệu chứng.
- Viêm tinh hoàn. Thường do virus – thường gặp nhất là quai bị. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn cũng có thể gây viêm mào tinh.
- Xoắn tinh hoàn. Do thừng tinh – bao gồm mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tinh – bị xoắn lại. Tình trạng này làm tắc mạch máu nuôi tinh hoàn, gây hoại tử tinh hoàn nếu không điều trị kịp thời.
- Chảy máu trong tinh hoàn. Xảy ra khi có máu trong lớp tinh mạc. Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất.
Ngoài tinh hoàn
- Nang mào tinh. Là một nang chứa dịch, lành tính, không đau, thường nằm trên tinh hoàn.
- Viêm mào tinh. Thường do nhiễm vi khuẩn, bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia. Nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm mào tinh là nhiễm virus hoặc rò niệu đạo – mào tinh.
- Thủy tinh mạc. Do tích tụ dịch trong lớp tinh mạc bao quanh tinh hoàn. Bình thường trong tinh mạc có một ít dịch, nhưng nếu lượng dịch này nhiều hơn có thể gây sưng bìu. Ở trẻ sơ sinh, thủy tinh mạc thường do sự thông thương giữa ổ bụng và bìu, do ống phúc tinh mạc chưa đóng kín. Ở người lớn, thủy tinh mạc thường do mất cân bằng giữa sự tiết và hấp thu dịch, gây ra do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Là tình trạng tĩnh mạch trong bìu phình to. Thường bị ở bìu bên trái nhiều hơn vì mạch máu hai tinh hoàn không giống nhau. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh.
- Thoát vị bẹn. Là tình trạng một phần ruột non bị đẩy xuống bìu. Ở trẻ sơ sinh, thoát vị bẹn thường xảy ra do ống phúc tinh mạc chưa đóng lại. Thoát vị bẹn có thể tạo ra một khối sưng to ở bìu hoặc háng.
Yếu tố nguy cơ của bệnh to bìu là gì?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ to bìu vì nguyên nhân gây bất thường ở bìu rất đa dạng. Các yếu tố nguy cơ quan trọng bao gồm:
Tinh hoàn ẩn hoặc co rút
Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn nằm trong ổ bụng và không xuống bìu trong quá trình phát triển bào thai hoặc giai đoạn sơ sinh sớm. Còn tinh hoàn co rút là tinh hoàn có thể kéo xuống bìu nhưng sau đó lại chạy lên ổ bụng. Cả hai tình trạng này đều có thể làm tăng nguy cơ của:
- Thoát vị bẹn.
- Xoắn tinh hoàn.
- Ung thư tinh hoàn.
>> Tìm hiểu thêm Nổi mụn ở tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh gì?
Bất thường lúc sinh
Bất thường tinh hoàn, dương vật hoặc thận bẩm sinh có thể làm tăng nguy cơ to bìu và ung thư tinh hoàn sau này.
Tiền căn ung thư tinh hoàn
Nếu bạn từng có ung thư một bên tinh hoàn, bạn có nguy cơ cao bị ung thư bên còn lại. Tiền căn gia đình có cha hoặc anh em trai bị ung thư tinh hoàn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh to bìu gây ra biến chứng gì?
Không phải tất cả trường hợp to bìu đều dẫn đến các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, bất cứ khối bìu to nào ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc chức năng tinh hoàn có thể dẫn đến:
- Dậy thì muộn hoặc kém phát triển khi dậy thì.
- Vô sinh.
Chẩn đoán bệnh to bìu như thế nào?
- Khám lâm sàng. Khám bìu và háng ở tư thế đứng và ngồi.
- Soi đèn. Chiếu đèn qua bìu có thể biết được kích thước, vị trí và hình dạng của khối ở bìu.
- Siêu âm. Dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của cơ quan bên trong, cung cấp thông tin về kích thước, vị trí và hình dạng của khối bìu, cũng như tình trạng tinh hoàn. Siêu âm thường dùng để chẩn đoán bệnh to bìu.
- Xét nghiệm nước tiểu. Phát hiện vi khuẩn hoặc virus hay máu, mủ trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu. Phát hiện vi khuẩn, virus hoặc tăng protein liên quan đến ung thư tinh hoàn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Nếu các xét nghiệm khác nghi ngờ ung thư tinh hoàn, CT scan giúp xác định xem ung thư đã di căn đến các mô và cơ quan khác hay chưa.
Điều trị bệnh to bìu như thế nào?
Hầu hết các trường hợp to bìu cần xâm lấn ít hoặc không cần điều trị. Nhưng một số trường hợp cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Nhiễm trùng
To bìu gây ra do nhiễm khuẩn, như viêm mào tinh, được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Viêm mào tinh hoặc viêm tinh hoàn do virus thường được điều trị bằng nghỉ ngơi, chườm đá và thuốc giảm đau.
U bìu lành tính
U bìu lành tính có thể không cần điều trị. Hoặc có khi cần phẫu thuận cắt bỏ, sửa chữa hoặc dẫn lưu. Quyết định điều trị phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Khối ở bìu gây đau hoặc khó chịu.
- Nguy cơ vô sinh cao.
- Nhiễm trùng.
Ung thư tinh hoàn
Điều trị phụ thuộc vào mức độ di căn của khối u. Tuổi và tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị cho ung thư tinh hoàn.
- Cắt tinh hoàn bẹn triệt để. Là hướng điều trị sơ cấp cho ung thư tinh hoàn. Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị tổn thương và thừng tinh qua đường bẹn. Có thể phải loại bỏ hạch ổ bụng nếu ung thư đã di căn đến bụng.
- Hóa trị. Điều trị thuốc tác dụng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị. Dùng tia X liều cao hoặc tia xạ năng lượng cao để diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hầu hết ung thư tinh hoàn có thể chữa được, nhưng tái khám là cần thiết để theo dõi tái phát.
Theo dõi tại nhà
Tự khám tinh hoàn ở nhà có thể giúp bạn phát hiện to bìu sớm, lựa chọn điều trị thích hợp. Khám tinh hoàn thường xuyên sẽ giúp bạn nhận biết được khi nào là bình thường và khi nào bất thường. Để tự khám tinh hoàn ở nhà, hãy làm theo các bước sau:
- Khám tinh hoàn một lần mỗi tháng, đặc biệt nếu bạn bị ung thư tinh hoàn hoặc có tiền căn gia đình bị ung thư tinh hoàn.
- Khám khi tắm nước ấm. Nước ấm sẽ giúp thư giãn bìu, thuận tiện hơn cho việc khám.
- Đứng trước gương. Tìm chỗ sưng lên của da bìu.
- Dùng một tay ấn bìu để xem có khác với bình thường không.
- Khám từng bên tinh hoàn bằng hai tay. Đặt ngón trỏ và ngón giữa ở dưới tinh hoàn, đặt ngón cái ở trên tinh hoàn.
- Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn giữa ngón cái và các ngón tay để tìm cục u. Tinh hoàn thường nhẵn, hình bầu dục và hơi cứng. Bình thường một bên tinh hoàn sẽ to hơn bên còn lại một chút.
- Sờ dọc theo mào tinh chạy lên trên và phía sau tinh hoàn để tìm chỗ sưng.
Bệnh to bìu cần được khám và chẩn đoán ngay cả khi không đau hoặc không có triệu chứng nào khác. Khám bìu là bước quan trọng để nhận biết, chẩn đoán và điều trị bệnh to bìu. Nếu bạn có các triệu chứng như đau bìu đột ngột, có cục u ở bìu hoặc nếu thấy con bạn chỉ có một tinh hoàn (tinh hoàn ẩn, tinh hoàn co rút), hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng về sau.
Từ khóa » Da Bìu Bị Sưng
-
Sưng Bìu Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Tinh Hoàn Bị Sưng (sưng Bìu Tinh Hoàn) - Hello Bacsi
-
Bệnh Sưng Bìu Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Tinh Hoàn Bị Sưng Do Nguyên Nhân Nào & Cách Khắc Phục
-
Cảnh Giác Với Sưng đau Tinh Hoàn - Vinmec
-
Hội Chứng Bìu Cấp: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Khối Vùng Bìu Không đau - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Sưng Bìu Tinh Hoàn
-
Viêm Tinh Hoàn Nguyên Nhân Gây Viêm Da Bìu Hàng đầu ở Trẻ
-
Đau Tinh Hoàn Một Bên: Dấu Hiệu đáng Báo động | TCI Hospital
-
Bìu Bị đau, Tấy đỏ Là Bị Gì, Có ảnh Hưởng Tới Chuyện Sinh Con?
-
Suýt Phải Cắt Bỏ Tinh Hoàn Vì Va Chạm Khi đá Bóng - Báo Tuổi Trẻ
-
Cảnh Báo Bệnh Gì Nếu Bạn Bị đau Tinh Hoàn?