Bệnh Viêm Cơ Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, làm giảm khả năng bơm máu của tim, có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tử vong. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng tránh những biến chứng bệnh.
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim, nguyên nhân do nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Đây được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như khi nhiễm trùng hoặc bị chấn thương.
Chứng viêm cơ tim có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim, làm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hoặc bất thường. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn xuất hiện ở người trẻ tuổi, từ 20 – 40 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc phải viêm cơ tim cao hơn so với nữ giới. Người bị suy giảm hệ miễn dịch, viêm cơ tim ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường có nguy cơ nhiều hơn.
Ở từng mức độ, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện bằng tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng, có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị tích cực kịp thời. (1)
Triệu chứng viêm cơ tim thường gặp
Vậy viêm cơ tim có triệu chứng gì? Theo lời giải đáp từ các chuyên gia, viêm cơ tim có những biểu hiện đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Có thể chia các triệu chứng điển hình của bệnh thành 3 nhóm chính sau:
- Nhóm không có triệu chứng: Trường hợp bị viêm cơ tim nhưng không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường. Điều này khiến cho người bệnh khó phát hiện ra chứng viêm cơ tim. Lâu dần bệnh sẽ diễn biến âm thầm, đến khi có biểu hiện rõ thì mức độ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nhóm có triệu chứng điển hình: Đau ngực, khó thở gắng sức, tim đập nhanh bất thường, đau nhức đầu, đau cơ, người mệt mỏi, hụt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ăn uống kém,… là những triệu chứng điển hình khi mắc phải chứng viêm cơ tim. Riêng tình trạng khó thở có thể tăng lên sau 1, 2 ngày, kèm theo đó là hiện tượng đau ngực, đánh trống ngực và đau tức vùng gan.
- Nhóm có triệu chứng nghiêm trọng: Bệnh nhân gặp tình trạng sốc tim, mạch đập nhanh, huyết áp tụt hoặc không đo được, da tái lại. Nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện triệu chứng suy tim, bệnh nhân không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. (2)
Điểm danh những nguyên nhân gây viêm cơ tim
Viêm cơ tim có thể xảy ra đồng thời với các bệnh cơ tim khác hoặc nó có thể là biến chứng trong diễn biến lâm sàng của bệnh lý khác. Vậy đâu là “thủ phạm” gây ra bệnh viêm cơ tim?
1. Viêm cơ tim do virus
Một số loại cúm thông thường có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại virus viêm gan B, C, virus herpes, tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc Rubella cũng có thể gây viêm cơ tim.
2. Viêm cơ tim do vi khuẩn
- Một số vi khuẩn được cho là nguyên nhân viêm cơ tim như: Tụ cầu (staphylococcus), liên cầu (streptococcus), trực khuẩn gây bệnh bạch hầu; do ký sinh trùng như Trypanosoma cruzi và toxoplasma, một số loài truyền qua côn trùng và có thể gây ra bệnh “Chagas”…
- Viêm cơ tim do nấm: Đối với những người có hệ miễn dịch kém, sẽ dễ nhiễm phải một số loại nấm được cho là có liên quan đến bệnh viêm cơ tim như: Nấm Candida; aspergillus và một số loại nấm được tìm thấy trong phân chim như Histoplasma,…
Ngoài ra, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác, có thể xảy ra tình trạng phản ứng dị ứng thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như viêm cơ tim. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này như: thuốc được sử dụng để điều trị ung thư; thuốc kháng sinh (như thuốc penicillin và sulfonamid); một số loại thuốc chống động kinh và một số chất cấm như cocaine.
Nguy cơ bị viêm cơ tim tăng cao hơn đối với những người sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều loại hóa chất.
Ở nhóm nguyên nhân tự miễn, chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mô cơ tim lành chứ không phải vi khuẩn.
Phân loại viêm cơ tim
1. Viêm cơ tim cấp tính
Đây là tình trạng bệnh viêm cơ tim mới khởi phát do nhiễm virus gây ra. Viêm cơ tim cấp tính thường gặp và có thể phát triển một cách đột ngột. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu, chưa đủ khả năng chống lại virus gây bệnh. Các triệu chứng điển hình của viêm cơ tim cấp tính như:
- Đau ngực trái;
- Tim đập nhanh bất thường;
- Thở nhanh, thở dốc, khó thở;
- Có thể sốt hoặc không;
- Da và môi tím tái;
- Người đau nhức,… (3)
2. Viêm cơ tim tiến triển nhanh
Nếu các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, mỏi cơ và bắt đầu khó thở, đau tức vùng ngực có dấu hiệu gia tăng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Nhất là khi có biểu hiện khó thở nhiều và đau tức ngực dữ dội. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm cơ tim tiến triển nhanh. Tình trạng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng với nhiều biển hiện, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
3. Viêm cơ tim tế bào khổng lồ
Dạng viêm cơ tim tế bào khổng lồ hiếm gặp với diễn biến tối cấp. Nguyên nhân gây bệnh thường không được xác định rõ nhưng có thể bao gồm cơ chế tự miễn. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốc rối loạn nhịp thất kháng trị hoặc nghẽn dẫn truyền tim hoàn toàn. Viêm cơ tim tế bào khổng lồ có tiên lượng xấu. Do đó, cần được loại trừ sớm, nhất là ở bệnh nhân khỏe mạnh bị suy tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp kháng trị. Áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch kịp thời có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống đáng kể.
4. Viêm cơ tim mạn tính
Điều trị viêm cơ tim trong thời gian dài, không có dấu hiệu cải thiện, không khỏi sau vài tháng, hoặc bệnh quay trở lại sau khi đã điều trị có thể chuyển sang mãn tính. Nguyên nhân là do tình trạng viêm trở nên phổ biến hơn, điển hình như rối loạn tự miễn dịch.
Viêm cơ tim có nguy hiểm không?
Khi cơ tim bị viêm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống điện tim của bạn. Nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Suy tim: Viêm cơ tim là căn bệnh có thể nhanh chóng làm tổn thương cơ tim, dẫn đến suy tim, khiến khả năng bơm máu của tim bị giảm.
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Đây là triệu chứng điển hình của chứng viêm cơ tim. Nhịp tim nhanh bất thường, bị rối loạn khiến người bệnh bị khó thở, hụt hơi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Đột tử: Bệnh viêm cơ tim ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong. Thống kê cho thấy viêm cơ tim chiếm đến 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ tuổi.
>> Xem thêm: Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không? 6 Biến chứng thường gặp
Phương pháp chẩn đoán viêm cơ tim
Viêm cơ tim có thể khó chẩn đoán do các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu. Do đó, ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét, kỹ lưỡng về tiền sử bệnh và thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể đưa ra kết quả chính xác:
- Điện tâm đồ;
- Siêu âm tim;
- Chụp X-quang tim phổi;
- Xét nghiệm nồng độ men tim và kháng thể kháng virus;
- Sinh thiết cơ tim,…
Những xét nghiệm này rất phổ biến, không mất nhiều thời gian và đa số người bệnh không cảm thấy đau hay khó chịu khi thực hiện. Các xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng từ tim, chụp mạch vành có thể được thực hiện để giúp loại trừ các nguyên nhân tim thông thường khác.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị viêm cơ tim sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Phương pháp điều trị viêm cơ tim phổ biến hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng. Các cách điều trị triệu chứng chủ yếu là tăng cường co bóp cơ tim, chống loạn nhịp tim và chống sốc,…
Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn dựa vào triệu chứng, loại viêm cơ tim và mức độ nghiêm trọng của nó như Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)/thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, Corticosteroid,… Bệnh nhân đã có tình trạng suy tim có thể sử dụng digoxin và thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp rối loạn chức năng tim, bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng cách dùng thuốc tăng co bóp trong giai đoạn cấp tính.
Nếu bệnh ở mức độ nặng, tim không thể đáp ứng với những liệu pháp thông thường và khó có thể hoạt động bình thường trở lại, các bác sĩ sẽ lựa chọn liệp pháp tuần hoàn ngoài cơ thể. Đây là phương pháp hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy bên ngoài cơ thể (ECMO) hoặc phương pháp ghép tim cho những bệnh nhân chưa thể cải thiện chức năng tim. (4)
Cách chăm sóc đối với người bị viêm cơ tim
Song song với việc điều trị bằng thuốc hoặc những liệu pháp được bác sĩ chỉ định thì người nhà của bệnh nhân viêm cơ tim nên có một số lưu ý trong cách chăm sóc người bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên nhiều rau của, trái cây cho người bệnh;
- Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là nên uống nước ấm để giữ nước;
- Sử dụng thêm gối khi nằm ngủ sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn;
- Chọn quần áo nhẹ, thoải mái;
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, giúp người bệnh hạn chế tối đa với việc tiếp xúc các hóa chất độc hại.
Điều trị viêm cơ tim tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh
Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh là một trong những trung tâm chuyên khoa tim mạch uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ châu Âu, châu Mỹ như hệ thống chụp và can thiệp mạch cánh tay robot, máy chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy chụp MRI công nghệ ma trận sinh học toàn phần, siêu âm tim đa chức năng công nghệ AI, máy xét nghiệm thế hệ mới, máy đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo… giúp việc chẩn đoán bệnh đạt kết quả chính xác nhất.
Trung tâm Tim mạch Hệ thống BVĐK Tâm Anh tự hào khi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Ước, ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên, BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, TS.BS Trần Vũ Minh Thư, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều… cùng các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt huyết và tận tâm vì sức khỏe của người bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa chứng viêm cơ tim?
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh viêm cơ tim. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cách đơn giản nhưng hiệu quả trong việc tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, nhất là người đang bị cúm hoặc nhiễm virus cho đến khi người đó bình phục. Đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý mạn tính cần phải hết sức lưu ý.
- Hạn chế tối đa những chất kích thích có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như rượu, bia, thuốc lá,…
- Phòng tránh những hành vi có nguy cơ cao gây nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV như quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm,…
- Tiêm các vaccine phòng bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi có những triệu chứng bất thường của bệnh viêm cơ tim như khó thở, tim đập nhanh, đau cơ,… nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm.
Các câu hỏi thường gặp
1. Viêm cơ tim có tự khỏi không?
Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi được không? Thông thường đối với các trường hợp viêm cơ tim nhẹ có thể tự khỏi, hoặc bệnh nhân dùng thuốc trong vài tháng đã có thể hồi phục hoàn toàn. Nhiều trường hợp viêm cơ tim tái phát khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, tim có thể bị tổn thương vĩnh viễn và người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Nếu bệnh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa.
2. Viêm cơ tim có lây không?
Viêm cơ tim không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây lan trong cộng đồng. Các thông tin về loại virus nguy hiểm gây viêm cơ tim, lây lan thành dịch là không có căn cứ.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch với các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trong nhiều trường hợp, viêm cơ tim có thể diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi nhận thấy điều bất thường nào của cơ thể hoặc nghi ngờ triệu chứng của bệnh viêm cơ tim, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh ép Tim
-
Chèn ép Tim Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Hội Chứng Chèn ép Tim: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bệnh ép Tim - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Chèn ép Tim - Hello Bacsi
-
Chèn ép Tim - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hồi Sinh Tim Phổi (CPR) ở Người Lớn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Suy Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
9 Biện Pháp Hỗ Trợ Tại Nhà Vô Cùng Cần Thiết Cho Người Bị Khó Thở
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn F0 điều Trị Tại Nhà - Báo Chính Phủ
-
Hướng Dẫn điều Trị F0 Tại Nhà
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Mắc Bệnh Tim Mạch
-
Cần Làm Gì Khi Có Dấu Hiệu Bị ép Tim? - VOH
-
Hậu COVID-19 Với Tim Mạch - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Xử Trí Tim đập Nhanh Tại Nhà | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương