Bệnh Trĩ Là Gì? Bị Trĩ Phải Làm Sao để Mau Khỏi? • Hello Bacsi

Đối với nhiều người, bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe khó nói. Vì vậy, hầu hết người bệnh thường cố gắng chịu đựng các triệu chứng và chấp nhận “sống chung với lũ” cho đến khi tình trạng này nghiêm trọng hơn. 

Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích cách giải quyết như trên, do bệnh trĩ khi trở nặng có thể kéo theo nhiều biến chứng phát sinh gây tổn hại đến sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, phát hiện và tiếp nhận điều trị hiệu quả ngay từ đầu còn có thể góp phần đẩy nhanh tốc độ bình phục, giúp bạn sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.

Tìm hiểu chung

Bệnh trĩ là gì?

Theo thống kê, có đến 3/4 dân số trên thế giới sẽ mắc bệnh trĩ. Mọi đối tượng đều có khả năng mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những người trong độ tuổi 45–65. 

Trĩ là hệ quả trực tiếp của tình trạng sưng của các mao mạch ở phần cuối trực tràng, xung quanh hậu môn. Sự gia tăng áp lực này khiến mao mạch bị ứ máu, từ đó dẫn đến cảm giác đau, khó chịu, đặc biệt khi người bệnh ngồi hoặc đi đại tiện.

Dựa trên vị trí phát sinh, bệnh được chia thành hai nhóm chính gồm: 

  • Trĩ ngoại: búi trĩ gồm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, gây đau ngứa và đôi khi có xuất huyết kèm theo.
  • Trĩ nội: xảy ra ở bên trong trực tràng, thường gây chảy máu nhưng không đau. Tình trạng búi trĩ phát triển lớn đến mức lồi ra ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ. 

Bác sĩ nhận định rằng đây không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của một người.

Nhiều người còn lo lắng và thắc mắc không biết bệnh trĩ có lây qua đường nào không? Sự thật thì căn bệnh này không hề lây truyền. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan chủ yếu đến lối sống.

Triệu chứng

Dấu hiệu bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ vòng là gì?

Nhìn chung, các triệu chứng bệnh trĩ phổ biến có thể kể đến như:

  • Có cảm giác sưng, ngứa hoặc bị kích ứng ở khu vực hậu môn
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện
  • Nếu bị trĩ nặng, các búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn

Ngoài ra, biểu hiện trĩ sẽ khác nhau ở từng loại, chẳng hạn như: 

Trĩ nội

Các búi trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên người bệnh thường không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên, chúng có thể gây chảy máu, dẫn đến tình trạng máu lẫn vào phân hoặc dây ra khăn giấy và bồn cầu.

Với trường hợp các búi trĩ nội phát triển thành sa búi trĩ, bạn có thể thấy xung quanh hậu môn xuất hiện những mô nhỏ sưng đỏ, đau nhức khi có áp lực đè lên khu vực này, ví dụ như lúc đi đại tiện. Sau khi áp lực biến mất, những búi trĩ này sẽ tự quay trở lại bên trong cơ thể. 

Trĩ ngoại

Vì trĩ ngoại nằm ở vùng da quanh hậu môn nên người bệnh khó tránh khỏi cảm giác đau hoặc ngứa tại đây. Trĩ ngoại thường không chảy máu ra ngoài.

Đôi khi, máu ứ lại trong búi trĩ và hình thành huyết khối, kéo theo triệu chứng sưng viêm và đau nhức khó tả.

Mặt khác, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị trĩ là gì?

Nguyên nhân gây trĩ

Tình trạng gia tăng áp lực ở hậu môn hoặc trực tràng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ. Áp lực này làm ứ đọng máu trong các tĩnh mạch tại đây, từ đó làm cho các tĩnh mạch sưng lên. Một số yếu tố có khả năng dẫn đến vấn đề này bao gồm:

  • Ngồi quá nhiều
  • Táo bón lâu ngày
  • Quan hệ qua đường hậu môn

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân chính được đề cập như trên, nguy cơ mắc bệnh trĩ của một người còn có thể tăng lên bởi một số yếu tố sau:

  • Tuổi tác càng lớn
  • Mang thai
  • Béo phì
  • Di truyền
  • Nâng vật nặng

Biến chứng

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Hầu hết trường hợp bệnh không có biến chứng kèm theo.

Mặc dù vậy, trong vài trường hợp hiếm gặp, sự hiện diện của huyết khối có thể làm vỡ búi trĩ, dẫn đến tình trạng đau nhức và chảy máu nhiều hơn. Vị trí vỡ thường có thể tự lành mà không cần đến sự can thiệp y tế. 

Đôi khi, triệu chứng xuất huyết gây thiếu máu. Ngoài ra, một biến chứng khác có nhiều khả năng phát sinh là trĩ tắc mạch. Lúc này, người bệnh không chỉ cảm thấy đau đớn cực độ mà còn có rủi ro bị nhiễm trùng. Đây cũng là lý do người bệnh nên tìm cách chữa bệnh trĩ sớm.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ kê toa thuốc

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu không có dấu hiệu cải thiện sau khi áp dụng các cách trị bệnh trĩ tại nhà, đặc biệt khi các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn hoặc xuất huyết kéo dài.

Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý triệu chứng phân hắc ín hoặc có máu lẫn trong phân và đi khám ngay. 

Chẩn đoán

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh trĩ

Quá trình chẩn đoán bệnh trĩ thường bao gồm những yếu tố như sau:

  • Kiểm tra tổng quát tại khu vực trực tràng và hậu môn
  • Nội soi đại tràng và hậu môn
  • Tìm kiếm dấu hiệu máu lẫn trong phân

Điều trị

Tùy vào mức độ phát triển của búi trĩ mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau trong việc điều trị. Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, phổ biến có thể kể đến như: 

Cách trị bệnh trĩ tại nhà

Theo bác sĩ, những người bị trĩ nhẹ có khả năng tự kiểm soát và khắc phục tại nhà bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây: 

Rau bó xôi Lợi ích và công thức nấu ăn tuyệt vời cho bé

  • Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đồng thời chú ý uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm bớt áp lực tác động đến búi trĩ. Đôi khi, một vài loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng có thể cần thiết. 
  • Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.
  • Ngâm nước ấm giúp xoa dịu triệu chứng sưng đau
  • Không rặn khi đi vệ sinh, không nhịn đại tiện, tập đi vệ sinh vào cùng 1 khung giờ trong ngày.

Mặt khác, không ít người bệnh chọn dùng thuốc trị bệnh trĩ dạng bôi tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, thuốc nên được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Can thiệp điều trị bệnh trĩ

Trong trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng, bạn sẽ cần làm phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. 

  • Thắt vòng cao su: sử dụng vòng cao su để thắt đáy búi trĩ, từ đó cản bớt lưu lượng máu tại đây. Nhờ vậy, kích thước của búi trĩ có thể dần dần thu nhỏ lại. 
  • Tiêm xơ búi trĩ: bác sĩ tiêm hóa chất vào các búi trĩ khiến chúng teo lại và tự rụng dần.
  • Quang đông hồng ngoại hoặc laser: thu nhỏ búi trĩ nội nhỏ đang chảy máu bằng tia hồng ngoại hoặc tia laser.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: trong trường hợp kích thước búi trĩ quá lớn hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cắt bỏ sẽ được tiến hành.

Phòng ngừa

Làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ?

Bệnh trĩ nội

Mọi người đều có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách cải thiện lối sinh hoạt lành mạnh hơn, chẳng hạn như: 

  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và trái cây vào chế độ ăn uống
  • Uống nhiều nước trong ngày
  • Tập thói quen rèn luyện thể chất
  • Vệ sinh khu vực hậu môn đúng cách. Đặc biệt, không dùng giấy vệ sinh thô ráp hoặc có chất tạo mùi vì chúng sẽ gây kích ứng tại đây. Thay vào đó, hãy vệ sinh hậu môn bằng giấy mềm hoặc khăn ướt không mùi.

[embed-health-tool-bmr]

Từ khóa » Trong Trĩ Có Gì