Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà, Cách Phòng Tránh Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Mục lục nội dung
- 1 Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng ở gà
- 2 Nguồn lây nhễm
- 2.1 Nguyên nhân gây bệnh
- 2.2 Đường xâm nhập
- 2.2.1 Lây bệnh trực tiếp
- 2.2.2 Lây bệnh gián tiếp
- 2.2.3 Lây bệnh từ thiên nhiên
- 3 Cơ chế sinh bệnh
- 4 Triệu chứng
- 5 Dấu hiệu bệnh
- 6 Chẩn đoán, phân biệt bệnh
- 6.1 Đặc điểm chung với bệnh ND
- 6.2 Bệnh thương hàn
- 6.3 Cúm và dịch tả
- 7 Cách điều trị
- 8 Cách phòng bệnh
Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng là một căn bệnh hay gặp ở gà, gây ra tỷ lệ tử vong cao. Đây là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Xẩy ra ở cả gà có lông và gà không lông cũng như nhiều loại gia cầm khác. Bệnh có thể xảy ra ở các loài sâm cầm, chim, ngan, ngỗng.
Gà trưởng thành có độ mẫn cảm với bệnh nhiều hơn gà nhỏ. Điều này ngược lại so với tính chất của một số bệnh khác. Một số bệnh dễ xuất hiện ở gà con do sức đề kháng ở ở thể còn yếu. Tuy nhiên, với bệnh này thì hoàn toàn ngược lại.
Nguồn lây nhễm
Virus gây bệnh này tìm thấy ở máu, phổi, chất tiết từ đường hô hấp của gà bệnh. Vậy nên bà con chú ý tách riêng bầy gà khi phát hiện ra gà có biểu hiện nhiễm bệnh.Tránh gà tiếp xúc với các vật phẩm mang bệnh từ gà dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Trước hết, muốn ngăn cản được nguồn gây bệnh, cần tìm ra được nguyên nhân. Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà chủ yếu do loại virus P.multocida. Thường gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết cho vật chủ bị nhiễm. Tuy nhiên,còn có một số loại virus cơ hội khác. Thường ký sinh trong cơ thể các gia cầm khỏe, chủ yếu là đường hô hấp.
Điều kiện thích hợp để virus tăng độc lực và phát triển cao trong cơ thể động vật là:
- Thay đổi về thời tiết, khí hậu đột ngột.
- Thay đổi thức ăn không hợp lý.
- Vệ sinh cho truồng trại chăn nuôi kém, tạo điều kiện cho virus sinh sôi.
- Sức khỏe của vật giảm sút do mắc phải một số căn bệnh.
Đường xâm nhập
- Chủ yếu xâm nhập qua đường hô hấp cho nên có thể xuyên qua lớp niêm mạc của đường hô hấp trên.
- Qua lớp màng nhầy của hầu thông qua không khí.
- Qua kết mạc hoặc các vết thương hở.
- Lây qua đường tiêu hóa. Thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn.
- máng ăn,máng uống không được vệ sinh sạch sẽ, mang nguồn bệnh.
Từ các con đường xâm nhập trên, chúng ta rút ra được cách mà căn bệnh này lây lan trong đàn gà. Có 3 con đường chủ yếu: trực tiếp, gián tiếp và trong thiên nhiên.
Lây bệnh trực tiếp
Do gà bệnh nhốt chung với gà lành. Nghĩa là gà bệnh mà bà con không cách ly, để chung trong bầy gà khỏe mạnh. Khiến gà khỏe mạnh bị lây mầm bệnh trực tiếp từ gà dịch.
Lây bệnh gián tiếp
Lây qua chất thải, chất bài tiết của gà bệnh hoặc gà mang ấu. Con đường lây này là hệ quả của việc vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống không đúng cách. Sau khi xuất hết đợt gà và đặc biệt là sau khi chữa xong đàn gà bệnh. Cần vệ sinh chuồng trại, khử trùng đúng cách. Trước khi nuôi mới đợt gà tiếp theo.
Lây bệnh từ thiên nhiên
Một điều đặc biệt là gà có thể bị lây bệnh từ các động vật khác trong thiên nhiên. Cụ thể, thỏ có thể gây bệnh tụ huyết trùng sang gà. Cho nên, nếu bà con nuôi kèm thỏ trong trang trại chăn nuôi gà. Nên chú ý khoảng cách giữa môi trường sống của gà và thỏ. Cần ngăn cách biệt lập giữa khu nuôi gà và chuồng thỏ.
Một vấn đề nữa về lây nhiễm trong tự nhiên. Gà có thể lây bệnh tụ huyết trùng sang cho heo.Tuy nhiên, ít có trường hợp gà lây sang cho trâu bò. Nên bà con không cần quá lo lắng trong quá trình nuôi chung gà với trâu bò.
Nên xem: Cách chữa chó bị thiếu can xi - co giật, liệt chânCơ chế sinh bệnh
Khi virus xâm nhập vào cơ thể vật chủ từ các con đường nêu trên. Nó sẽ sinh sản tại chỗ. Ví dụ như niêm mạc đường tiêu hóa ( nếu xâm nhập từ đường tiêu hóa). Niêm mạc của đường hô hấp ( nếu xâm nhập từ đường hô hấp).
sau khi virus sinh sản đủ mạnh, nó sẽ đi vào máu. Từ đây, virus rây ra 2 hiện tượng:
- Gây nhiễm trùng huyết cho vật chủ. Khiến vật chủ bị phá hoại hoàn toàn đường máu. Gây tử vong ngay sau đó.
- Virus xâm nhập vào cơ quan phủ tạng. Gây ra hiện tượng viêm, hoại tử.
Triệu chứng
Với điều kiện ở khu vực miền nam. Gà thường bị nhiễm tụ ở thể thấp ( hay còn gọi là bệnh toi). Những con gà mắc bệnh đầu tiên trong bầy thường bị chết ngay khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Hoặc bà con chỉ nhận thấy gà bị ủ rũ, mệt mỏi và chết sau 1 đến 2 giờ.
Ở thể tụ huyết trùng mãn tính (thường ít xảy ra). Gà mắc bệnh sẽ gầy còm, mào sưng, mỏ chảy nhiều nhớt. Viêm khớp, viêm kết mạc và các mô xung quanh. Ngoài ra gà còn có biểu hiện tiêu chảy, phân có màu vàng. Một số con có triệu chứng thần kinh do viêm màng não mãn tính.
Dấu hiệu bệnh
Với gà bị chết do tụ huyết trùng, khi mổ ra thường không phát hiện vết tích bệnh điển hình. Thường thấy hiện tượng tụ huyết ở các cơ quan nội tạng. Tim sưng, xuất huyết, trong xoang tim có dịch màu vàng. Nguyên nhân do viêm phủ tạng. Lớp mỡ ở vành tim có dấu hiệu xuất huyết.
Gan sưng, xuất hiện các nốt hoại tử. Phổi tụ huyết, xuất huyết, viêm, có màu nâu thẫm. Nang noãn trưởng thành của buồng trứng mềm và nhão. Lòng đỏ trứng vỡ ra, chảy vào trong khoang bụng. Gây hiện tượng viêm kết mạng trên con vật.
Nên xem: Hướng dẫn cách khắc phục dê bị chướng hơi dạ cỏNiêm mạc ruột bị viêm, tụ huyết, xuất hiện các đốm máu đỏ trên ruột gà. Nếu bệnh kéo dài có thể gây ra hiện tượng viêm, hoại tử các cơ quan nội tạng khác.
Chẩn đoán, phân biệt bệnh
Cần phân biệt tụ huyết trùng với các loại bệnh khác như: ND, thương hàn, cúm, dịch tả. Bởi vì chúng có chung một số biểu hiện bệnh. Cho nên bà con chẩn đoán sai, nhầm lẫn bệnh. Dẫn đến sử dụng sai thuốc, sai vacxin, làm phản tác dụng. Không đạt được hiệu quả trong việc chữa trị cho gà.
Đặc điểm chung với bệnh ND
Đều có biểu hiện về đường hô hấp, tiêu chảy phân xanh.
Bệnh thương hàn
Gan của gà bị nhiễm thương hàn cũng có hiện tượng hoại tử.
Cúm và dịch tả
Có hiện tượng xuất huyết ở các cơ quan trong cơ thể.
Cách điều trị
- Đối với bệnh này, bà con nên dùng kháng sinh nhóm Sulfonamide. Khuẩn P.multocida rất nhạy cảm với penicillin. Vậy nên bà con dùng Streptomycin hoặc Tetracyclin để tiêm, cho uống hoặc trộn vào thức ăn.
- Sử dụng Sulfaquinoxaline hòa tan trong nước, cho gà uống từ 5 đến 7 ngày. Tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất đáng kể.
Cách phòng bệnh
- Chú ý vệ sinh thú y chặt chẽ, kết hợp chết độ dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề cho gà.
- Trong thời gian giao mùa hoặc vận chuyển gà, trộn vắc xin và vitamin vào thức ăn. Để tránh cho con vật bị stress khi thay đổi môi trường sống đột ngột.
- Với gia cầm từ 25 ngày tuổi đến dưới 2 tháng tuổi. Bà con nên tiêm vac xin với liều lượng 0,5ml / con. Trên 2 tháng tuổi tiêm 1 ml / con.
- Tập trung tiêm vacxin cho gà trong vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Tham khảo lịch tiêm phòng ở các trạm thú y.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bà con, chúc bà con chữa trị thành công bệnh tụ huyết trùng cho gà.
Rate this postTừ khóa » Chẩn đoán Bệnh Tụ Huyết Trùng Gà
-
Bảng Phân Tích Biểu Hiện Bệnh Tụ Huyết Trùng Gà Trên Thực Tế
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà - Thiên Nguyên
-
Chuẩn Đoán Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Và Cách Điều Trị
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà - Kiến Thức đầy đủ Nhất Bà Con Nên Biết
-
Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà Nhà
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà – Triệu Chứng Nguy Hiểm & Cách ...
-
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN GÀ - Thuốc Trang Trại
-
Chẩn đoán Bệnh Tụ Huyết Trùng Gà | Món Miền Trung
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Gia Cầm - TCVN 8400-31:2015
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng: Căn Bệnh Khiến Gà Chết Nhanh | VTC16
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Thể Cấp Tính ở Gà: Cách Chữa Trị Hiệu Quả I VTC16
-
Tụ Huyết Trùng Gà | Vetshop.VN
-
Tụ Huyết Trùng – Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm ở Gà