Bệnh Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không? Các Bệnh Liên Quan đến ...

Tìm hiểu về bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở cổ, có hình dạng con bướm và chịu trách nhiệm điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng bộ phận này, đặc biệt là chức năng hoạt động của nó, được gọi là bệnh tuyến giáp.

Vì vùng hạ đồi và tuyến yên đảm đương nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, nên những rối loạn phát sinh tại đây cũng góp phần hình thành nên các bệnh về tuyến giáp.

Các bệnh về tuyến giáp cổ

Nhìn chung, khi nhắc đến các bệnh về tuyến giáp, người ta thường nghĩ đến các bệnh sau:

1. Bệnh suy giáp

Tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết gọi là suy giáp. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do:

  • Bệnh Hashimoto (một dạng viêm tuyến giáp)
  • Biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
  • Tác dụng phụ của xạ trị

Đôi khi rối loạn chức năng tuyến yên hoặc vùng hạ đồi cũng có nguy cơ gây suy giáp.

Một người mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Đờ đẫn, khó tập trung
  • Khô da
  • Táo bón
  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp
  • Tăng cân
  • Phiền muộn hoặc thậm chí là trầm cảm
  • Nhịp tim chậm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

2. Bệnh cường giáp

Ngược lại với tình trạng suy giáp, cường giáp liên quan đến hàm lượng hormone tuyến giáp quá cao. Ở tình trạng này, dấu hiệu bệnh tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Run tay
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với nhiệt độ cao
  • Tăng nhu động ruột
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung
  • Sụt cân ngoài ý muốn

Hormone tuyến giáp sản sinh quá nhiều có khả năng là do:

  • Bệnh Graves, còn gọi là bệnh Basedow
  • Bướu giáp độc đa nhân

Ngoài ra, nguyên nhân cường giáp còn có thể do hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng hoặc người bệnh hấp thụ iốt quá mức.

Mặt khác, so với suy giáp, cường giáp ít xuất hiện hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Giải đáp thắc mắc: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không, có tự khỏi không?

3. Bệnh Hashimoto

Hashimoto là bệnh tuyến giáp liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn. Cụ thể hơn, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ kiềm hãm hoạt động của tuyến hình cánh bướm ở cổ, từ đó làm giảm hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Người mắc bệnh Hashimoto hầu hết đều có triệu chứng suy giáp.

4. Bệnh Grave (Basedow)

Tương tự bệnh Hashimoto, Basedow cũng liên quan đến tình trạng bạch cầu tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh, bao gồm cả mô tuyến giáp. Từ đó, rối loạn tuyến giáp sẽ xảy ra, dẫn đến hiện tượng nồng độ hormone sản sinh tại đây cao bất thường. Cũng chính vì vậy, Basedow với cường giáp có chung triệu chứng bệnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhận biết sớm triệu chứng bệnh basedow để điều trị hiệu quả

5. Bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ)

Bướu cổ liên quan đến sự phì đại bất thường về kích thước của tuyến giáp nên còn có tên gọi khác là bướu tuyến giáp. Bệnh thường không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Tuy vậy, đôi khi biểu hiện của bệnh tuyến giáp trong trường hợp này có thể gồm:

  • Cảm giác sưng cổ và siết chặt trong cổ họng rõ ràng
  • Ho nhiều
  • Khàn tiếng
  • Khó nuốt và khó thở

Bệnh bướu tuyến giáp

6. Bệnh bướu giáp hạt

Hạt giáp (bướu giáp hạt) hình thành từ những tế bào đột biến ở tuyến giáp. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm. Một số hạt giáp có thể lành tính, nhưng số khác lại có nguy cơ ung thư tiềm ẩn nên nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên để bác sĩ kiểm tra tất cả các hạt giáp khi chúng xuất hiện.

Bướu giáp hạt có thể liên quan đến nang giáp và bệnh Hashimoto nên người bệnh thường có biểu hiện suy giáp. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng bệnh tuyến giáp khác không được đề cập. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

7. Bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp bị ung thư chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trung niên, chiếm 2/3 trường hợp tình trạng sức khỏe này. Ung thư tuyến giáp có thể gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào loại tế bào đặc hiệu tại đây bị đột biến. Theo thống kê, hầu hết trường hợp ung thư ở tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống cao, đặc biệt nếu người bệnh phát hiện vấn đề ngay từ giai đoạn đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân ung thư tuyến giáp có thể bạn chưa biết

Từ khóa » To Tuyến Giáp