BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ 4 TRIỆU CHỨNG CẦN ĐỂ Ý
Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh do hồng cầu bị vỡ và chức năng gan chưa hoàn thiện. Bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Hãy tìm hiểu thêm cùng Pasteur nhé!
BIỂU HIỆN VỀ BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
Làm thế nào để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh ?
- Vàng da là một biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường biến mất trong một thời gian ngắn mà không nguy hiểm cũng như không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý có thể gây ra những biến chứng vàng da nhân rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng não gây chậm phát triển ở trẻ
- Để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên nhìn trẻ ở nơi có ánh sáng mặt trời, không nên nhìn trong phòng tối không đủ ánh sáng hoặc dưới ánh sáng đèn sẽ rất khó phát hiện. Quan sát màu da của trẻ ít nhất trong vòng 2 tuần sau sinh để nhận biết kịp thời. Nhiều trường hợp khó quan sát, ba mẹ có thể ấn ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ vàng da thì tại vị trí ấn tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Vàng da bệnh lý thường xảy ra sớm sau 1-2 ngày tuổi, diễn tiến nhanh.
CÁCH PHÂN BIỆT VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh
- Vàng da sinh lý thường ở mức độ nhẹ, vàng da xảy ra sau 24h sau sinh và thường biến mất trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh nhẹ (vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường như lừ đừ, bỏ bú, thiếu máu, gan lách lớn… Nguyên nhân của vàng da sinh lý là do sự tích tụ của bilirubin (một chất có màu vàng và được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị vỡ). Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh có lượng hồng cầu cao, các tế bào hồng cầu này sẽ bị phá vỡ và thay mới. Do gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin ra khỏi máu nên gây vàng da. Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và có khả năng xử lý bilirubin nên vàng da sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ di chứng nào
- Vàng da bệnh lý thường xảy ra sớm trong vòng 24h sau sinh, biểu hiện da có màu vàng đậm, không hết vàng sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Vàng da toàn thân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kết mạc mắt, có thể kèm theo các triệu chứng như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật, phân bạc màu… Có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, một số nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể là các bệnh lý gan mật bẩm sinh, tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm…), bất đồng nhóm máu mẹ con…
Cần đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng
- Vàng da xuất hiện sớm trước 48h sau sinh
- Vàng da diễn tiến nhanh, vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân
- Vàng da kéo dài trên 1 tuần với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng
- Vàng da kèm theo các triệu chứng lừ đừ, bỏ bú hoặc bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân. ❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin ❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám ❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng #pasteurclinic #children #vangdasinhly #vangdabenhly #benhvangdaotresosinh
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Danh mục- Y Học Thường Thức – Triệu Chứng Bệnh Lý
- TIN TỨC/BLOGS
- Bản tin y tế
- Tin Hoạt Động
- Tin tuyển dụng
- Ưu Đãi
- Blog Doctor khởi nghiệp
- Hành trình làm mẹ
- Bệnh và chữa bệnh trẻ em
- Bệnh và chữa bệnh người lớn
- Tìm hiểu về Hiếm muộn
- Mẹo chăm sóc sức khoẻ
- Bác sĩ
- Ung thư
NANG VÚ CÓ CHUYỂN THÀNH UNG THƯ KHÔNG?
04/01/2025TÁO BÓN: THỦ PHẠM KHIẾN BÉ SỢ ĐI ĐẠI TIỆN
03/01/2025LẶP ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ SỐ 2 Ở THAI NHI: MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP
02/01/2025NHẬN ĐỊNH NGÀY KHÁM ĐẦU TIÊN CỦA EKIP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA PK PASTEUR TOÀN MỸ ĐẠI LỘC
02/01/2025U MÁU Ở TRẺ EM
28/12/2024Có thể bạn quan tâm
TÁO BÓN: THỦ PHẠM KHIẾN BÉ SỢ ĐI ĐẠI TIỆN
U MÁU Ở TRẺ EM
Xuất huyết tiêu hóa trên – Những điều cần biết
THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU
- Trang Chủ
- Về chúng tôi
- Về chúng tôi
- Tầm nhìn & sứ mệnh
- Đội ngũ bác sĩ
- Cơ sở vật chất
- Chuyên Khoa
- Sản phụ khoa
- Hiếm muộn
- Cơ Xương Khớp
- Nội Tiết
- Tim Mạch
- Tiêu Hóa – Gan Mật
- Tiết niệu – Nam khoa
- Ung Bướu
- Hậu Môn Trực Tràng & Sàn Chậu
- Dịch vụ
- Gói khám sức khỏe
- Dịch vụ tại nhà
- Dịch vụ bảo hiểm
- Khám sức khỏe cơ quan doanh nghiệp
- Tin Tức/Blogs
- Bản tin y tế
- Tin Hoạt Động
- Y Học Thường Thức – Triệu Chứng Bệnh Lý
- Bệnh và chữa bệnh người lớn
- Bệnh và chữa bệnh trẻ em
- Mẹo chăm sóc sức khoẻ
- Hành trình làm mẹ
- Ung thư
- Tìm hiểu về Hiếm muộn
- Ưu Đãi
- Blog Doctor khởi nghiệp
- Tin tuyển dụng
- Góc Tri Ân
- Hệ thống
- Phòng khám Pasteur Đà Nẵng
- Liên hệ
Từ khóa » Da Vàng ở Trẻ Sơ Sinh
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý - Vinmec
-
Vàng Da Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị & Phòng Ngừa
-
Phân Biệt Vàng Da Sơ Sinh Sinh Lý Và Vàng Da Bệnh Lý - Vinmec
-
Phát Hiện Và điều Trị Vàng Da Sơ Sinh Như Thế Nào?
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh - Những điều Bố Mẹ Cần Lưu ý
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh - Những điều Bố Mẹ Trẻ Cần Lưu ý
-
Trẻ Bị Vàng Da Có Nguy Hiểm Không Và điều Trị Như Thế Nào? - Medlatec
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không - Bác Sĩ Trả Lời Chi Tiết
-
Hỏi đáp Bác Sĩ: Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Vàng Mắt Có Nguy Hiểm ...
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? - AIH
-
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU NẶNG CỦA VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
-
Vàng Da Sơ Sinh ở Trẻ: Cách Phát Hiện, Phân Biệt Với Các Bệnh Lý
-
VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH VÔ CÙNG NGUY HIỂM
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Vàng Da Bệnh Lý ở Trẻ Sơ Sinh Và Phương Pháp ...
-
Vàng Da ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Huggies
-
Phân Biệt Vàng Da Sơ Sinh Sinh Lý Và Vàng Da Bệnh Lý - Khám Chữa ...