Bệnh U Tế Bào Thần Kinh đệm - Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Cách điều Trị

U tế bào thần kinh đệm là loại u thường gặp nhất trong các loại u não nguyên phát. U tế bào thần kinh đệm thường xuất phát từ đại não - phần lớn nhất của não.

1. U tế bào thần kinh đệm là gì

2. Triệu chứng của bệnh u tế bào thần kinh đệm

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Tác hại của bệnh u tế bào thần kinh đệm

4. Nguyên nhân gây ra u tế bào thần kinh đệm

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh u tế bào thần kinh đệm

5. Điều trị u tế bào thần kinh đệm

  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Phục hồi chức năng sau điều trị

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. U tế bào thần kinh đệm là gì?

U tế bào thần kinh đệm (tên tiếng Anh là Glioma) là khối u xảy ra ở não và tủy sống. U thần kinh đệm này bắt nguồn từ các tế bào dính kết hỗ trợ (những tế bào thần kinh đệm) - loại tế bào này bao quanh các dây thần kinh và giúp chúng thực hiện chức năng của mình.

Có ba loại tế bào thần kinh đệm gây ra những khối u này. U thần kinh đệm được phân loại dựa trên loại tế bào thần kinh đệm có trong khối u.

Các loại u thần kinh đệm bao gồm:

- Những u tế bào hình sao (astrocytomas) bao gồm những tế bào u tế bào hình sao, u tế bào hình sao không biệt hóa (anaplastic astrocytoma), u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma). (Xem thêm về u não tế bào hình sao tại đây)

- Những u màng não thất (ependymomas) bao gồm u màng não thất chưa biệt hóa (anaplastic ependymoma), u màng não thất nhầy nhú (myxopapillary), u dưới màng não thất (subependyoma).

- Những u thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendrogliomas) bao gồm u thần kinh đệm ít nhánh, u thần kinh đệm ít nhánh chưa biệt hóa (anaplastic oligodendroglioma) và u hình sao ít nhánh chưa biệt hóa (anaplastic oligoastrocytoma)

Loại u sẽ giúp chúng ta xác định các điều trị và tiên lượng bệnh. Thông thường, các phương thức điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích vad các điều trị y khoa theo kinh nghiệm.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u tế bào thần kinh đệm

Triệu chứng của u tế bào thần kinh đêm khá đa dạng, biểu hiện tùy thuộc vào loại u cũng như kích thước, vị trí và tốc độ phát triển của u.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Rối loạn hoặc giảm chức năng não
  • Mất trí nhớ
  • Thay đổi tính cách hay dễ bị kích thích
  • Khó khăn trong giữ thăng bằng
  • Vô niệu
  • Các vấn đề về thị lực như mờ mắt, nhìn đôi, mất thị trường ngoại biên
  • Nói khó
  • Động kinh đặc biệt là trên những người có tiền sử động kinh (Xem thêm thông tin về bệnh động kinh tại đây)

Khi nào cần đến gặp bác sĩ ?

Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu các dấu hiệu và triệu chứng dai dẳng và khiến bạn lo lắng. Nếu thấy mình có các dấu hiệu của bệnh thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

3. Tác hại của bệnh u tế bào thần kinh đệm

U tế bào thần kinh đệm là một bệnh nguy hiểm. Bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên đau đầu, buồn nôn và nôn, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, bệnh còn khiến cho người bệnh gặp các vấn đề về thị lực, trí nhớ, tính cách.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh u tế bào thần kinh đệm

Giống như hầu hết các khối u não nguyên phát khác, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra u tế bào thần kinh đệm. Nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u não.

Nguyên nhân gây ra u tế bào thần kinh đệm

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh u tế bào thần kinh đệm

Tuổi: Nguy cơ u não tăng theo tuổi. U tế bào thần kinh đệm thường gặp ở người lớn, độ tuổi từ 60 đến 80 tuổi. Mặc dù vậy, u não xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một số loại u não, như u màng não thất hay u sao bào lông (pilocytic astrocytoma) thường gặp ở trẻ em và người trẻ.

Phơi nhiễm bức xạ: người phơi nhiễm các loại bức xạ gọi là bức xạ ion hóa sẽ tăng nguy cơ u não. Ví dụ của loại bức xạ ion hóa này là bức xạ trong điều trị trị ung thư và phơi nhiễm bức xạ của bơm nguyên tử.

Những dạng bức xạ thường gặp hơn như trường điện từ của dây điện và bức xạ vô tuyến từ điện thoại di động, lò vi sóng chưa cho thấy rằng sẽ tăng nguy cơ u thần kinh đệm.

Tiền sử gia đình: Hiếm khi u thần kinh đệm di truyền theo gia đình. Nhưng có một tiền sử gia đình có u tế bào thần kinh đệm sẽ tăng nguy cơ có bệnh lên gấp đôi. Một số gen có liên hệ ít đến u tế bào thần kinh đệm, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh sự liên kết các biến đổi gen này và các u não.

5. Các phương pháp điều trị bệnh u tế bào thần kinh đệm

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ gia đình nghi ngờ bạn có u não, bạn sẽ được giới thiệu tới bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ của bạn sẽ đề nghị một số kiểm tra như:

- Khám thần kinh: trong quá trình kiểm tra thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực, thính lực, thăng bằng, sự phối hợp, sức mạnh và những phản xạ. Vấn đề trong một hay nhiều phần nói trên sẽ cung cấp chứng cứ về phần não bị ảnh hưởng bởi u.

- Chẩn đoán hình ảnh: hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng. Trong vài trường hợp, một thuốc nhuộm (chất cản quang) sẽ được tiêm vão tỉnh mạch ở tay suốt MRI chỉ ra sự khác biệt trong nhu mô não.

Một số MRI đặc biệt bao gồm MRI chức năng, MRI tưới máu não, cộng hưởng từ quang phổ có thể giúp bác sĩ đánh giá và lập kế hoạch điều trị.

Những chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm chụp các lớp điện toán (CT) và chụp xạ hình các lớp positron (PET).

- Một số kiểm tra nhằm tìm ra ung thư ở các vùng khác trên cơ thể

Để loại trừ các loại u não có thể lan rộng từ các vùng khác của cơ thể (u thứ phát của não), bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra để xác định vị trí ung thư bắt nguồn. Glicoma bắt nguồn trong não và không phải là kết quả của ung thư lan tràn từ các vị trí khác (di căn)

- Lấy và kiểm tra mẫu các mô bất thường (sinh thiết) tùy vào vị trí của glicoma, sinh thiết sẽ được tiến hành với kim trước khi điều trị hoặc là một phần của việc phẫu thuật lấy khối u.

- Sinh thiết bằng kim có xác định vị trí sẽ được tiến hành cho glicoma vì là những vùng khó tiếp cận và rất nhạy cảm nên não có thể bị tổn thương bởi một phẫu thuật lớn hơn.

Bác sĩ ngoại thần kinh khoang một lỗ nhỏ ở sọ. Một kim mảnh sẽ được đưa qua lỗ đó. Mô sẽ được lấy ra qua kim với chỉ dẫn của MRI hoặc CT.

Sinh thiết là các duy nhất để xác định chẩn đoán u não và tiên lượng để đưa ra các quyết định điều trị. Dựa vào thông tin này, nhà nghiên cứu bệnh học có thể xác định grade và giai đoạn của một u não.

Những khối u được chia thành 4 grade với grade I khối u phát triển chậm, đa số là tế bào lành tính và grade IV những khối u có đa số là tế bào bất thường và tế bào ác tính.

Điều trị u tế bào thần kinh đệm

Điều trị bệnh

Điều trị u tế bào thần kinh đệm dựa vào loại, kích cỡ, grade và vị trí u cũng như tuổi, sức khỏe tổng thể và quyết định của bệnh nhân.

Ngoài việc loại bỏ khối u, điều trị u tế bào thần kinh đệm có thể có thêm việc dùng một số thuốc để giảm các dấu hiệu và triệu chứng.

Bác sĩ có thể kê thuốc để giảm đau và giảm áp lực lên vùng não bị ảnh hưởng. Thuốc chống động kinh có thể dùng để kiểm soát động kinh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ càng nhiều càng tốt khối u thường là bước điều trị đầu tiên.

Trong một số trường hợp, khối u nhỏ và dễ dàng tách khổi vùng mô não khỏe mạnh xung quanh, khi đó phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn là có thể. Trong những trường hợp khác, khối u không thể tách ra khỏi mô xung quanh, hoặc u nằm ở vùng nhạy cảm trong não khiến việc phẫu thuật nguy hiểm. Những trường hợp này bác sĩ loại bỏ một lượng u sao cho vẫn an toàn.

Trong một số trường hợp, các nhà thần kinh bệnh học sẽ phân tích những mẫu mô được loại bỏ bởi phẫu thuật viên và thông báo kết quả trong khi phẫu thuật đang diễn ra. Thông tin này sẽ giúp phẫu thuật viên quyết định nên loại bỏ bao nhiêu mô.

Một vài kỹ thuật phẫu thuật khác và những kỹ năng có thể được dùng để giúp bác sĩ ngoại thần kinh bảo vệ càng nhiều mô não lành càng tốt khi loại bỏ u, bao gồm phẫu thuật não với hỗ trợ của máy tính, phẫu thuật não tỉnh và MRI khi phẫu thuật. Ví dụ, suốt quá trình phẫu thuật não tỉnh, bạn sẽ được yêu câu di chuyển các chi và kể một câu chuyên để đảm bảo vùng não điều khiển các chức năng này không bị tổn hại.

Phẫu thuật có thể có các nguy cơ như nhiễm trùng và mất mấu. Các nguy cơ khác có thể tùy thuộc vào phần não có u. Ví dụ, phẫu thuật gần vùng thần kinh liên kết với mắt có nguy cơ mất thị lực.

Xạ trị

Xạ trị thường theo sau phẫu thuật đặc biệt là ở những glioma grade cao. Bức xạ được dùng ở những tia năng lượng cao như là tia X hay protons để giết tế bào u.

Một vài loại tia xạ ngoài đang được sử dụng và nghiên cứu cho việc điều trị glicoma. Loại glicoma bạn mắc, grade của nó và những yếu tố tiên lượng khác sẽ được xem xét trong việc xác định thời gian và loại phương pháp xạ.

Các phương pháp xạ trị bao gồm dùng máy tính để nhắm trúng vào u (phương pháo bức xạ cường độ cao), sử dụng proton nhiều hơn là tia X như là nguồn bức xạ (phương pháp tia proton) và phương pháp xạ trị có định hướng (phẫu thuật tia xạ xạ)

Phẫu thuật tia xạ có định hướng không phải phẫu thuật theo cách hiểu tuyền thống. Thay vào đó, phẫu thuật tia xạ sử dụng những chùm tia kép tạo ra một dạng bức xạ có độ tập trung cao để tiêu diệt tế bào u ở phạm vi nhỏ.

Mỗi tia bức xạ không có đủ năng lượng nhưng nơi tất cả chúng gặp nhau tại khối u, liều xạ sẽ rất cao và giết chết tế bào u.

Có nhiều loại công nghê trong phẫu thuật tia xạ để đưa bức xạ vào u não như gamma động học hay máy gia tốc tuyến tính (LINAC)

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào liều và loại xạ. Phản ứng phụ thông thường là suốt hoặc ngay sau khi xạ gồm mệt mỏi, đau đầu, kích ứng da.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng những thuốc để giết tế bào u. Những thuốc hóa trị có thể ở dạng viên (uống) hoặc tiêm tĩnh mạch (trong tĩnh mạch).

Hóa trị thường dùng phối hợp với xạ trị để trị u tế bào thần kinh đệm.

Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều thuốc. Tác dụng phụ thông thường bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu, rụng tóc, sốt, và mệt mỏi. Một số tác dụng phụ có thể kiểm soát bằng thuốc.

Phương pháp thuốc nhắm trúng đích

Thuốc nhắm trúng đích điều trị tập trung vào những bất thường đặc trưng trong tế bào ung thư. Bằng cách khóa các bất thường này, thuốc có thể giết các tế bào ung thư.

Một loại thuốc nhắm trúng đích dùng để điều trị ung thư, dùng để tiêm tĩnh mạch, ngưng sự hình thành của những mạch máu mới, cắt nguồn cung cấp máu cho khối u và giết tế bào u.

Phục hồi chức năng sau điều trị

Bởi vì các khối u phát triển ở các phần điều khiển vận động, lời nói, thi lực và suy nghĩ, phục hồi chưc năng có thể là một điều cần thiết cho sự phục hồi. Bác sĩ có thể đề nghị một số dịch vụ giúp đỡ như:

  • Vật lý trị liệu có thể giúp trả lại kỹ năng vận động đã mất và sức mạnh các cơ.
  • Điều trị bằng lao động có thể giúp bạn trở về các hoạt động bình thường, bao gồm việc làm sau một khối u não hay bệnh khác.
  • Trị liệu lời nói với chuyên gia đối với những người nói khó khăn.
  • Gia sư cho các trẻ trong tuổi đến trường có thể giúp trẻ đối mặt với những thay đổi trong trí nhớ hoặc suy nghĩ sau u não.

U tế bào thần kinh đệm nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Thành Phần Của Tế Bào đệm