Bệnh Truyền Nhiễm - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội

Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị hoàn thiện cho bệnh nhân mắc Covid-19 Ngày đăng 25/03/2020 | 23:05 | Lượt xem: 255

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1344/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) gây ra. Hướng dẫn này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/3, thay thế cho hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ban hành ngày 6/2/2020.

TIN LIÊN QUAN

Theo đó, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới của Bộ Y tế, người bệnh mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.

Bộ Y tế nêu rõ, hiện nay những người mắc Covid-19 chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh và điều trị một cách kịp thời.

Bộ Y tế cho biết, thời gian ủ bệnh của vi rút Covid-19 từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Bệnh khởi phát thường hay gặp những triệu chứng như sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Diễn biến hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Khoảng 14% số ca bệnh diễn biến nặng, như: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp như thở nhanh, khó thở, tím tái..., hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm: Tổn thương thận, tổn thương cơ tim và dẫn đến tử vong. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diến biễn nặng thường khoảng từ 7-8 ngày.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, trường hợp tử vong thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo như các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến đường hô hấp... Ở người lớn, các yếu tố tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện... Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức năng các cơ quan, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải và toan kiềm.

Bộ Y tế cho biết, giai đoạn phục hồi sau khi toàn phát từ 7-10 ngày nếu không có ARDS, người bệnh sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần dần trở lại bình thường và khỏi bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng về các biểu hiện lâm sàng khác biệt của Covid-19 ở phụ nữ mang thai. Riêng đối với trẻ em, các biểu hiện lâm sàng đa số nhẹ hơn người lớn hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi. Tỷ lệ bệnh nặng, nguy kịch ở trẻ em ít gặp hơn ở người lớn.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, Covid-19 được phân loại các thể lâm sàng gồm: Viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng. Tất cả các cơ sở y tế cần tiến hành sàng lọc, phân loại và cách ly ngay khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ, hoặc xác định mắc Covid-19.

Về nguyên tắc điều trị chung của Covid-19, với ca bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn, trong đó ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) điều trị tại các phòng điều trị nội trú thông thường. Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) cần được điều trị tại phòng cấp cứu của các khoa hoặc khoa hồi sức tích cực. Ca bệnh nặng nguy kịch (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị tại phòng hồi sức tích cực. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng và nguy kịch.

Tiêu chuẩn xuất viện đối với Covid-19, đó là người bệnh được xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày, các triệu chứng lâm sàng cải thiện, thể trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện. Có ít nhất hai mẫu liên tiếp mẫu bệnh phẩm dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu và họng), lấy mẫu cách nhau trong khoảng 24 giờ và xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi tại nhà thêm 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác. Đồng thời, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh ra viện cần thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và chính quyền địa phương để tiếp tục có những biện pháp giám sát, theo dõi cách ly tại gia đình.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện Y tế công cộng của Bộ Y tế, trong gia đoạn này, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam đang gia tăng từng ngày, đòi hỏi các cơ sở y tế phải đáp ứng được với tình hình dịch bệnh. Việc hoàn thiện và ban hành phác đồ điều trị Covid-19 sẽ giúp cho các cơ sở y tế trên khắp cả nước có hướng dẫn cụ thể về việc tiếp đón và điều trị bệnh nhân Covid-19, sẽ không chỉ tập trung điều trị ở một số cơ sở như bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện lớn như hiện nay mà sẽ bố trí tại tất cả các bệnh viện đáp ứng đủ điều kiện về cách ly và điều trị, nhằm giảm tải cho tuyến trên.

Ông Trần Đắc Phu cũng cho biết, việc ban hành phác đồ điều trị chuẩn giúp cán bộ y tế tại các cơ sở y tế, kể cả y tế tuyến dưới thực hiện một cách thống nhất, không xảy ra những sai sót trong chuyên môn khi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Đặc biệt, phác đồ điều trị được bổ sung nhiều điểm mới sẽ giúp cho người dân yên tâm trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Duy Tuân

Tạ Duy Tuân

Các tin khác
  • Tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sởi trên địa bàn thành phố
  • Hà Nội: Phấn đấu trên 90% trẻ 7 tuổi được tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu (Td)
  • Các quận, huyện tiếp tục xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch Sốt xuất huyết
  • Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh trên địa bàn thành phố
  • Hà Nội tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sởi-Rubella tại các xã, phường, thị trấn
  • Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2024

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 494 Lượt truy cập trong tuần: 6076 Lượt truy cập trong tháng: 139137 Lượt truy cập trong năm: 2737809 Tổng số lượt truy cập: 46805197 Về đầu trang

Từ khóa » Phác đồ Bộ Y Tế Truyền Nhiễm