Bệnh Tổ đỉa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường rất ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị chàm tổ đỉa thường gồm thuốc, các liệu pháp và biện pháp điều trị tại nhà.
Tìm hiểu chung
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi chàm tổ đỉa là một loại viêm da được đặc trưng bởi các mụn nước rất ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các mụn nước thường có kích thước khoảng 1–2 mm và lành sau hơn 3 tuần. Sau khi mụn nước khô sẽ kết thành các lớp vảy trên da.
Mặc dù bệnh eczema tổ đỉa không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng nó thường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh vì nó kéo dài và tái phát liên tục. Đôi khi, các mụn nước nước mới xuất hiện ngay trên những vết mụn cũ chưa khỏi hẳn.
Các giai đoạn của bệnh tổ đỉa
Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành và thanh thiếu niên, được chia thành 3 giai đoạn: cấp tính, mãn tính và tái phát.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh chàm tổ đỉa thường tái phát theo đợt và sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần. Để biết có mắc bệnh hay không, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa sau:
- Mụn nước trên da: Đây có thể xem là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tổ đỉa với các mụn nước kích thước nhỏ (khoảng 1-2mm), khi chạm vào lại có cảm giác cứng. Các mụn nước này không chỉ nổi trên da, mà còn ăn sâu vào da và mọc thành từng đám. Các vị trí thường xuất hiện mụn nước là lòng bàn tay và chân.
- Da bị ngứa và nóng rát: Các nốt mụn nước thường sẽ khiến người bệnh rất ngứa, càng gãi nhiều thì càng ngứa nhiều. Bạn nên hạn chế cào hoặc tác động đến các nốt mụn nước vì chúng rất dễ vỡ, sưng tấy và nóng rát.
- Các mụn nước sưng đỏ: Nếu các nốt mụn nước bị nhiễm khuẩn, chúng có thể sưng đỏ kèm theo sốt cao và sưng hạch bạch huyết.
- Thay đổi hình dáng móng: Một dấu hiệu bệnh tổ đỉa khác ít người biết là hình dáng móng tay bị thay đổi do hạch bạch huyết sưng.
- Xuất hiện vảy khô ở các khu vực mụn nước: Khi mụn nước khô sẽ xuất hiện lớp vảy chết bám trên da rất dễ bong tróc. Sau khi lớp vảy bong ra sẽ để lộ những phần dày sừng màu vàng đục.
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở ngón tay
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tổ đỉa là gì?
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, nhưng một số yếu tố có thể gây ra một cơn tổ đỉa như:
- Hệ miễn dịch nhạy cảm: Nếu bạn bị chàm tổ đỉa, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng dù là nhỏ. Phản ứng thái quá này có thể làm da bạn bị viêm.
- Dị ứng: Tiếp xúc với một số chất, bao gồm xi măng, niken, coban và crom, có thể gây ra bệnh chàm tổ đỉa. Các dị ứng khác, bao gồm viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm, cũng có thể gây bùng phát bệnh.
- Độ ẩm: Bàn tay hoặc bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi hoặc ẩm ướt có thể gây ra bệnh chàm tổ đỉa.
Thực tế, bệnh chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng các đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Người trong độ tuổi từ 20-40 tuổi
- Người có bệnh sử gia đình mắc bệnh chàm
- Người có tiền sử cá nhân và gia đình mắc viêm da tiếp xúc
- Người có tiền sử bị dị ứng
Bệnh viêm da tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không thể lây qua người khác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể lớn hơn và lan ra mặt sau của ngón tay, bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, các mụn nước này sẽ không lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp, bệnh viêm da không gây ra nguy hiểm gì trừ ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng ngứa và đau nhiều khiến họ gãi mạnh làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa?
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán của họ hoặc loại trừ các tình trạng tương tự bệnh chàm bao gồm viêm da tiếp xúc, bệnh bóng nước dạng pemphigoid và bệnh tay chân miệng. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Kiểm tra dị ứng
- Sinh thiết
- Xét nghiệm máu
Những phương pháp nào dùng để điều trị chàm tổ đỉa?
Các biện pháp điều trị tại nhà
Các thói quen chăm sóc tại nhà có thể giúp điều trị chàm tổ đỉa như:
- Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng khi rửa tay.
- Ngâm tay và chân trong nước mát để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
- Chườm mát để giảm ngứa và kích ứng trên da trong 10 đến 15 phút. Sau đó, để hơi khô và bôi kem dưỡng ẩm ngay lập tức.
- Lặp lại việc chườm mát này 3-4 lần mỗi ngày.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên mỗi ngày để cải thiện làn da khô.
- Lau khô tay chân sau khi tắm, bơi.
- Hãy đeo găng tay có khả năng chống thấm hoặc hút ẩm, mang tất cotton hoặc len có khả năng hút ẩm và đi giày rộng.
Các thuốc điều trị chàm tổ đỉa
Bên cạnh các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ mà bạn thoa trực tiếp lên da. Họ cũng có thể kê dùng thuốc kháng histamine đường uống, bao gồm fexofenadine hoặc cetirizine để giúp giảm viêm và ngứa.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn hoặc đề nghị các loại thuốc sau đây để giúp giảm các triệu chứng của bệnh tổ đỉa:
- Corticosteroid toàn hệ thống: Nếu kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid không làm giảm các triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể kê toa một loại corticosteroid đường uống, như prednisone.
- Thuốc ức chế miễn dịch không steroid toàn hệ thống: Sử dụng steroid đường uống trong thời gian dài có thể không tốt cho sức khỏe, vì vậy các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như methotrexate, mychophenolate hoặc thuốc tiêm dupilumab để điều trị bệnh.
- Quang trị liệu: Quang trị liệu sử dụng tia cực tím, thường là tia cực tím B (UVB), từ các loại đèn đặc biệt. Sóng tia cực tím trong ánh sáng có thể giúp điều trị cho một số rối loạn về da, bao gồm cả bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên, UVB có thể gây ra các đốm đen vĩnh viễn (tăng sắc tố) ở màu da sẫm màu hơn, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu thấy làn da sẫm màu hơn trong quá trình điều trị.
Lời kết
Một số người có thể mắc bệnh chàm tổ đỉa một lần và sau đó không bao giờ mắc lại. Tuy nhiên, nhiều người có thể mắc bệnh vài lần trong đời. Một thói quen chăm sóc da và điều trị tốt sẽ giúp ngăn ngừa bùng phát và kéo dài thời gian thuyên giảm bệnh.
Bạn hãy chắc chắn tránh bất cứ yếu tố kích hoạt bệnh chàm da, giữ ẩm cho da, uống thuốc và làm theo khuyến nghị của bác sĩ.
Một số thói quen sau có thể giúp làm dịu các vết mụn nước như:
- Rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng xà phòng dịu nhẹ.
- Thoa kem kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ.
- Che các khu vực bị ảnh hưởng bằng băng hoặc gạc.
- Thay băng ít nhất một lần một ngày.
Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chàm To đỉa
-
Hình ảnh Bị Tổ đỉa - DA LIỄU HỒNG ĐỨC ®
-
Hình ảnh Tổ đỉa Tổng Hợp Chi Tiết Từ Triệu Chứng đến Biến Chứng!
-
Hình ảnh Bệnh Chàm Giúp Phân Biệt Các Thể Bệnh! - Kem Bôi Sodermix
-
Bệnh Tổ Đỉa Lây Không? Hình Ảnh, Cách Chữa Tại Nhà Bằng Dân ...
-
7 Loại Bệnh Chàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Hình ảnh | Vinmec
-
Bệnh Tổ đỉa ở Chân: Hình ảnh Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Hình Ảnh, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Chàm Tổ Đỉa Là Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Trị [MỚI NHẤT]
-
Một Số Hình ảnh Của Bệnh Chàm Ezecma Thường Gặp - Sức Khỏe 247
-
Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
-
Chàm Tổ Đỉa: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả, An Toàn 2022
-
Bệnh Chàm (ECZEMA )Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
-
Bệnh Tổ đỉa: Bệnh Lý Dai Dẳng Và Hay Tái Phát - YouMed
-
Bệnh Tổ đỉa Có Nguy Hiểm Không, Chữa Trị Thế Nào Cho Hiệu Quả