Bệnh Trào Ngược Họng Thanh Quản - Phổi Việt

Bệnh trào ngược họng thanh quản

Bệnh trào ngược họng thanh quản

ThS.BS. Đào Minh Phương

BS khoa tiêu hóa BV 115

I. GIỚI THIỆU:

-Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal disease, viết tắt là GERD) là một bệnh lý quen thuộc

-Trào ngược họng thực quản: là triệu chứng ngoài thực quản của bệnh GERD.

II. ĐỊNH NGHĨA:

  • Trào ngược họng thực quản (TNHTQ): sự trào ngược dịch vị chứa acid vào họng thanh quản.
  • Bệnh lý liên quan TNHTQ có thể là:
  • Viêm thanh quản mãn
  • Khàn giọng
  • Cảm giác vướng cổ
  • Ho mãn tính
  • Viêm mũi xoang mạn
  • Hẹp thanh quản
  • Ung thư thanh quản
  • Các bệnh lý này có thể do nguyên nhân khác gây ra như: nhiễm trùng, dị ứng, thuốc…

III. NGUYÊN NHÂN:

Bình thường, khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng qua hầu họng, đến thực quản rồi đi qua cơ thắt thực quản dưới để xuống dạ dày. Cơ thắt này hoạt động như van một chiều, chỉ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn, rồi nhanh chóng đóng lại để ngăn thức ăn không bị trào ngước từ dạ dày lên thực quản.

Ở người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt này không còn hoạt động như bình thường. Cơ thắt có thể mở ra thường xuyên hoặc đóng lại không khít làm cho thức ăn và acid từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Acid có thể di chuyển xa hơn tới vùng hầu họng, vào phế quản phổi gây tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản.

IV. YẾU TỐ THÚC ĐẨY:

  • Thực phẩm kích thích dạ dày:
  • Hóa chất làm cơ vòng thực quản dưới suy yếu: càphê, nicotine (có trong thuốc lá), rượu, chocolate, thuốc
  • Thức ăn nhiều mỡ, đồ chiên
  • Hành tỏi
  • Vị bạc hà
  • Trái cây chua: bưởi, cam, nho, dâu
  • Cà chua: sốt, tương ớt, bánh pizza
  • Béo phì, phụ nữ mang thai, mặc đồ chật: tăng áp lực ổ bụng
  • Bệnh lý: thoát vị hoành, tiểu đường ( gây liệt dạ dày làm chậm thoát thức ăn ra khỏi dạ dày)

V. TRIỆU CHỨNG:

Liên quan họng thanh quản:

  • Vướng đàm

  • Cảm giác trào dịch chua lên miệng

  • Ho mãn tính

  • Hơi thở hôi

  • Khàn giọng, đặc biệt buổi sáng

Liên quan thực quản:

  • Đau thượng vị

  • Ợ hơi

  • Ợ nóng: cảm giác nóng ran chạy dọc sau xương ức

Đặc điểm của triệu chứng:

  • Xuất hiện nhiều vào buổi sáng
  • Liên quan tư thế nằm, hoạt động cúi xuống sau ăn
  • Liên quan bữa ăn nhiều gia vị, ăn quá no

Ngoài ra, có thể dùng bảng điểm triệu chứng trào ngược để đánh giá xem liệu bạn có bệnh trào ngược họng thực quản hay không?

Nếu điểm của bạn > 10, bạn nên đến một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được xác định bệnh.

Bảng điểm triệu chứng trào ngược

Trong tháng qua, những vấn đề này đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

0 điểm: không bị ảnh hưởng

5 điểm: rất nghiêm trọng

Khàn giọng hoặc có vấn đề liên quan đến giọng nói

0

1

2

3

4

5

Cảm giác muốn khạc hoài

0

1

2

3

4

5

Quá nhiều đàm ở cổ hoặc ở mũi

0

1

2

3

4

5

Khó nuốt thức ăn, nước uống, thuốc

0

1

2

3

4

5

Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm

0

1

2

3

4

5

Khó thở

0

1

2

3

4

5

Bực mình vì ho

0

1

2

3

4

5

Vướng đàm ở cổ

0

1

2

3

4

5

Ợ nóng, đau ngực, khó tiêu, trào dịch chua lên miệng

0

1

2

3

4

5

Tổng điểm

45

VI. CHẨN ĐOÁN:

Sau khi hỏi và khám bệnh kỹ, đôi khi bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm sau để chẩn đoán:

- Nội soi thanh quản

- Nội soi thực quản

- Đo pH 24 giờ : là đo độ pH trong họng của bệnh nhân.

- Chụp Xq thực quản với barium

VII. ĐIỀU TRỊ:

Có 3 phương pháp điều trị bệnh:

-Không dùng thuốc

-Thuốc

-Phẫu thuật

1. Điều trị không dùng thuốc:

a) Những điều cần tránh trong ăn uống:

  • Trà, cà phê, rượu, nước ngọt, nước uống có gaz, nước ép trái cây có vị chua.

  • Trái cây chua: bưởi, cam, nho, dâu

  • Thức ăn nhiều mỡ, đồ chiên

  • Hành, tỏi, ớt, tiêu

  • Vị bạc hà (mù tạt)

  • Cà chua: sốt, tương ớt, pizza

  • Sôcôla

  • Cúi người ra trước, nằm hoặc đi ngủ ngay sau ăn

b) Những điều nên làm trong ăn uống:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không ăn no

  • Ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ

  • Nhai kỹ, ăn chậm

  • Uống nước trong khi ăn

  • Nhai sing- gôm sau ăn (loại không có vị bạc hà)

  • Uống: sữa, nước lọc, nước thảo mộc (hoa cúc, bí đao)

  • Có sổ theo dõi sự liên quan giữa triệu chứng và thức ăn: giúp cho việc kiêng cữ phù hợp hơn với từng cá nhân.

c) Những điều nên làm trong sinh hoạt:

  • Cai thuốc lá

  • Nằm đầu cao 15-20cm.

  • Giảm cân, giữ cân nặng lý tưởng

  • Không nên mặc đồ chật, nới rộng dây thắt lưng

  • Tránh dùng một số thuốc: thuốc kháng viêm gỉam đau: Aspirin, thuốc an thần, thuốc ức chế canxi (amlor), thuốc ngừa thai (progesteron): vì các thuốc này làm dãn cơ vòng thực quản dưới

2. Điều trị bằng thuốc;

  • Thuốc ức chế bơm proton

    • Mepraz, nexium, pantoprazole, raberazole…

  • Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

    • Ranitidine, cimetidine, …

  • Thuốc kháng acid

    • Phosphalugel, sucrafate…

  • Thuốc tăng cường vận động

    • Metoclopramide, domperidone…

  • Nguyên tắc: dùng lâu 3-6 tháng, việc điều chỉnh thuốc phải theo sự hướng dẫn của thấy thuốc.

3. Điều trị bằng phẫu thuật:

  • Chỉ định:

  • Hiếm khi dùng đến

    • BN còn trẻ, không ngừng thuốc được

    • Không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Từ khóa » Viêm Họng Mạn Gerd