Bệnh Vàng Lá Chín Sớm Hại Lúa - SYMBIO

  • 0941478800
  • 0
Menu 0 Bệnh Vàng Lá Chín Sớm hại Lúa Thứ sáu, 14/05/2021, 10:33 GMT+7 Bệnh vàng lá chín sớm - Một loại dịch hại tưởng chừng đã bị lãng quên từ lâu trên các ruộng lúa cao sản, nhưng gần đây đột ngột bùng phát trên diện rộng khiến bà con nông dân không kịp trở tay gây suy giảm trên 30% năng suất. Bệnh vàng lá chín sớm hại lúa tuy không nghiêm trọng như các loại sâu bệnh khác, nhưng nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng nông sản. Gần đây, qua nhiều lần thử nghiệm nghiêm cứu các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp phòng trừ vàng lá chín sớm hữu hiệu, bệnh được khắc phục nhanh, không gây lây lan thành dịch và mức độ gây hại đã giảm xuống bình thường như những dịch hại khác. Tác nhân gây bệnh vàng lá chín sớm trên lúa Bệnh hại do nấm Gonatophragmium sp gây ra. Triệu chứng bệnh vàng lá chín sớm hại lúa Vàng lá chín sớm thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang ở thời kỳ sinh sản, bắt đầu từ khi trổ bông, trực tiếp gây hại trên lá lúa hoặc trên bất kỳ lá nào trên bụi lúa. Ban đầu, trên lá lúa xuất hiện vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt tới cam nhạt, có bầu dục hoặc hình tròn. Vết bệnh phát triển kéo dài dọc từ gân lá ra phía chóp lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Sau đó, vết bệnh lan dần ra cả lá, nếu nặng hơn thì vết bệnh trên lá bị cháy khô. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nông nghiệp cho biết: “Màu vàng trên lá lúa được tiết ra từ nấm bệnh, tan được trong nước, do đó có thể lây lan qua nhựa nguyên của lá lúa khiến lá lúa bị nhuộm màu vàng cam.” Tuy nhiên, diệp lục tố nơi vết vàng vẫn có thể tiếp tục quang hợp. Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, thì nếu lúa bị mắc bệnh sớm ngay ở giai đoạn đòng trổ, thì bệnh phát triển nhanh cho tới lúc sắp thu hoạch và làm cháy khô lá lúa. Việc nhiễm bệnh sớm sẽ trực tiếp làm giảm năng suất. Còn nếu lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, khoảng từ giai đoạn trổ trở về sau, thì chỉ làm lá lúa bị vàng mà không cháy khô, trong trường hợp này bệnh không làm giảm năng suất. Điều kiên phát sinh bệnh vàng lá chín sớm Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa ở vụ Đông Xuân phát triển mạnh hơn so với hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Khi bị nhiễm bệnh, thì chỗ có bóng râm bệnh thường phát triển nặng hơn. Bệnh phát triển nặng hơn trên vùng đất phèn so với vùng đất phù sa ngọt. Bón phân đạm cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh sớm và dễ dàng phát triển nặng. Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm 1. Biện pháp canh tác
  • Rơm rạ và đất phải được xử lý bằng các chế phẩm vi sinh như: STERNIA-12 (1ha khoảng 1,5 - 2 lít)
  • Nên sử dụng giống lúa khỏe mạnh (giống xác nhận).
  • Hạt giống nên được ngâm 24 tiếng với vi sinh SPORIN-M Seed, giai đoạn ủ (tưới ngót) hạt giống phải được tưới trộn chế phẩm ENDOPHYTE Rice hoặc GUMI Seed trước gieo sạ khoảng 2-3 tiếng
  • Phải bón phân đạm vừa nhu cầu của cây lúa, tránh tình trạng bón dư phân.
  • Thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp xử lý sớm.
2. Các hoạt chất hóa học đặc trị vàng lá chín sớm trên lúa
  • Dùng thuốc chứa các hoạt chất hóa học như: Macozeb + Cymoxanil, Propineb hoặc sự kết hợp giữa Propiconazole + Flusilazole giúp quản lý tốt bệnh vàng lá chín sớm.
3. Các chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh vàng lá chín sớm trên lúa hiệu quả
  • Nên phòng ngừa trước ở các giai đoạn có nguy cơ dễ phát bệnh bằng các chế phẩm sinh học: AKM 50ml + MAI-O 30-35ml + Fito PLAZMIN 30-35ml / bình 25 lít / 1000m2
Nên phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-12 ngày. Về cách sử dụng bà con có thể đọc hướng dẫn ngay trên bao bì sau khi mua sản phẩm.
Quay lại Ý kiến bạn đọc Gửi đánh giá Đóng [name] [name] - Gửi vào lúc: [date_post] [content] [num_like] Trả lời [list_answer]

Các tin khác

  • SUPER BIG - Siêu phẩm mới chuyên dụng cho cây lúa nước và một số cây trồng khác (03/10/2024)
  • THÔNG BÁO NÂNG CẤP SẢN PHẨM (28/06/2024)
  • LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 (03/02/2024)
  • Chương trình Quay số trúng thưởng (10/11/2023)
  • Chương trình Khuyến mãi – Tri ân Khách hàng (11/07/2023)
  • Lịch nghỉ tết nguyên đán 2023 (18/01/2023)
  • Thông cáo việc xử lý lô hàng mẫu Endophyte L1 không đạt chỉ tiêu (30/03/2022)
  • Áp dụng Endophyte trên nếp cái hoa vàng đạt năng suất cao hơn (08/11/2020)
  • Nữ cán bộ khuyến nông 5 lần nhận bằng lao động sáng tạo (18/09/2020)
  • Mô hình trồng cà rốt áp dụng Endophyte tại Chí Linh, Hải Dương (26/02/2020)
TIN TỨC
  • Tin Tức mới
  • Tin khuyến mãi
  • Tin tuyển dụng
Tin xem nhiều
  • Bệnh Vàng Lá Chín Sớm hại Lúa

    Bệnh Vàng Lá Chín Sớm hại Lúa

  • Nấm Endophyte giúp cây lúa thích nghi trước các stress

    Nấm Endophyte giúp cây lúa thích nghi trước các stress

  • Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa mới J02 (Nhật Bản)

    Hiệu quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa mới J02 (Nhật Bản)

  • Mô hình trồng cà rốt áp dụng Endophyte tại Chí Linh, Hải Dương

    Mô hình trồng cà rốt áp dụng Endophyte tại Chí Linh, Hải Dương

  • Hiệu quả từ mô hình ứng dụng phân bón sinh học Vua - Endophyte trong sản xuất ổi thị trấn Vĩnh Bảo

    Hiệu quả từ mô hình ứng dụng phân bón sinh học Vua - Endophyte trong sản xuất ổi thị trấn Vĩnh Bảo

Endophyte là gì ?Endophyte có thể thay đổi bộ mặt nông nghiệp ? Logo Copyright © 2020 SYMBIO Thiết kế web : TRUST.vn

Thông tin liên hệ

21 đường số 1, Phường Phú Hữu, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh 028-382.296.39; 094-147.88.00 Zalo info@symbio.com.vn https://symbio.com.vn/ Xem bản đồ

Hỗ trợ khách hàng

  • Thông tin
    • Video
    • Chính sách bán hàng
    • Thanh toán và vận chuyển
    • Chính sách bảo mật th.tin

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhập email của bạn vào đây để nhận những thông tin khuyến mãi mới nhất từ SYMBIO.

Copyright © 2020 SYMBIO Thiết kế web : TRUST.vn
  • HotlineGọi điện
  • messengerMessenger
  • ZaloZalo
  • GO TOP

Từ khóa » Cây Lúa Bệnh Vàng Lá Chín Sớm