Bệnh U Tế Bào Schwann - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
U tế bào Schwann là một dạng khối u vỏ thần kinh. U tế bào thần kinh Schwann có thể là khối u lành tính nhưng cũng có thể là khối u ác tính. Tùy vào loại khối u mà sẽ có các cách điều trị bệnh khác nhau.
1. Bệnh u tế bào Schwann là gì?
2. Triệu chứng bệnh u tế bào Schwann
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh u tế bào Schwann
4. Điều trị bệnh u tế bào Schwann
- Chẩn đoán
- Điều trị
5. Bác sĩ điều trị
6. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh u tế bào Schwann là gì?
U tế bào Schwann và u sợi thần kinh là các khối u vỏ thần kinh, nghĩa là những loại u thần kinh này được hình thành ở lớp bao phủ xung quanh các sợi thần kinh, có nhiệm vụ dẫn truyền thông tin đến và đi từ não, tủy sống (hệ thống thần kinh) và các phần còn lại của cơ thể. U tế bào Schwann thường là khối u lành tính. Còn u sợi thần kinh lại thường là u ác tính.
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh u sợi thần kinh, xem tại U sợi thần kinh
U tế bào Schwann và u sợi thần kinh phát triển như thế nào?
U tế bào Schwann hình thành trong vùng mô bao quanh và tách biệt các dây thần kinh. U này được hình thành khi có sự phát triển bất thường của tế bào Schwann – các tế bào hình thành lớp vỏ bao quanh sợi thần kinh.
U tế bào Schwann thường phát triển dọc theo sợi dây thần kinh của đầu và cổ. Một loại u tế bào Schwann là u dây thần kinh tiền đình (hoặc u thần kinh thính giác) ảnh hưởng đến dây thần kinh thông nối giữa não và vùng tai trong, có thể ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể. Mặc dù u tế bào Schwann không di căn nhưng chúng có thể phát triển thành một khối u lớn gây biến chứng chèn ép vào các cấu trúc quan trọng trong não (bao gồm thân não).
Các u vỏ thần kinh cũng có tỷ lệ rất nhỏ là u ác tính. Những loại này được gọi là u vỏ thần kinh ngoại biên ác tính, hoặc các u sợi thần kinh.
Vì u sợi thần kinh có nguồn gốc từ dây thần kinh, chúng được coi là một trong những loại ung thư Sarcoma mô liên kết. Mặc dù ung thư Sarcoma mô liên kết thường khá hiếm, chỉ chiếm ít hơn 1% các loại ung thư được chẩn đoán mỗi năm. Và u sợi thần kinh cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong loại ung thư sarcoma mô liên kết này.
U sợi thần kinh thường được tìm thấy ở cánh tay và chân. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến vùng lưng dưới, đầu hoặc cổ.
U sợi thần kinh có thể lan truyền dọc theo dây thần kinh. Thể điển hình của chúng thường không di căn đến các cơ quan khác, mặc dù đôi khi cũng có thể di căn đến phổi.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u tế bào Schwann
Triệu chứng của U tế bào Schwann có thể bao gồm:
- Một khối u hoặc khối sưng phồng trên mặt có thể gây đau hoặc không đau
- Giảm thính giác hay bị ù tai (u thần kinh tiền đình)
- Giảm khả năng phối hợp và cân bằng (u thần kinh tiền đình)
- Tê, yếu, hoặc liệt mặt
Các triệu chứng của u sợi thần kinh có thể bao gồm:
- Sưng hoặc u bướu ở cánh tay hoặc chân
- Đau hoặc nhức
- Khó cử động tay, chân, bàn chân, hoặc bàn tay
U tế bào Schwann có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, vì vậy các triệu chứng cụ thể có thể rất khác nhau. Biểu hiện đầu tiên của u tế bào Schwann là có xuất hiện các khối u đáng chú ý, các triệu chứng tương tự như bệnh thần kinh bị chèn ép (chèn ép thần kinh), hoặc có thể kết hợp các triệu chứng với nhau. Các triệu chứng thần kinh thường xảy ra vào giai đoạn muộn. Các triệu chứng có thể mơ hồ, và có thể xuất hiện vài năm trước khi khối u được chẩn đoán
- Sự bất thường về điện sinh lý của hệ thống thần kinh ngoại vi (80%-99%)
- Sự biến dạng ở xương thái dương (80%-99%)
- U tế bào Schwann ngoại vi (80%-99%)
- U tế bào Schwann ở củng mạc (80%-99%)
- U thần kinh tiền đình (u thần kinh thính giác) (80%-99%)
- Loạn cảm đau (30%-79%)
- Liệt mặt (30%-79%)
- Bất thường thính lực (30%-79%)
- Chóng mặt (30%-79%)
- Bất thường về hình thái thực quản (5%-29%)
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh u tế bào Schwann thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh, bởi những triệu chứng của bệnh này cũng có thể xuất hiện trong những căn bệnh nguy hiểm khác.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246
3. Nguyên nhân gây ra bệnh u tế bào Schwann
Nguyên nhân gây ra hầu hết các loại u tế bào Schwann và u sợi thần kinh đều chưa rõ. Tuy nhiên, các u vỏ thần kinh thường gặp nhiều hơn ở những người có rối loạn di truyền, bệnh thoái hóa thần kinh túyp 1 (trước đây gọi là bệnh Von Recklinghausen).
U thần kinh tiền đình có liên quan đến các rối loạn chức năng di truyền có tên là schwannomatosis cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc u tế bào Schwann. Một tỷ lệ phần trăm nhỏ các u sợi thần kinh có liên quan đến tiền căn phơi nhiễm phóng xạ.
Các u vỏ thần kinh thường được chẩn đoán ở người có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, mặc dù các bệnh này đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người cao tuổi.
4. Điều trị bệnh u tế bào Schwann
Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh u vỏ thần kinh bằng cách thăm khám thể xác và thần kinh (não và hệ thần kinh). Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI để xác định vị trí và kích thước của khối u. Sinh thiết (lấy mẫu mô và phân tích trong phòng thí nghiệm) để xác nhận khối u đó có ác tính hay không.
Ngoài thăm khám và hỏi bệnh, các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán u tế bào Schwann:
- X quang
- Siêu âm
- Chụp CT
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Sinh thiết khối u (để xác định chẩn đoán) - sinh thiết được thực hiện để kiểm tra các đặc tính cấu trúc của khối u, cũng như xem xét sự phản ứng của các tế bào khối u với các thuốc nhuộm đặc hiệu dưới kính hiển vi (nhuộm hóa mô miễn dịch).
Điều trị
Phương pháp điều trị u tế bào Schwann phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, u lành tính hay ác tính (ung thư), tuổi tác và tình trạng sức khoẻ của người bệnh. U tế bào Schwann có thể không cần điều trị nếu chúng không gây ra triệu chứng. Nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật nếu khối u gây chèn ép vào dây thần kinh gây đau hoặc các vấn đề khác. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các u sợi thần kinh là cắt bỏ chúng bằng phẫu thuật. Phương pháp điều trị vàng cho u tế bào Schwann lành tính là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Phẫu thuật thường đem lại kết quả giảm nhanh và hoàn toàn các triệu chứng.
Phương pháp xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để giúp giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể khó khăn nếu khối u nằm gần hoặc bao quanh các dây thần kinh quan trọng, bởi vì các bác sĩ phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh trong khi cố gắng loại bỏ khối u. Ngoài phương pháp phẫu thuật và xạ trị, hóa trị cũng có thể là rất cần thiết. Khi khối u không thể bị loại bỏ, liệu pháp xạ trị liều cao cũng có thể được sử dụng để điều trị trúng đích khối u.
Với các u sợi thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u và các mô xung quanh nó. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng loại bỏ khối u mà không gây tổn hại quá nhiều đến cánh tay hoặc chân bị tổn thương (gọi là phẫu thuật bảo tồn chi hoặc phẫu thuật tách chi), nhưng nếu không thể loại bỏ khối u, cánh tay hoặc chân có thể bị đoạn. Xạ trị và hóa trị liệu có thể được thực hiện và hoàn thành trước khi phẫu thuật để khối u thu nhỏ lại và có thể loại bỏ dễ dàng hơn, hoặc sau khi phẫu thuật giết chết tất cả các tế bào ung thư nào còn sót lại.
U tế bào Schwann thường không tái phát nếu chúng được loại bỏ hoàn toàn. Tiên lượng sau khi điều trị u sợi thần kinh phụ thuộc vào kích cỡ của khối u, vị trí, và độ phát triển di căn. Tỉ lệ sống còn trong thời gian dài rất khác biệt giữa người này với người khác. Ung thư có thể là sẽ tái phát trở lại, ngay cả sau khi đã điều trị tích cực.
Bệnh u tế bào Schwann nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả xấu gây ra, khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn. Khi khám và điều trị bệnh ảo giác tại Hello Doctor, bệnh nhân sẽ được thăm khám bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
Từ khóa » Cấu Trúc Tế Bào Schwann
-
Tế Bào Schwann – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm, Giải Phẫu Và Chức Năng Của Tế Bào Schwann - Thpanorama
-
Sự Khác Biệt Giữa Tế Bào Schwann Và Vỏ Bọc Myelin Là Gì? - 2022
-
Đặc điểm Của Tế Bào Thần Kinh - Vinmec
-
Tế Bào Schwann - Wikiwand
-
Sự Khác Biệt Giữa Tế Bào Oligodendrocytes Và Tế Bào Schwann
-
MÔ THẦN KINH - SlideShare
-
Tế Bào Schwann Cấu Trúc Của Tế Bào Thần Kinh Hình Minh Họa ...
-
Tế Bào Thần Kinh: Cấu Tạo, Hoạt động Và Chức Năng
-
Tế Bào Thần Kinh Là Gì?
-
[PDF] Báo Cáo Ca Lâm Sàng Schwannoma Mũi Xoang Bên Phải
-
Tế Bào Neuroglia Là Gì? - EFERRIT.COM
-
Sự Khác Biệt Giữa Oligodendrocytes Và Schwann Cells - 2022