Bệnh Tự Kỷ ở Người Lớn Thường Có Những Dấu Hiệu Nhận Biết Nào?

Skip to content
  • Xét tuyển trực tuyến

Nội dung chính

  • TÌM HIỂU BỆNH TỰ KỶ LÀ GÌ?

  • BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN THƯỜNG CÓ NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

  • NHỮNG CẦN BIẾT DẤU HIỆU CỦA BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN

  • CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN

Các biểu hiện và triệu chứng của tự kỷ ở người lớn rất đa dạng và phức tạp. Bác sĩ thông qua các dấu hiệu để xác định một người có mắc bệnh hay không và sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.

  • Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách trị một số bệnh về da
  • Nhận biết triệu chứng bệnh tăng huyết áp phòng tránh biến chứng bệnh

Tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh dẫn tới các biểu hiện

TÌM HIỂU BỆNH TỰ KỶ LÀ GÌ?

Tự kỷ (autism spectrum disorder - ASD) là một hội chứng do rối loạn phát triển hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ. Hội chứng này bao gồm những khiếm khuyết trong khả năng lập luận, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN THƯỜNG CÓ NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Mỗi khi nói đến tự kỷ hầu hết mọi người đều nghĩ rằng điều đó chỉ xảy ra ở trẻ em. Thực tế nó tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thậm chí tồn tại suốt đời. Nhiều trẻ tự kỷ có thể được phát hiện và điều trị sớm nhưng tỉ lệ chữa dứt điểm không cao. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời đến độ tuổi trưởng thành trở thành người lớn mắc bệnh và tác động của tự kỷ càng nghiêm trọng. Về nguyên nhân của tự kỷ, các nghiên cứu hiện nay chưa dám khẳng định một cách chính xác và toàn diện. Các giả thuyết cho rằng tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học, môi trường hoặc cả hai.

  • Do di truyền: Trên thực tế, nếu trong gia đình họ hàng có người bị tự kỷ hoặc một số bệnh lý tâm thần khác thì có khả năng di truyền cho con cháu đời sau. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được đầy đủ và chính xác các gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này.
  • Người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ.
  • Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được cho là nguyên nhân sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi, dẫn tới tự kỷ.
  • Bệnh đái tháo đường của mẹ trong suốt thời kỳ thai nghén làm tăng gấp đôi nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
  • Một số loại thuốc sử dụng trong khi mang thai như thuốc an thần, Acid Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp cũng được cho là yếu tố nguy cơ gây nên tự kỷ ở trẻ.
  • Môi trường tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ tiếp xúc liên tục với nồng độ cao cũng gây ra những bất thường về gen, dễ phát sinh những đột biến gen có ảnh hưởng đến các bà mẹ mang thai.
  • Nếu thai phụ trong thời kỳ mang thai phải chịu căng thẳng, mệt mỏi, hoặc stress, thì cũng sẽ có nguy cơ cao trẻ sinh ra bị mắc tự kỷ.
  • Một trong những tranh cãi lớn nhất trong các rối loạn phổ tự kỷ tập trung vào việc liệu mối liên kết có tồn tại giữa rối loạn và vắc-xin khi được tiêm ở thời thơ ấu hay không.

Các biểu hiện và triệu chứng của tự kỷ ở người lớn rất đa dạng và phức tạp

NHỮNG CẦN BIẾT DẤU HIỆU CỦA BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN

Theo các Bác sĩ – Giảng viên đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh dẫn tới các biểu hiện của bệnh tự kỷ là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả người bệnh tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:

Đối với các mối quan hệ xung quanh, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh niên

  • Người tự kỷ gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, cụ thể là về nét mặt của họ thiếu sự biểu cảm, và tư thế cơ thể của họ không được tự nhiên.
  • Họ không thể thiết lập tình bạn và hoa đồng với những người cùng trang lứa.
  • Người tự kỷ gặp phải khó khăn trong việc quan tâm, hay chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu đạt được với những người khác.
  • Thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai. Những người mắc chứng tự kỷ có thể sẽ gặp phải các khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, chẳng hạn như là đau lòng hoặc buồn rầu.

Biểu hiện trong công việc và giao tiếp, các dấu hiệu biểu hiện chứng tự kỷ

  • Người mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện.
  • Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, những người mắc chứng tự kỷ rất khó khăn để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người đối diện.
  • Họ thường rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người bị tự kỷ thường sẽ có biểu hiện lặp lại nhiều lần một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.
  • Họ thường gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý mà người khác nói. Ví dụ, một người khi mắc chứng tự kỷ có thể sẽ không hiểu được rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hay hài hước.

Trong hành vi của người mắc chứng tự kỷ có các dấu hiệu

  • Người mắc chứng tự kỷ chỉ đặt sự tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của các món đồ quen thuộc, chẳng hạn như là bánh xe trên một chiếc xe, thay vì tập trung toàn bộ vào chiếc xe đó.
  • Họ tỏ ra quan tâm và lo lắng về một chủ đề nhất định nào đó. Ví dụ, họ có thể bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử, hay kinh doanh thẻ...
  • Rập khuôn hành vi một cách máy móc.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ KỶ Ở NGƯỜI LỚN

Về điều trị tự kỷ ở người lớn, người lớn mắc tự kỷ có phác đồ điều trị khác với trẻ mắc bệnh tự kỷ. Đôi khi người lớn mắc tự kỷ có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức, bằng lời nói. Ngoài ra, người bệnh cần tìm kiếm các phương pháp điều trị cụ thể hơn dựa trên những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội, các vấn đề về mối quan hệ hoặc khó khăn trong công việc như:

  • Gặp bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm trong điều trị tự kỷ ở người lớn.
  • Được tư vấn bởi nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học cho liệu pháp nhóm và cá nhân.
  • Được nhận tư vấn liên tục.
  • Được tạo điều kiện làm việc.
  • Dùng thuốc theo toa cho các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và các vấn đề hành vi có thể xảy ra cùng với tự kỷ.
  • Nhiều người lớn mắc chứng tự kỷ đã tìm thấy sự hỗ trợ thông qua các nhóm và diễn đàn trực tuyến bằng cách kết nối trực tiếp với những người lớn mắc tự kỷ khác.

Trên đây là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp. Nếu có bất thường nào về sức khỏe bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể nhé!

Chuyên mục
Xét tuyển trực tuyến

Từ khóa » Các Biểu Hiện Của Bệnh Tự Kỷ ở Người Lớn